Tại sao cần quản lý rủi ro khi giao dịch crypto?
Hầu hết các nhà giao dịch chuyên nghiệp, kể cả trong thị trường tiền mã hóa hay thị trường tài chính truyền thống đều công nhận rằng quản trị rủi ro là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc giao dịch. Tất nhiên, các yếu tố khác như sự kiên nhẫn, thời gian, kinh nghiệm và hiểu biết cũng vô cùng quan trọng. Nhưng nếu không biết cách quản lý rủi ro thì rất có thể tất cả những gì bạn kiếm được sẽ mất hết trong phút chốc.
Quản lý rủi ro không chỉ giúp bạn không bị thua lỗ quá nhiều hoặc cháy tài khoản trong một giao dịch mà nó còn buộc bạn phải suy nghĩ về các giao dịch theo logic toán học, cho phép bạn loại bỏ cảm xúc khỏi giao dịch và suy nghĩ theo xác suất.
Quản lý rủi ro là gì?
Quản lý rủi ro được định nghĩa bằng rất nhiều các khái niệm khác nhau. Nếu bạn tìm hiểu trên mạng Internet, chắc hẳn bạn sẽ nhận được rất nhiều thông tin đi sâu vào các mô hình toán học. Thay vào đó, bạn hãy tập trung vào một khái niệm cốt lõi duy nhất.
Trong thị trường tài chính truyền thống, có nhiều lĩnh vực khác nhau cần xem xét khi tính toán rủi ro. Bởi các tài sản truyền thống (bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, sản xuất…) đều được kết nối và phụ thuộc lẫn nhau. Khi xác định rủi ro của một tài sản, chúng ta thường phải xem xét nhiều loại rủi ro ảnh hưởng đến từng thị trường theo các chuỗi tác động lên nó.
Ví dụ, như khi đầu tư vào nhà ở, bạn không chỉ xem xét cung cầu thị trường mà còn phải tính đến giá các nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển, hậu cần, lãi suất ngân hàng… Từ những yếu tố đó, bạn sẽ xây dựng nên mô hình quản lý rủi ro.
Như chúng ta đã biết, mức độ biến động trong thị trường tiền mã hóa rất lớn. Có những đồng coin/token ghi nhận sự tăng trưởng hoặc giảm sút hàng chục, thậm chí hàng trăm đến hàng nghìn phần trăm trong thời gian rất ngắn.
Ngoài ra, thị trường Crypto giao dịch 24/7. Điều này đồng nghĩa với việc khi trong khi thị trường tài chính truyền thống đóng cửa thì thị trường tiền mã hóa vẫn hoạt động và các lệnh giao dịch của người chơi vẫn đang được thực hiện.
Đây chính là hai điểm khác biệt lớn nhất của thị trường tiền mã hóa. Và cũng chính vì vậy mà quản lý rủi ro càng quan trọng và cần thiết hơn đối với các nhà giao dịch Cryptocurrency.
Quản lý rủi ro khá quan trọng và cần thiết trong giao dịch Crypto
Trong giao dịch tiền mã hóa, rủi ro đề cập đến khả năng mất đi một phần hoặc toàn bộ khoản tiền đã đầu tư. Do đó, quản lý rủi ro là khả năng dự đoán và kiểm soát các tổn thất có thể xảy ra từ một giao dịch không thành công. Vậy đâu là những yếu tố quan trọng cần nắm rõ để quản trị rủi ro hiệu quả.
3 cách quản lý rủi ro khi giao dịch tiền mã hóa
Không để cảm xúc ảnh hưởng đến giao dịch
Cảm xúc cá nhân là kẻ thù số một của những nhà giao dịch trên thị trường tài chính. Bởi khi một quyết định được đưa ra dựa trên yếu tố cảm xúc thì quyết định đó sẽ không thực sự trung thực, khách quan.
Hiểu đơn giản hơn thì khi bạn đã có niềm tin vào thị trường, niềm tin vào dự án và công nghệ thì chắc hẳn bạn sẽ không thể xác định đúng các yếu tố rủi ro trong quyết định đầu tư của mình. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến các trader.
Chẳng hạn, khi có một tin tức xấu được lan truyền thì bạn sẽ hoang mang, lo lắng và nhanh chóng bán các tài sản có liên quan với giá thấp và chấp nhận chịu lỗ. Nhưng những tin tức đó chưa chắc đã là thật. Nó có thể bị tung ra bởi những cá mập trên thị trường hoặc từ một bộ phận nhà đầu tư nào đó. Do vậy, nếu bình tĩnh và suy nghĩ bằng lý trí thì chưa chắc bạn đã bị đánh lừa.
Do vậy, hãy nhanh chóng loại bỏ yếu tố cảm xúc ra khỏi các quyết định giao dịch. Điều này thực sự rất khó khăn bởi đôi lúc chúng ta không xác định được các yếu tố cảm xúc. Nó đã xen lẫn vào tiềm thức và lý trí, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến mọi suy nghĩ. Nhưng, bạn hãy thực sự cố gắng, hoàn toàn trung thực với bản thân và luôn chắc chắn rằng bạn ở đây để kiếm tiền và giao dịch.
Để thực hiện được điều này, bạn cần sở hữu tư duy và lý trí của một trader chuyên nghiệp. Bạn cần loại bỏ các yếu tố như niềm tin vào thị trường, công nghệ, dự án hay cộng đồng các nhà đầu tư khác.
