Tin nóng ⇢

Càng nhiều các doanh nghiệp tài chính truyền thống lập các nhóm chuyên nghiên cứu về tiền điện tử

Khi ngày càng nhiều những gã khổng lồ trong lĩnh vực tài chính thành lập các nhóm nghiên cứu tiền điện tử, các chuyên gia nhận thấy xu hướng này sẽ tiếp tục nhận được sức hút trong tương lai.

Bất chấp sự biến động tài chính đã nhấn chìm bối cảnh kinh tế toàn cầu trong suốt hơn tháng qua, dường như không có gì ngăn cản được sự phát triển của thị trường tiền điện tử, đặc biệt là lĩnh vực Non-fungible token (NFT). Sự tăng trưởng này được đánh dấu bởi thực tế là tổng vốn hóa thị trường của tiền điện tử đã tăng từ khoảng $800 tỷ đô la lên $1.8 nghìn tỷ đô la kể từ đầu năm 2021.

Hơn nữa, một báo cáo từ NonFungible.com được công bố vào cuối tháng trước tiết lộ rằng doanh số bán hàng liên quan đến thị trường NFT tăng vọt lên mức cao nhất mọi thời đại là $17,6 tỷ đô la trong năm 2021, tăng 21.000% so với năm 2020.

Báo cáo cũng gợi ý rằng các cá nhân đầu tư vào thị trường NFT đã kiếm được lợi nhuận khổng lồ trị giá $5.4 tỷ đô la tổng số vào năm ngoái. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi một danh sách ngày càng tăng các doanh nghiệp chính thống đã tiếp tục tìm cách tham gia vào phạm vị tiền điện tử.

Các công ty chính thống khám phá công nghệ tiền điện tử

Vào ngày 2 tháng 3, Nomura Holdings – một trong những công ty tài chính lớn nhất Nhật Bản, với khoảng ¥70 nghìn tỷ yên ($593 tỷ đô la) tài sản đang được quản lý – đã thông báo rằng họ sẽ ra mắt một nhánh mới liên quan đến tài sản kỹ thuật số để tìm kiếm các cơ hội từ thị trường tiền điện tử, đặc biệt là NFT, và để giúp khách hàng của họ tăng khả năng tiếp cận và sử dụng tiền tệ kỹ thuật số cũng như các dịch vụ liên quan khác. Công ty – chuyên giao dịch trong thị trường bán lẻ, bán buôn và đầu tư – tuyên bố sẽ tái cấu trúc công ty Future Innovation của họ và bắt đầu cập nhật vận hành vào tháng Tư.

Một số công ty lớn cũng đã có những động thái tương tự trong những tháng gần đây, bao gồm gã khổng lồ thương mại điện tử Rakuten, đã công bố ra mắt nền tảng giao dịch NFT của riêng mình, có tên là Rakuten NFT. Tập đoàn tài chính lớn nhất Nhật Bản, Mitsubishi UFJ Financial Group, cũng tiết lộ rằng họ sẽ hủy bỏ dự án thanh toán blockchain của mình để tập trung vào thị trường stablecoin đang phát triển.


Trụ sở chính của Ngân hàng Tokyo–Mitsubishi UFJ tại Chiyoda-ku, Tokyo (Nguồn: Kakidai)

Các nhánh thực thể tiền điện tử chuyên môn hóa đang nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn

Christopher Temme, giám đốc tài chính của sàn giao dịch tiền điện tử bitFlyer Hoa Kỳ, đã nói chuyện với Cointelegraph về việc liệu xu hướng các công ty chính thống tạo ra các phòng ban tiền điện tử chuyên biệt có tiếp tục trong tương lai hay không.

