Những năm gần đây khi giá cổ phiếu, trái phiếu và vàng có dấu hiệu chững lại thì tiền kỹ thuật số lại bùng nổ, nhanh chóng trở thành kênh đầu tư mới. Từ đó danh mục đầu tư của những ông lớn bổ sung thêm Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH) và nhiều đồng coin có vốn hóa lớn theo từng chu kỳ. Liệu tiền kỹ thuật số có sự tương quan gì đối với những loại tài sản khác hay không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau đây của Lily Zhang – Huobi Group CFO.
Tiền kỹ thuật số trở thành "cứu cánh" không chỉ những ông lớn tài chính mà còn đối với thế hệ trẻ đặc biệt là hầu hết người trẻ tuổi. Những tài sản giá trị cao như bất động sản, vàng, cổ phiếu tập đoàn lớn gây trở ngại trong việc đầu tư, bên cạnh sự suy thoái của thị trường tài chính gần đây. Mọi người nhanh chóng tìm ra thị trường màu mỡ dễ tiếp cận hơn, đó chính là tiền kỹ thuật số cách thức hoạt động khác biệt so với các loại tài khoản khác.
Tiền kỹ thuật số xuất hiện giúp người dùng có thêm loại hình đầu tư để đa dạng hoá danh mục đầu tư của mình nhằm giảm thiểu rủi ro. Bitcoin và Ethereum là những tiền điện tử hàng đầu mà các nhà đầu tư mới khi bước vào thị trường sẽ chọn bổ sung vào danh mục đầu tư của mình.
Tuy nhiên, nguyên lý đa dạng hóa này có còn được duy trì dựa trên sự biến động của thị trường kể từ khi đại dịch bùng phát không?
Theo tôi là có, khi đại dịch Covid-19 lan rộng toàn cầu, nhiều cơ sở tạm ngưng hoạt động, mọi người ở nhà sinh ra tâm lý tạo lợi nhuận, hàng loạt từ khóa về kiếm tiền online, làm giàu 4.0,… xuất hiện tràn lan trên mạng. Thu hút nhất đó là đầu tư vào tiền kỹ thuật số. Dòng tiền nhanh chóng đổ vào đây và thị trường nhanh chóng bùng nổ.
Mối tương quan giữa tiền kỹ thuật số và cổ phiếu ngày càng tăng
Trong báo cáo có tiêu đề “Kết nối bí mật: Sự tương quan giữa thị trường tiền kỹ thuật số và cổ phiếu”. IMF nhấn mạnh sự cường điệu này thể hiện rõ nhất tại Hoa Kỳ và các thị trường mới nổi. Trước đại dịch, các tài sản tiền kỹ thuật số phổ biến như BTC và ETH ít có sự tương quan với các chỉ số chứng khoán chính như S&P 500 và MSCI. Tuy nhiên điều đó đã thay đổi dần khi chính sách nới lỏng tiền tệ của các ngân hàng trung ương triển khai vào đầu năm 2020.
IMF nhận định sự biến động của BTC có tác động đến thị trường khác, các chỉ số thị trường mới nổi như S&P 500 và MSCI đã tăng khoảng 12 – 16% kể từ khi COVID-19 bắt đầu, trong khi những tác động từ lợi nhuận tăng khoảng 8 – 10%. Sự ảnh hưởng của stablecoin Tether đến các chỉ số chứng khoán toàn cầu tăng khoảng 4 – 6%. Không những vậy, những biến động của Bitcoin đã ảnh hưởng đáng kể đến thị trường chứng khoán toàn cầu, chiếm khoảng 14 – 18% sự thay đổi giá cổ phiếu và 8 – 10% sự thay đổi trong lợi nhuận vốn chủ sở hữu.
Công ty dịch vụ tài chính của Hoa Kỳ là Morningstar đưa ra nhận định khác về tiền kỹ thuật số:
Tương quan tiền kỹ thuật số tương đối thấp, nhưng hãy cẩn thận với sự biến động.
Theo góc nhìn dài hạn hơn Morningstar đưa ra một quan điểm mới. Mặc dù mối tương quan của tiền kỹ thuật số với các tài sản truyền thống có xu hướng tăng đột biến trong các cuộc khủng hoảng thị trường, nhưng vẫn được kiểm soát ở mức “tương đối thấp” với hầu hết các loại tài sản chính khác. Dữ liệu của họ cho thấy trong khoảng cuối năm 2018, hệ số tương quan của Bitcoin với cổ phiếu, trái phiếu và vàng lần lượt là 0,32, 0,14 và 0,08.
Nhưng có vẻ mối tương quan với chứng khoán nổi bật hơn trong những năm gần đây, không chỉ mỗi Bitcoin, Ethereum mà còn những Atlcoin khác. Morningstar cũng kỳ vọng xu hướng tăng này sẽ tiếp tục điều đó khiến nhà đầu tư tổ chức và cá nhân đón nhận tiền kỹ thuật số.
Bên cạnh đó, công ty cũng đưa ra cảnh báo về sự biến động của tiền kỹ thuật số sẽ ảnh hưởng nhiều đến danh mục đầu tư:
Đa dạng hóa danh mục đầu tư là lý do tiềm năng để thêm tiền kỹ thuật số vào danh mục, nhưng các nhà đầu tư cũng nên xem xét các yếu tố khác như khả năng duy trì nhịp tăng giảm định kỳ, nhanh chóng và bất thường của tiền kỹ thuật số.
Nhà đầu tư nên tập trung vào điều gì?
Cả IMF và Morningstar đều nhấn mạnh về tốc độ phát triển mạnh mẽ của thị trường tiền kỹ thuật số trong những năm qua. Khi tiền kỹ thuật số trở thành một loại tài sản đang dần được chấp nhận trên toàn thế giới, mối tương quan của nó với các loại tài sản khác cũng sẽ thay đổi theo thời gian và theo các chu kỳ thị trường tự nhiên.
Đa dạng hoá danh mục đầu tư là một yếu tố cơ bản trong đầu tư nhưng cần chú ý nhiều hơn đến bức tranh toàn cảnh. Tuỳ theo mục tiêu và mục đích của nhà đầu tư, từ đó xác định mức độ rủi ro mà nhà đầu tư có thể chịu đựng để thêm những loại hình đầu tư khác vào danh mục của mình.
Các nhà đầu tư nên thực hiện nghiên cứu của mình bằng cách theo dõi những chu kỳ tăng trưởng trong thị trường tiền kỹ thuật số, thay vì chạy theo các xu hướng mới nhất một cách mù quáng. Điều này sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra các quyết định sáng suốt và thận trọng hơn phù hợp với mức độ chấp nhận rủi ro và mục tiêu. Đồng thời có danh mục đầu tư đa dạng với mức độ tương quan thấp giữa các tài sản.
Các bạn nghĩ như thế nào về sự phát triển của tiền kỹ thuật số ngày càng có sức ảnh hưởng trong thị trường tài chính? Hãy để lại bình luận chúng ta cùng trao đổi thêm!