Trong thời đại giao dịch điện tử ngày càng phổ biến như hiện nay, vấn đề bảo mật thông tin càng được xem trọng. Vì vậy, chữ ký số ra đời nhằm xác thực các thông tin gốc, tránh nguy cơ bị làm giả dữ liệu trong quá trình gửi và nhận thông tin trên Internet.
Chữ ký số là gì?
Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử, là cách thức thay thế cho chữ ký truyền thống với bút và giấy. Đây là thông tin được mã hóa bởi người gửi nhằm bảo mật nội dung dữ liệu và chỉ cấp quyền truy cập cho người nhận với mã khóa công khai (public key).
Đặc điểm của chữ ký điện tử
Khả năng bảo mật cao
Với 2 lớp mã khóa: mã khóa bí mật (private key), chỉ người sở hữu mới được biết và mã khóa công khai (public key), chỉ cung cấp cho những người được quyền truy cập, chữ ký số giúp bảo mật thông tin tuyệt đối, hacker khó lòng có cơ hội ăn cắp được thông tin.
Tính xác thực rõ ràng
Các cá nhân hay doanh nghiệp sử dụng chữ ký số, thông tin của họ được lưu trữ một cách chi tiết, đầy đủ. Khi xảy ra tranh chấp liên quan đến văn bản được ký nhận, cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào thông tin của đơn vị sử dụng chữ ký điện tử để làm rõ.
Chữ ký số dùng để làm gì?
Chữ ký số được sử dụng để ký hợp đồng với đối tác, có giá trị tương đương với chữ ký tay và con dấu. Bạn cũng có thể sử dụng chữ ký điện tử để làm các thủ tục hành chính, kê khai nộp thuế trực tuyến, đóng bảo hiểm xã hội, khai báo với cơ quan hải quan thông qua Internet mà không cần phải đến tận nơi kê khai, đóng dấu.
Tiết kiệm thời gian
Chữ ký số hỗ trợ doanh nghiệp và các đối tác ký hợp đồng nhanh chóng, an toàn. Các doanh nghiệp không cần mất thời gian gặp mặt mà vẫn có thể ký kết hợp đồng và làm việc cùng nhau.
Với các giao dịch điện tử khác như kê khai nộp thuế, làm việc với cơ quan hành chính,… bạn chỉ cần ngồi tại nhà với máy tính kết nối Internet là có thể hoàn tất các công việc này.
Tiết kiệm chi phí
Sử dụng chữ ký số đồng nghĩa với việc các chi phí cho việc in ấn giấy tờ, tài liệu, lưu trữ hồ sơ,… được giảm thiểu rõ rệt. Doanh nghiệp có thể tận dụng chi phí đó để sử dụng vào các mục đích khác có ý nghĩa hơn.
Tăng tính bảo mật
Việc lưu hành các thông tin mật trên mạng sẽ dễ gặp rủi ro như bị ăn cắp thông tin, bị làm giả thông tin. Với các mã khóa bảo vệ, chữ ký số giúp làm giảm những nguy cơ trên, giúp doanh nghiệp yên tâm làm việc.
Nâng cao hiệu suất công việc
Với việc sử dụng chữ ký số, sẽ không còn những giấy tờ, công văn tồn đọng cần sắp xếp thời gian để giải quyết. Hơn nữa, việc quản lý và theo dõi giấy tờ cũng đơn giản hơn rất nhiều, giúp nâng cao hiệu suất công việc.
Bảo vệ môi trường
Chữ ký số là bước khởi đầu cho hành trình nỗ lực giảm thiểu rác thải, giảm tần suất sử dụng giấy, góp phần bảo vệ môi trường.
Nên mua chữ ký số ở đâu?
Hiện nay, có rất nhiều đơn vị cung cấp phần mềm chữ ký số uy tín như Viettel, VNPT, BKAV, Misa, FPT,… Các nhà cung cấp này đã được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật.
Để lựa chọn ra đơn vị phù hợp nhất, bạn cần cân nhắc dựa vào 2 yếu tố chi phí và dịch vụ hỗ trợ.
Chi phí
Bạn không nên lựa chọn một nhà cung cấp chỉ vì giá rẻ so với các nơi khác. Bạn cần xem xét kỹ lưỡng và trao đổi với họ về phí cài đặt, hỗ trợ, phí VAT đã bao gồm trong giá bán đó chưa để đưa ra lựa chọn cuối cùng.
Dịch vụ hỗ trợ
Doanh nghiệp cần đảm bảo đơn vị cung cấp chữ ký số hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp khi có vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng. Nếu không được hỗ trợ tốt, tiến độ công việc của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.
Có thể nói, đứng đầu trong danh sách các nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số là Viettel. Với tiêu chí “Uy tín – An toàn – Chất lượng”, Viettel luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ khách hàng để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất. Viettel áp dụng các công nghệ đạt chuẩn quốc tế về bảo mật, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các giao dịch điện tử như: kê khai thuế, hải quan điện tử, hóa đơn điện tử, bảo hiểm xã hội điện tử,…
Bảng giá dịch vụ chữ ký số của Viettel được chia thành 2 loại dựa theo nhu cầu sử dụng của khách hàng với tư cách là cá nhân hay tổ chức.
Với gói cá nhân, Viettel chia thành 3 gói: 1 năm, 2 năm, và 3 năm với mức giá hòa mạng mới dao động từ khoảng 1 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng, mức giá gia hạn từ khoảng 500 nghìn đồng đến 1,2 triệu đồng.
Với gói tổ chức, Viettel cũng chia thành 3 gói: 1 năm, 2 năm, 3 năm. Mức giá hòa mạng mới dao động từ khoảng 1,8 triệu đồng đến 3,1 triệu đồng, mức giá gia hạn từ khoảng 1,2 triệu đồng đến 2,9 triệu đồng.
Ngoài ra còn một số đơn vị cung cấp dịch vụ chữ ký số uy tín khác như VNPT, BKAV,…
Viettel là nhà cung cấp đầu tiên triển khai giải pháp chữ ký số trên điện thoại. Chỉ cần điện thoại hoặc máy tính bảng có gắn SIM CA, người dùng có thể xác nhận và sử dụng. Việc triển khai dịch vụ chữ ký điện tử trên điện thoại có nhiều điểm ưu việt hơn: không cần máy tính có cổng USB và kết nối Internet, chi phí đầu tư thấp, tương thích với mọi dòng điện thoại, máy tính bảng.
Với những thông tin cơ bản về chữ ký số, chắc hẳn bạn đã nắm được lợi ích của chữ ký điện tử đối với cá nhân và doanh nghiệp. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, đầu tư cho chữ ký điện tử là một quyết định đúng đắn để xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững.
Nguồn: magenest.com