Theo quan điểm của ông, các công ty tạo ra các đơn vị kinh doanh tập trung vào tài sản kỹ thuật số như Nomura không có gì ngạc nhiên, vì khách hàng của hầu hết các tập đoàn đa quốc gia đang thúc đẩy cách tiếp cận này, ông nói thêm:

“Điều thú vị hơn là Nomura đang tìm hiểu một cách cụ thể NFT. Sự phát triển nhanh chóng và sự chấp nhận của họ đối với collectibles (sưu tầm) hay creative (sáng tạo) đã là nền tảng thử nghiệm hoàn hảo để củng cố công nghệ nhằm chuẩn bị cho quyền sở hữu kỹ thuật số đối với tài sản ‘thực’ và kết quả là các cộng đồng sẽ dần được hình thành.”

Temme cũng lưu ý rằng trong khi các tổ chức tài chính Nhật Bản có truyền thống khá thận trọng trong triển vọng tài chính của họ, thực tế là Nomura đang tìm hiểu lĩnh vực tiền điện tử thông qua một bộ phận chuyên biệt đóng vai trò là một chỉ báo mạnh mẽ về những gì sắp xảy ra trong tương lai gần.

Tương tự, Takaaki Kato, người đứng đầu bộ phận kinh doanh và bán hàng toàn cầu tại bitFlyer, nói với Cointelegraph rằng, theo nguyên tắc chung, các công ty chính thống có xu hướng tuân theo tâm lý bầy đàn – có nghĩa là khi một người chơi chính tạo ra một bộ phận trong công ty để tìm hiểu tiền điện tử, thì đó chỉ là vấn đề thời gian trước khi những người khác làm theo.

Ý kiến của Temme và Kato cũng được lặp lại bởi Jimmy Yin, người sáng lập iZUMi Finance – một nền tảng cung cấp dịch vụ thanh khoản – người đã nói với Cointelegraph rằng việc tạo ra các nhánh về tiền điện tử chuyên biệt mà có thể sẽ trở thành một chuẩn mực khi chúng ta tiến vào một tương lai ngày càng phi tập trung. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng có một số điều mà các công ty cần cân nhắc trước khi thực thi các bước quan trọng theo hướng đi này:

“Chúng ta có thể thấy sự tăng trưởng lớn về NFT và người dùng tài sản tiền điện tử nói chung trong năm qua. Điều đó nói rằng, nhiều yếu tố, bao gồm cả hợp pháp hóa, phải được xem xét, đặc biệt là khi nói đến quảng cáo cho người dân đại chúng. Với tình trạng hỗn loạn địa chính trị hiện tại đang diễn ra, tiền điện tử được coi là một thách thức đối với những gì được coi là ổn định.”

Theo quan điểm của Yin, xu hướng sẽ đạt được động lực nếu sự chấp nhận của xã hội đối với tiền điện tử tiếp tục phát triển, đặc biệt là một công nghệ toàn diện cho phép mang lại vô số lợi ích – không chỉ là một công cụ thanh toán. Ông nói: “Liệu tiền điện tử có được chấp nhận như một chuẩn mực xã hội hay không không phụ thuộc vào những người gã khổng lồ làm kinh tế này mà là lợi ích chung của công dân.

Những con số không biết nói dối

Vào giữa năm 2021, Bank of America đã thành lập một nhóm chuyên biệt tập trung vào chiến lược tài sản kỹ thuật số và tiền điện tử, với lý do nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng và các yếu tố liên quan khác cho động thái này. Trong một bài nghiên cứu được công ty phát hành vào cuối năm đó, các nhà phân tích đã lưu ý rằng thị trường tài sản kỹ thuật số đã trở nên quá lớn để bất kỳ công ty nào hướng tới tương lai có thể bỏ qua, với tiền điện tử đã đạt mức vốn hóa thị trường $2,000 tỷ đô la vào năm 2021 – và có hơn 200 triệu người dùng.

Các nhà nghiên cứu lưu ý thêm rằng tài sản kỹ thuật số dựa trên tiền điện tử có thể tạo thành một loại tài sản hoàn toàn mới trong những tháng và năm tới. Không chỉ vậy, họ thừa nhận rằng hệ sinh thái tài sản kỹ thuật số đã mở rộng sang các lĩnh vực không thể tưởng tượng được trong vài năm qua – bao gồm tài chính phi tập trung, stablecoin, tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) và NFT – có nghĩa là ngày càng nhiều người chơi truyền thống buộc phải tham gia cuộc chiến này sớm.

