Nếu bạn là một GenZ ưa thích công nghệ mới và đang tìm hướng cho startup đầu tiên của mình trong bối cảnh chỉ có thể “làm việc online”. Thì có thể cân nhắc một vài ý tưởng startup với NFT sau đây.
Lợi thế khi bắt lấy xu hướng NFTs
Có lẽ bài viết này sẽ phù hợp với những bạn trẻ GenZ nào đã có chút hiểu biết nhất định về NFTs là gì? Và hiểu biết những giá trị cốt lõi mà blockchain và NFTs đem lại cho thế giới. Không chỉ hiểu, nhưng với niềm tin và đam mê. Thì bạn sẽ có động lực quan trọng cho startup của mình.
Những lợi thế phải kể đến nếu bạn bắt lấy xu hướng NFTs hiện nay để startup, như sau:
- Sự quan tâm của công chúng. Hãy để ý đến sự xuất hiện dày đặc ngày càng hơn về các bài báo viết về NFTs. Sắp tới Shoptify và eBay còn cho phép các sellers bán NFTs trên nền tảng của chính họ. Nên những “sản phẩm số” này sẽ còn được nhắc đi nhắc lại. Đây là thời điểm vàng cho bạn bắt đầu.
- Sự thiếu kiến thức của công chúng về NFTs. Đây lại là điều cực kỳ có lợi. Vì bạn nhận ra nhu cầu của họ. Và bạn sớm trở thành “thương hiệu” mà họ tin tưởng. Khi là người đầu tiên giúp học hiểu rõ vấn đề.
- Lợi thế “đại dịch COVID”. Đừng hiểu lầm rằng chúng ta không đồng cảm với những đau thương mà COVID mang đến. Nhưng dưới độ kinh doanh, thì trong “nguy” có “cơ”. Bạn được lợi thế cạch tranh ít hơn, số người online nhiều hơn. Người ta muốn kiếm tiền trên mạng nhiều hơn ra ngoài đường. Vấn đề chỉ là bạn nổ lực hơn hay không mà thôi.
Sau đây mà một vài ý tưởng “dễ” và phù hợp với một GenZ để bắt đầu startup với NFTs.
#1. Xây dựng một blog/website chỉ với “ngách” NFT
Đừng xem nhẹ việc xây dựng một blog với thị trường ngách. Đây chính là điểm bắt đầu của rất nhiều thương hiệu truyền thông trưởng thành sau này.
- Bạn chỉ tập trung vào ngách NFTs mà thôi. Không sa đà vào các chủ đề khác rộng lớn như kinh tế vĩ mô, thương lại điện tử hay gì cả. Việc tập trung vào thị trường ngách giúp bạn nhanh chóng có được lợi thế “chuyên sâu”. Dễ được người đọc nhớ đến mỗi khi họ nghĩ về NFTs.
- Blog/website này sẽ tập trung vào giải thích kiến thức liên quan đến NFTs. Hướng dẫn những thao tác với NFTs. Và các tin tức mua bán, giao dịch, đầu tư NFTs. Gọi là thị trường ngách nhưng thực ra nếu đào sâu bạn sẽ có rất nhiều điều để nói.
- Nên đặt tên blog/website với một tầm nhìn dài hạn. Định hình vị thế của chính bạn trong chủ đề NFTs mà thôi. Nếu được, có thể viết bằng tiếng Anh. Còn không bạn có thể viết tiếng Việt cũng không thành vấn đề. Vì Việt Nam vẫn là một thị trường rất tiềm năng.
- Xây dụng blog như một thương hiệu truyền thông. Kết hợp các nền tảng như facebook, tiktok, youtube.
Đây chỉ là bước đầu. Khi bạn có một lượng traffic nhất định. Các dự án NFTs chắc chắn sẽ chủ động sớm tìm đến bạn để đặt vấn đề “làm ăn” mà thôi.
#2. Trở thành một NFT Artist
Gần đây, có một xu hướng nổi lên trong cộng đồng các designer, digital artist. Đó là “NFT hóa” những tác phẩm của chính mình. Tạo nó thành một bộ sưu tập riêng. Sau đó, list nó lên các sàn giao dịch NFT lớn để có thể giao dịch được với lợi nhuận tốt hơn và lâu bền hơn.
Một casestudy mà bạn có thể tìm hiểu. Đó là Fustic.Studio và Gydient. Starup này được xây dựng bởi các bạn trẻ có năng khiếu và chuyên môn về thiết kế…Các bạn trẻ này nhanh chóng nắm bắt xu hướng NFTs cho những sáng tạo của mình.
- Có thể những câu chuyện giao dịch NFT với hàng chục triệu đô sẽ không xảy đến với bạn. Nhưng tạm gác những vấn đề thương mại. Một designer sử dụng blockchain là cách để ghi dấu chủ sở hữu của bạn trên tác phẩm đó. Đó là cái lợi trước mắt.
- Khi tác phẩm của bạn được giao dịch. Và được mua đi bán lại nhiều lần. Thì trong mỗi lần đó bạn vẫn nhận được một phần tiền “lợi nhuận” với tư cách là “cha đẻ”. Tác phẩm bạn tạo ra càng giá trị bạn càng kiếm được nhiều tiền. Không riêng gì Trà Giang Nguyễn, nhiều designer, artist cũng bắt đầu cách làm này.
- Bạn có thể tạo riêng cho mình một bộ sưu tập NFTs với toàn bộ những tác phẩm của chính mình. Đây là bước đi sớm và đón xu hướng.
