Căng thẳng Mỹ – Trung, chiến tranh Nga – Ukraine, giá năng lượng tăng cao, lạm phát gia tăng, đại dịch COVID-19, các cuộc tấn công mạng là những mối quan ngại tài chính cấp bách nhất.
Khi những người ủng hộ hình thức tài chính truyền thống giữ vững quan điểm bài trừ Bitcoin và các hệ sinh thái tiền điện tử hiện là những rủi ro tài chính thì một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, một trong 12 ngân hàng dự trữ liên bang của Hoa Kỳ, đã tiết lộ 11 yếu tố làm lu mờ rủi ro về tiền điện tử trong năm 2022.
Trong số 14 yếu tố gây rủi ro tài chính, tiền điện tử đã xuống đứng ở vị trí thứ 11 cho thấy sự thay đổi trong suy nghĩ của nhà đầu tư nhờ những nỗ lực không ngừng của các doanh nhân tiền điện tử trong việc giáo dục tư tưởng quần chúng.
Một số lo ngại về rủi ro cấp bách mà những người được hỏi trả lời đều có liên quan đến cuộc tranh giành quyền lực của các nền kinh tế toàn cầu thì những cái tên được đề cập bao gồm căng thẳng Mỹ-Trung, chiến tranh Nga-Ukraine, giá năng lượng tăng cao, lạm phát gia tăng, đại dịch COVID-19 và các cuộc tấn công mạng.
Tuy nhiên, trung ương Hoa Kỳ vẫn duy trì hoạt động chống lại tiền điện tử khi đánh giá rủi ro trong đầu tư tiền điện tử. Trong báo cáo đã chỉ ra rằng các loại tiền điện tử được chọn – bao gồm Bitcoin, Ethereum, Binance Coin, Cardano, Ripple đã giảm 69% giá trị so với đỉnh tháng 11/2021. Báo cáo còn chỉ ra thêm rằng: “Việc đầu cơ và xu hướng chuộng rủi ro dường như là động lực chính của giá tài sản tiền điện tử, vốn đã ghi nhận những biến động lớn trong những năm gần đây.”
Ngân hàng trung ương cũng trích dẫn sự sụp đổ của hệ sinh thái Terra (LUNA) và nhấn mạnh rằng các thực thể tiếp xúc trực tiếp với hệ thống ổn định nội bộ của TerraUSD (UST) đã gặp khó khăn về tài chính, đôi khi dẫn đến phá sản.
Ở phía bán cầu bên kia, Ấn Độ đã tung ra đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) do ngân hàng trung ương tự phát triển trong nước cho phân khúc buôn bán.
Trong khi quốc gia vẫn phản đối ý tưởng lồng ghép tiền điện tử thì dự án thí điểm đã chứng kiến sự tham gia của 9 ngân hàng truyền thống địa phương, bao gồm Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ, Ngân hàng Baroda, Ngân hàng Liên minh Ấn Độ, Ngân hàng HDFC, Ngân hàng ICICI, ngân hàng Kotak Mahindra Bank, ngân hàng Yes Bank, ngân hàng IDFC First Bank và ngân hàng HSBC.
Các báo cáo liên quan cho rằng ngân hàng trung ương của Ấn Độ, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI), có kế hoạch tung ra đồng rupee kỹ thuật số cho phân khúc bán lẻ trong vòng một tháng tại một số địa điểm nhất định.