Việt Nam nghiên cứu và sửa đổi luật để xây dựng khuôn khổ pháp lý cho thị trường tài sản kỹ thuật số.
Trong một thông báo từ nguồn Vietnamnet, ngày 23/3/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, đã chỉ đạo Bộ Tài chính chủ trì xây dựng khuôn khổ pháp lý cho thị trường tiền điện tử. Danh mục hướng dẫn được báo cáo bao gồm xác định các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể cần sửa đổi, bổ sung. Bộ Tài chính sau đó sẽ phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xây dựng khuôn khổ pháp lý cho thị trường tài sản kỹ thuật số. Ba bộ cùng với Ngân hàng trung ương sẽ xem xét các khía cạnh pháp lý khác nhau của tài sản kỹ thuật số và ảnh hưởng của chúng đối với nền kinh tế.
Khung pháp lý mới cho thị trường tài sản kỹ thuật số sẽ được phát triển theo Quyết định 1255 do Thủ tướng Chính phủ ban hành vào tháng 8/2017. Năm 2017, Quyết định 1255 đã thông qua phê duyệt kế hoạch phát triển khung pháp lý cho “tài sản ảo, tiền tệ kỹ thuật số và tiền ảo”. Tuy nhiên, Chỉnh phủ cũng đã nhiều lần có động thái cấm loại tài sản này. Tính đến thời điểm hiện tại, Bitcoin nói riêng và các loại tiền điện tử nói chung vẫn bị cấm sử dụng như một phương thức thanh toán.
Chính phủ sau đó đã thành lập một nhóm nghiên cứu tiền điện tử vào năm 2020, có nhiệm vụ nghiên cứu các diễn biến khác nhau trên thị trường tài sản ảo và đưa ra các đề xuất chính sách pháp lý. Mặc dù thiếu khung pháp lý nhưng theo dữ liệu thống kê bởi Triple-A, nước chúng ta có khoảng 6.12% dân số sở hữu tiền điện tử (xếp hạng thứ 9 toàn cầu). Với việc một lượng lớn người dân tham gia vào thị trường này, cộng thêm việc có ngày càng nhiều các vụ lừa đảo liên quan đến tiền điện tử đã bị cơ quan chức năng vạch trần trong thời gian gần đây, có thể là những nguyên nhân chính dẫn đến việc xây dựng khung pháp lý cho lĩnh vực này.
Theo BeInCrypto