Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ cho biết nhờ vào tính bất biến và minh bạch của sổ cái blockchain cho phép cơ quan này theo dõi các giao dịch của bọn tội phạm dễ dàng hơn tiền Fiat trong một số trường hợp.
Một quan chức hàng đầu từ Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ (USSS) cho biết cơ quan này có thể theo dõi dòng chảy của Bitcoin và các loại tiền điện tử khác theo cách tương tự như địa chỉ email và đã thu giữ hơn 102 triệu đô la tiền điện tử trong 254 trường hợp kể từ năm 2015.
Trợ lý giám đốc điều tra của USSS David Smith nói với CNBC rằng nhờ vào tính minh bạch và bất biến của sổ cái blockchain có nghĩa là các nhà điều tra có thể theo dõi các giao dịch dễ dàng hơn tiền Fiat trong một số trường hợp.
"Blockchain là nó là một sổ cái công khai và mọi người có một chút computing power ( sức mạnh tính toán để nói về việc mine) đều có quyền truy cập vào nó, bao gồm cả thực thi pháp luật", Smith nói.
"Vì vậy, cơ quan mật vụ đã không làm bất cứ điều gì để thay đổi ý nghĩa ban đầu của blockchain. Chúng tôi chỉ sử dụng các cơ chế theo dõi và truy tìm”.
Đặc vụ Smith cho biết hơn 100 triệu đô la tiền điện tử đã bị Cơ quan Mật vụ tịch thu trong các hoạt động quốc tế từ những kẻ lừa đảo trên mạng kể từ năm 2015, với các đặc vụ và nhà phân tích tiến hành điều tra từ Trung tâm Điều tra Toàn cầu (GIOC) tại trụ sở Mật vụ ở Washington D.C.
Tiền điện tử bị thu giữ trong nhiều tình huống khác nhau. Khoảng 1,7 triệu USD Bitcoin đã bị tịch thu trong một vụ án từ tháng 3, trong đó một người đàn ông Estonia đã bị kết án 66 tháng tù vì đã thực hiện ít nhất 13 cuộc tấn công ransomware quốc tế. Một hoạt động khác là rửa tiền quốc tế ở Romania, và một hoạt động khác liên quan đến một đường dây tội phạm mạng nói tiếng Nga một lần nữa liên quan đến ransomware.
Protecting the next generation of currency: Learn how we are combating the illicit use of #crypto. Read more: https://t.co/mXhkdPuaii https://t.co/B03ingyr40
— U.S. Secret Service (@SecretService) April 19, 2022
Smith so sánh việc truy tìm tiền điện tử với việc truy tìm địa chỉ email:
"Khi bạn theo dõi một ví tiền kỹ thuật số, nó không khác gì một địa chỉ email có một số nhận dạng tương ứng. Khi giao dịch xảy ra và đưa lên blockchain, chúng tôi có khả năng theo dõi địa chỉ email hoặc địa chỉ ví đó, nếu bạn muốn bạn cũng có thể theo dõi nó thông qua blockchain".
Smith nói rằng bọn tội phạm thường cố gắng che giấu dấu vết của họ khỏi cơ quan thực thi pháp luật bằng cách thực hiện càng nhiều vụ chuyển nhượng càng tốt, mà ông ví như một mê cung. Bitcoin bị đánh cắp và các loại tiền kỹ thuật số khác thường được chuyển đổi thành stablecoin như một phương tiện để tránh biến động.
"Bởi vì, bạn biết đấy những tên tội phạm, họ cũng là con người. Họ cũng muốn tránh biến động thị trường khi đang nắm giữ một số tiền lớn", ông nói.
Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ là một trong những cơ quan thực thi pháp luật liên bang lâu đời nhất trong cả nước ban đầu được thành lập để bảo vệ cơ sở hạ tầng tài chính của quốc gia. Được thành lập như một chi nhánh của Bộ Tài chính Hoa Kỳ vào năm 1865, mục đích duy nhất của nó vào thời điểm đó là chống lại việc làm giả tiền tệ của Hoa Kỳ.
Ngày nay, cơ quan này thuộc Bộ An ninh Nội địa và thường tiến hành các cuộc điều tra chung với các cơ quan liên bang khác bao gồm Cục Điều tra Liên bang (FBI), Cơ quan An ninh mạng & Cơ quan An ninh hạ tầng (CISA) cũng như các cơ quan quốc tế để đạt được mục tiêu của họ.
Ngày 19/04 vừa qua CISA, FBI và Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã đưa ra cảnh báo về các mối đe dọa mạng do Bắc Triều Tiên tài trợ nhắm vào các công ty blockchain để đáp trả vụ hack Ronin Bridge trị giá 650 triệu đô la.
Vào tháng 2, USSS đã ra mắt một trung tâm nhận thức về tiền điện tử nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về việc bảo mật tài sản kỹ thuật số và giới thiệu công việc của cơ quan trong việc kiểm soát, ngăn chặn việc sử dụng bất hợp pháp tài sản kỹ thuật số.
"Mật vụ: Bảo vệ đồng tiền thế hệ tiếp theo" Nguồn: U.S. Secret Service YouTube
Trên trang web, cơ quan này cho biết các tài sản kỹ thuật số đã ngày càng được sử dụng để tạo điều kiện cho một loạt các tội phạm ngày càng tăng, bao gồm các chương trình gian lận khác nhau và sử dụng ransomware. Tuy nhiên, cơ quan này cũng lưu ý rằng việc sử dụng tiền điện tử vốn không phải là tội phạm.