Tin nóng ⇢

JP Morgan hợp tác với UBS để phát triển chiến lược tiền điện tử

Các công ty tổ chức đang ngày càng gia tăng sự quan tâm của mình đến tiền điện tử. JP Morgan là một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới có thái độ tích cực với lĩnh vực này. Ngân hàng khổng lồ này đang chuẩn bị phát triển các chiến lược tiền điện tử hợp tác với UBS.

JP Morgan và UBS hiện đang tiến hành thẩm định về các quỹ tương hỗ (mutual fund) tiền điện tử. Thông tin dựa theo The Street đưa tin vào ngày 14 tháng 7. 

Động thái lớn này sẽ là một dấu hiệu cho thấy Phố Wall đang tham gia sâu hơn vào ngành công nghiệp tiền điện tử. Tuy nhiên, diễn biến này không nằm ngoài dự đoán.

Vào tháng 5, nhà cung cấp dịch vụ tài chính có trụ sở tại Hoa Kỳ, Wells Fargo đã thông báo. Chi nhánh đầu tư của họ sẽ tạo ra một chiến lược giúp cho những khách hàng của mình dễ dàng đầu tư vào tiền điện tử hơn.

Do đó, những ngân hàng lớn khác như JP Morgan cũng đang đi theo con đường tương tự.

Việc ra mắt các chiến lược tiền điện tử sẽ diễn ra thông qua quỹ FOF. Quỹ FOFs là một quỹ được góp vốn chung chuyên đầu tư vào các quỹ khác. Thường là quỹ tương hỗ và quỹ phòng hộ, thay vì cổ phiếu, trái phiếu hoặc các tài sản khác. 

Ưu điểm chính của công cụ đầu tư này là khả năng đa dạng hóa rộng rãi mà không gặp quá nhiều rủi ro.

Những lời giải thích bị xung đột

Vào tháng 4, JP Morgan được báo cáo là đã tung ra một quỹ Bitcoin vào mùa hè này. Đa phần là vì phục vụ nhu cầu của khách hàng. 

Ngân hàng lớn nhất của Thụy Sĩ, UBS, cũng bắt đầu tham chiến. Họ đang khám phá các cách cung cấp tiền điện tử cho các khách hàng giàu có của mình vào tháng Năm.

Tuy nhiên, những động thái được đồn đại xung quanh tiền điện tử. Chúng lại bị mâu thuẫn với một lưu ý gần đây do nhóm quản lý tài sản của ngân hàng phát hành. 

Họ kêu gọi các nhà đầu tư tránh xa thị trường tiền điện tử do một hạn chế quy định không thể tránh khỏi:

“Các nhà quản lý đã chỉ ra rằng họ có thể làm sụp đổ thị trường tiền điện tử. Do đó, chúng tôi khuyên các nhà đầu tư nên tìm hiểu rõ ràng. Bên cạnh đó họ nên xây dựng danh mục đầu tư xung quanh các tài sản ít rủi ro hơn”.

Sau vài tuần diễn ra sự cố điều chỉnh lớn, Phố Wall nhìn chung đang có thái độ hoài nghi về tiền điện tử. 

CEO của BlackRock, Larry Fink, đã đề cập với CNBC về vấn đề này vào đầu ngày hôm nay. Ông cho rằng có “rất ít” nhu cầu về tiền điện tử trong số các khách hàng của mình.

Brazil chấp thuận ETF tiền điện tử

Khi các ngân hàng Mỹ cạnh tranh với nhau để gia nhập lĩnh vực này. Brazil cũng đang đặt mục tiêu trở thành một trong những quốc gia hoạt động có tốc độ hàng đầu.

Trong khi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) vẫn chưa chấp thuận sản phẩm Bitcoin ETF. Tại quốc gia Mỹ Latinh Brazil, ETF Ethereum đã được chấp thuận .

Ủy ban Chứng khoán Brazil (CVM) đã cho phép niêm yết Ethereum ETF đầu tiên ở khu vực Mỹ Latinh. Ethereum ETF sẽ được giao dịch dưới mã QETH11. Nó sẽ được niêm yết trên sàn giao dịch B3 của Brazil (Brasil Bolsa Balcão).

Brazil Bitcoin ETF

Theo quan điểm của nhà quản lý tài sản áp dụng cho các sản phẩm ETF. Sự ra mắt của quỹ sẽ làm tăng tính đa dạng của thị trường. 

Do đó, nó cho phép các nhà đầu tư dễ dàng thực hiện các khoản đầu tư Ethereum của họ. Chúng hoạt động theo tôn chỉ “đơn giản, an toàn và được quản lý”.

Cơ quan Quản lý tài sản QR sẽ quản lý Ethereum ETF. Do đó, công ty sẽ có cơ hội hưởng lợi từ “quyền giám sát doanh nghiệp an toàn” của Gemini

Gemini là một nhà cung cấp dịch vụ lưu ký và trao đổi tiền điện tử của Hoa Kỳ. Trước đây Gemini đã cố gắng nhưng không thuyết phục được SEC Hoa Kỳ chấp thuận đơn đăng ký Bitcoin ETF.

Bằng việc chấp thuận hai ETF, đầu tiên là Bitcoin (BTC) và bây giờ là Ethereum (ETH). Brazil đang cho thấy họ vẫn sẽ tiếp tục hỗ trợ cho các loại tiền điện tử. Đồng thời cũng sẽ cải thiện, làm tăng tính rõ ràng trong môi trường pháp lý của nước này. 

Tại Mỹ, cơ quan chứng khoán SEC đã trì hoãn hoặc từ chối giải quyết các vẫn đề về hồ sơ ETF. Bởi họ còn đang còn nhiều lo ngại liên quan đến việc thao túng giá trên thị trường tiền điện tử.

Theo BeInCrypto

Có thể bạn quan tâm

Mục lục