#3. Tạo khóa học NFTs bằng video và bán trên các nền tảng học online trực tuyến
Đây không phải là hình thức mới. Nhưng khả năng thành công cao vì bạn nắm bắt được xu hướng quan tâm của công chúng. Ngoài ra, những khóa học trực tuyến “ăn nên làm ra” trong bối cảnh nhiều sinh viên và người đi làm thường xuyên trực tuyến hơn.
Thay vì xây dựng một thương hiệu về NFTs với blog/website riêng, thì tự quay video khóa học và bán nó sẽ “nhanh gọn” hơn. Dĩ nhiên, điều này đỏi hỏi bạn phải là người có kiến thức vững chắc về NFT để đủ làm “thầy” truyền đạt tốt đến công chúng.
- Một khóa học bằng video về NFTs sẽ đi từ cơ bản đến nâng cao với một giáo trình mang tính sư phạm rõ ràng. Bạn cần tự tin trước video và trôi chảy trong cách diễn đạt. Edit toàn bộ video thật chỉnh chủ.
- Tiếp theo, hãy chủ động liên hệ với các nền tảng cung cấp khóa học online phổ biến tại Việt Nam. Như là Unica, Edumall, Kyna…Đừng ngần ngại, hãy cứ email cho họ và cho họ xem một phần demo trong khóa học bạn làm. Nếu bạn có được chút lợi thế nào về kinh nghiệm hoặc chuyên gia trong ngành. Hãy nhắc đến nó để tăng phần uy tín của bạn. Nếu bạn có kinh nghiệm giao dịch NFTs thành công, hay kinh nghiệm chơi game NFT. Đừng ngần ngại chia sẻ trong khóa học này.
- Giá trung bình của các khóa học trên nền tảng này là từ 499k ~ 1.5tr VND. Hãy thử tưởng tượng bạn bán được 1000 đơn hàng. Hẳn là một “startup” thành công với một cá nhân hay sao?
Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi suy nghĩ một giáo trinh mang tính sư phạm. Hãy tham khảo trước các khóa học ở nước ngoài. Nhưng chỉ tham khảo mà thôi, khóa học phải có nét riêng của chính bạn. Bên cạnh đó, bạn cần thêm “cam kết hỗ trợ học viên” với những lợi ích bổ sung. Như là gia nhập nhóm riêng của bạn về NFTs chẳng hạn…
#4. Xuất bản riêng một ebook/sách giấy về NFTs
Nếu bạn không đủ khả năng để làm khóa học bằng video, thì ebook/sách cũng không phải là lựa chọn tồi. Gần đây, số lượng sách viết về NFT trên Amazon Kindle bắt đầu có dấu hiệu tăng. Tại Việt Nam, bạn cần liên hệ với những nhà phát hàng sách tư nhân nếu muốn tự xuất bản. Hoặc một vài nền tảng xuất bản trực tuyến mới nổ như epub, ipub.
- Ebook/sách về NFTs đòi hỏi bạn diễn đạt hấp dẫn và khoa học về lịch sử và công nghệ của NFTs. Bạn thậm chí có thể tạo NFTs cho chính ebook đó của bạn.
- Nếu được, hãy viết bằng tiếng Anh để tự xuất bản nó trên nền tảng Kindle. Giá bán trên đây từ 5-10$ nhưng bạn bán lâu dài và không cần phải “chăm sóc khách hàng” gì cả. Làm một lần “ăn tiền” dài lâu.
- Nếu viết bằng tiếng Việt, bạn cần phải xây dựng được lượng follow mình nhất định. Để đảm bảo sách bạn bán ra sẽ có người mua.
Ngoài ra, bạn có thể tạo một landing page cho ebook/sách của mình. Sự thành công của thương vụ này tùy thuộc rất nhiều vào chất lượng nội dung sách bạn viết. Viết càng hấp dẫn và càng hay thì khả năng nhận được đánh giá tốt càng cao.
#5. Trở thành người môi giới NFTs
Trở thành môi giới NFTs (hay còn gọi là NFT Broker) là một nghề khá mới. Và hiện nay rất ít người làm. Để thành công trên con đường này, nghĩa là bạn tin tưởng hoàn toàn và tương lai NFT chứ không đơn thuần chỉ là một xu hướng nhất thời.
NFT Broker là người hỗ trợ các nhà sáng tạo bán được các tác phẩm NFTs của họ và thu về hoa hồng.
- NFT Broker không hoàn toàn là một sàn giao dịch NFT, cũng không phải là người sáng tạo NFT. Nhưng đóng vai trò giúp các nhà sáng tạo xác thực NFT của họ, và giúp họ tiếp cận được khách hàng tiềm năng.
- NFT Broker cần có hiểu biết về tác phẩm số. Hiểu biết về công nghệ. Có nhiều mối quan hệ tiềm năng. Điều đó càng gia tăng sự thành công cho NFT broker.
Khi mà xu hướng giao dịch NFT trở thành một hoạt động thường xuyên và sôi nổi. Thì những gì bạn gây dựng từ lúc này sẽ bắt đầu gặt hái thành quả. Tuy nhiên, hình thức này hơi “khó” với những ai ít vốn. Bạn có thể bắt đầu bằng việc giải thích giá trị của các tác phẩm NFT được giao dịch. Từ đó, cho người xem hiểu được lợi ích của họ khi họ mua NFT đó là gì.
Tạm kết
Trên đây là những ý tưởng khởi nghiệp NFT, thích hợp với nguồn lực và thời đại của GenZ. Không có thành công nào mà không có sự bắt đầu với nhiều trắc trở. Nhưng với kiến thức và sự kiên trì cùng đam mê, thì cái đích sẽ càng ngày càng gần hơn với bạn.
Theo BeInCrypto