Từ quan điểm thuần túy về con số, các khoản đầu tư vào tài sản kỹ thuật số và blockchain liên quan đến đầu tư mạo hiểm đã đạt hơn $17 tỷ đô la trong quý 1 và quý 2 năm 2021, thấp hơn tổng số $5.5 tỷ đô la của năm trước.

Cuối cùng, khi nhiều công ty bắt đầu nhận ra tiềm năng mà tiền điện tử len lỏi trong nhiều ngành khác nhau – bao gồm tài chính, chuỗi cung ứng, trò chơi và truyền thông xã hội – thì sự ra đời của các nhóm nghiên cứu tiền điện tử chuyên biệt dường như không còn là một khái niệm xa vời nữa. Samiar Tehrani, đồng sáng lập của Ratio Finance – một nền tảng vị thế nợ thế chấp (Collateralized Debt Position – CDP) dựa trên Solana – nói với Cointelegraph rằng tài sản kỹ thuật số hiện diện một cách hữu hình và sẵn sàng cho việc sử dụng, điều này đáp ứng nhiều thách thức mà thế giới tài chính truyền thống phải đối mặt, ông nói thêm:

“Ngay cả sau khi trải qua một số đợt điều chỉnh lớn gần đây, vốn hóa thị trường hiện tại của lĩnh vực tiền điện tử vẫn ở mức $1,800 tỷ đô la, cao hơn GDP của nhiều quốc gia lớn. Điều đó cho ta nhận thức được về độ lớn của lĩnh vực này và giải đáp câu hỏi liệu các công ty có thực sự coi trọng thị trường này hay không. Tôi tin rằng hầu hết các công ty đều đã có những đội nhóm chuyên làm việc ngoài giờ để nghiên cứu lĩnh vực này để không bị bỏ lại phía sau."

Hầu hết các công ty truyền thống nhận thấy rất nhiều giá trị từ tiền điện tử

Giống như Bank of America, nhiều các ông lớn có quyền lực áp đảo trong ngành tài chính khác gần đây cũng đã nhảy vào giai đoạn cuối của thị trường tiền điện tử. Ví dụ, vào cuối năm ngoái, Morgan Stanley đã khởi động một nhóm nghiên cứu tiền điện tử do Sheena Shah, đây là nhà phân tích tài sản kỹ thuật số hàng đầu của công ty, cùng với Adam Wood và James Faucette, lần lượt đứng đầu nhóm nghiên cứu thanh toán và fintech của ngân hàng ở Châu Âu và Hoa Kỳ.

Cũng cần lưu ý rằng Morgan Stanley là một trong những ngân hàng đầu tư lớn đầu tiên chấp nhận hoàn toàn các loại tiền kỹ thuật số, với việc công ty đã tung ra tổng cộng 15 quỹ tương hỗ liên quan đến tiền điện tử cho khách hàng của mình trong 18 tháng qua.

Ngoài ra, State Street, ngân hàng hoạt động liên tục lâu đời thứ hai ở Hoa Kỳ, đã ra mắt một bộ phận tài chính kỹ thuật số chuyên biệt vào tháng 6 năm 2021, lưu ý rằng họ cần tập trung vào các công nghệ trọng tâm trong tương lai như tiền điện tử, blockchain, CBDC và mã hóa để theo kịp bối cảnh tài chính toàn cầu không ngừng phát triển.

Vì vậy, khi thế giới tiếp tục hướng tới việc sử dụng tài sản kỹ thuật số, hiển nhiên rằng ngày càng nhiều công ty sẽ xem xét kỹ lưỡng các dịch vụ khác nhau mà được kết nối với lĩnh vực. Về vấn đề này, dường như nhiều công ty coi việc tạo ra các nhóm chuyên về lĩnh vực tài chính này là cách tốt nhất để làm thực hiện điều đó.
 

Có thể bạn quan tâm

Mục lục