Phương pháp “ít giao dịch, nhiều lợi nhuận”
Một trong những thói quen khó hình thành nhất đối với các trader đó là không thực hiện các giao dịch. Đơn giản, bạn có thể quan sát những nhà giao dịch trên thị trường chứng khoán truyền thống, họ luôn quan sát sự biến động liên tục của bảng giá và thực hiện hàng chục giao dịch mỗi ngày. Trong khi đó, họ không có đủ thời gian để phân tích các giao dịch đó. Nguy hiểm hơn, họ sẽ cảm thấy thiếu thốn và bứt rứt khi không được thực hiện các giao dịch.
Áp dụng chiến lược “ít giao dịch, nhiều lợi nhuận”
Theo như họ chia sẻ, trading thực sự có sức hút và sự cám dỗ không thưởng, đặc biệt là trong thị trường có sự biến động mạnh như thị trường tiền mã hóa. Bởi họ sẽ có nhiều cơ hội kiếm tiền hơn. Họ thực hiện liên tục các giao dịch ngay khi phát hiện một xu hướng ngắn hạn nào đó. Tuy nhiên, điều này không xảy ra ở những nhà giao dịch chuyên nghiệp. Họ cho rằng việc thực hiện nhiều giao dịch sẽ tốn nhiều chi phí, xác suất thành công không cao. Từ đó ảnh hưởng đến chính lợi nhuận cuối cùng.
Do vậy, họ cho rằng, thực hiện ít giao dịch có thể mang đến nhiều lợi nhuận hơn. Bởi:
- Thị trường có xu hướng di chuyển nhanh chóng và hiếm khi trở lại trạng thái ban đầu. Vậy nên, bạn cần có một lệnh vào sớm nhất có thể. Nếu bạn vào lệnh muộn, bạn sẽ phải chịu thêm nhiều rủi ro với tiềm năng lợi nhuận thấp hơn.
- Thị trường biến động không rõ ràng là nguyên nhân khiến các nhà giao dịch thiếu kinh nghiệm mất nhiều tiền trước khi xu hướng thực sự xuất hiện.
- Thực hiện các giao dịch có tỷ lệ R:R (Risk – Reward Ratio) & Win-rate thấp có nghĩa là bạn cần có tỷ lệ chiến thắng cao hơn để có lợi nhuận tốt hơn về lâu dài.
Bảng tỷ lệ R:R
Như bạn có thể thấy ở trên, ngay cả khi bạn thực hiện nhiều giao dịch hơn nhưng với tỷ lệ R:R là 1:1 thì rõ ràng bạn cần chiến thắng đến 60% trong tổng số lệnh. Thay vào đó, nếu bạn thực hiện ít giao dịch hơn nhưng tỷ lệ R:R cao hơn thì bất chấp tỷ lệ chiến thắng trong các lệnh thấp hơn, bạn vẫn có được lợi nhuận.
Nắm vững chiến lược R:R trong giao dịch
Khi thực hiện các giao dịch, một trong những khái niệm cơ bản nhất cần được xem xét đó là tỷ lệ rủi ro so với phần thưởng, hay còn được viết tắt là R:R (Risk – Reward Ratio). Khái niệm này rất đơn giản, bạn mạo hiểm mất bao nhiêu so với mức bạn có thể đạt được.
Nếu bạn tham gia giao dịch Bitcoin (BTC) với mức cắt lỗ thấp hơn 1% so với điểm vào lệnh và mức chốt lời 3% so với điểm vào lệnh thì tỷ lệ R:R của bạn lúc này là 3:1. Tuy nhiên, nếu bạn liên tục thực hiện các giao dịch với tỷ lệ R:R là 3:1 nhưng bị chạm đến điểm stoploss 80% thời gian thì bạn vẫn đang thua lỗ. Mặt khác, nếu bạn liên tục thực hiện các giao dịch với tỷ lệ R:R là 1:1 và chỉ chạm điểm dừng lỗ 40% thời gian thì bạn vẫn đang kiếm được lợi nhuận.
Do vậy, việc tìm kiếm một số ý tưởng phù hợp với phong cách giao dịch của bạn là rất quan trọng. Nếu bạn đang thực hiện các giao dịch swing tốn thời gian thì có thể bạn nên chuyển sang tìm kiếm các giao dịch với tỷ lệ R:R cao. Chiến lược này sẽ giao dịch trong khung thời gian dài hơn, bạn sẽ giao dịch ít hơn nhưng bạn cần tìm đúng những lệnh có tỷ lệ R:R cao hơn.
Kết luận
Quản lý rủi ro trong giao dịch tiền mã hóa có vai trò rất quan trọng. Vì việc này không những giúp nhà đầu tư bảo toàn nguồn vốn, tránh tình trạng cháy tài khoản mà còn giúp họ tìm kiếm những cơ hội đầu tư với lợi nhuận tiềm năng cao hơn.
Do vậy, để trở thành một nhà giao dịch chuyên nghiệp, bạn nên tìm hiểu sâu hơn về quản lý rủi ro cũng như tích lũy các kinh nghiệm cần thiết trong mỗi lần thực hiện giao dịch. Chúc bạn giao dịch thành công!
Nguồn: remitano.com