Cái bắt tay tỷ đô giữa Microsoft và Meta mới diễn ra và trước đó vào tháng 1 năm nay, Microsoft thông báo mua lại nhà phát hành trò chơi nhà phát hành Activision Blizzard với giá 69 tỷ đô la cùng nhiều hoạt động khác. Bảng xếp hạng vốn hóa công ty trên toàn cầu cho thấy Microsoft đang xếp vị trí thứ 2, trong khi Apple xếp vị trứ thứ 4, tại thời điểm viết bài.
Apple đã làm được những gì trong Metaverse?
Tập đoàn sản xuất iPhone và Mac tiếp cận với Metaverse thông qua cả phần cứng và phần mềm. Đến khi nhiều nhà sản xuất như Samsung hay Oculus phát triển kính thực tế ảo (VR) thì Apple tiến thêm một bước là sắp tích hợp NFT vào các ứng dụng.
Kính VR của Apple có giá cao hơn hầu hết các loại trên thị trường, tương tự iPhone mẫu mới ra mắt, Apple không cần quảng cáo nhiều vẫn đầy người xếp hàng chờ mua.
Chúng ta cùng điểm qua những bước tiến của Apple trong thế giới Metaverse.
Kính thực tế ảo
Tham vọng thực tế tăng cường (AR) của Apple đã được giới truyền thông công nghệ theo dõi trong nhiều năm vì nhiều nguồn tin cho thấy họ bắt đầu xây dựng kể từ năm 2015. Apple thiết kế cả kính VR và phát triển công nghệ AR.
Kính VR đầu tiên của Apple có tên “Reality One” hoặc “Reality Pro”, dự kiến ra mắt trong năm 2023, theo thông tin từ Bloomberg. Giá của nó không hề rẻ, dự đoán trên 3.000 USD, trong khi Ming-Chi Kuo, nhà phân tích của Apple, tiết lộ giá bán khoảng 2.000 – 2.500 USD.
Sự cạnh tranh đến từ mức giá của các đối thủ, có thể kể đến như Quest Pro mà Meta mới cho ra mắt vào ngày 11/10 và bắt đầu mở bán vào ngày 25/10. Kính của Meta có lợi thế khi kết nối mượt mà với các ứng dụng của họ, nổi bật là Horizon Worlds. Mặt khác, các chức năng thực tế hỗn hợp có thể được sử dụng để tương tác với màn hình và mô hình kỹ thuật số trong khi vẫn nhìn thấy thế giới thực.
Trở lại với kính của Apple, vi xử lý mạnh mẽ đến từ máy Mac là M2 sẽ được tích hợp, máy quét võng mạc sẽ kích hoạt bảo mật sinh trắc học để đăng nhập, thanh toán và nhiều tiện ích khác, theo TheInformation.
Trò chơi Metaverse
Kính VR và công nghệ AR chỉ đóng vai trò một phần trong Metaverse, trò chơi và ứng dụng mang tầm quan trọng nhất định. Các ứng dụng xuất hiện ngày càng nhiều sẽ tương tác chéo với nhau, tạo ra một trải nghiệm Internet phong phú hơn.
Apple luôn mang bản sắc riêng, họ phát triển hệ điều hành RealityOS, để người dùng luôn nhớ mình đang sử dụng sản phẩm của Apple, tương tự iPhone và nhiều thứ khác. Ông Tim Cook, giám đốc điều hành Apple, không thích từ “Metaverse” và sẽ hạn chế sử dụng nó và thêm lý do là người dùng chưa thực sự hiểu về nó.
Đồng thời, Apple sẽ sớm tích hợp NFT cho các ứng dụng trên App Store, nhưng mức phí có thể lên đến 30%. Điều này gây phản đối mạnh mẽ, chẳng khác nào Apple đang định hướng Internet trong tương lai theo hướng họ có thể kiểm soát.
Đối với Meta, CEO Mark Zuckerberg định nghĩa Metaverse là thế giới mở, tương tác giữa mọi người. Meta sẽ hợp tác với các nhà xây dựng có chung suy nghĩ này. Nhưng liệu sự dễ dãi này có hiệu quả? Chúng ta không thể biết được cách làm truyền thống của Apple có thể tốt hơn thì sao?
Sự thành công của hệ sinh thái khép kín mà Apple đang vận hành mang đến niềm hy vọng cho người dùng. Hàng loạt nhà sản xuất như Fortnite, Epic Games, đang tiến hành các cuộc chiến pháp lý chống lại Apple và Google với hy vọng mở ra hệ sinh thái mở. Ông Tim Sweeney, giám đốc điều hành của Epic Games, tuyên bố không công ty nào có thể sở hữu Metaverse và phát triển công ty theo hướng ít sử dụng Web3.
>> Đọc thêm: Minecraft cấm NFT, không hỗ trợ các giải pháp blockchain
Tổng kết
Apple vẫn đang trong quá trình phát triển cho Metaverse, nhưng họ kín tiếng hơn các đối thủ cạnh tranh. Hệ sinh thái khép kín có thể được Apple áp dụng khi Web3 và Metaverse hình thành, trước mắt là kính thực tế ảo “Reality One” hoặc “Reality Pro” và hệ điều hành RealityOS.
Metaverse gắn liền với vũ trụ mở, nhà phát triển thoải mái sáng tao, người dùng tự do tương tác. Tuy nhiên, nó tạo ra nhiều lỗ hổng cho kẻ xấu trục lợi, bằng chứng rõ nhất khi hàng loạt giao thức DeFi bị tấn công gây thiệt hại hàng tỷ đô la trong những năm qua. Thêm một giả thuyết khác là các nhà phát triển “vô tình” để ứng dụng của mình bị tấn công và “tát nước theo mưa” bỏ túi hàng triệu đô la. Nếu vậy thì tự do hóa có nên được khen ngợi? Hệ sinh thái khép kín của Apple chắc chắn bị phản đối rất nhiều, nhưng chốt lại nó bảo vệ người dùng!