Tin nóng ⇢

Vì sao các quỹ đầu tư mạo hiểm lại luôn lo sợ “buông tay” trước?

Những cuộc tranh cãi xoay quanh quỹ đầu tư (VC) trong thị trường Web3/Crypto đang ngày càng phân cực. Các nhà đầu tư tiền số trên Twitter luôn gắn những câu từ tồi tệ lên những VC trên, nhưng thực tế có phải luôn như vậy không? Vì vậy, để chấm dứt những câu hỏi nghi ngờ, ta hãy cùng xem xét những nguyên nhân vì sao các quỹ VC lại thường "rút chân" khi nước vừa tới.

Đầu tiên, chúng ta hãy cùng nhìn lại những trách nhiệm nặng nề mà các quỹ mạo hiểm phải gánh vác.

1) Cam kết với danh mục đầu tư – làm việc với đội ngũ để giúp họ đạt được PRODUCT – MARKET FIT (PMF). Sau cùng, VC chỉ có thể giành được thắng lợi khi danh mục đầu tư đạt được thành công.

2) Theo kịp xu hướng ngành/thị trường – tinh chỉnh các bài báo và quan điểm thị trường của VC và chọn lựa thời điểm "đổ vốn" sao cho phù hợp nhất.

Trong DeFi, nguyên tắc đầu tư tiên quyết của quỹ mạo hiểm là kết hợp lý thuyết nền tảng và cách tiếp cận tích cực. Vì vậy, theo công thức, VC sẽ luôn giữ vốn sau mỗi sự kiện thanh khoản và chủ động làm việc với đội ngũ nhằm xem xét tình hình, thống nhất phương hướng giải quyết.

Có rất nhiều loại tài sản mà quỹ đầu tư vẫn kiên trì hold (diamond hand) bất chấp giai đoạn lock stake, thậm chí ngay cả khi dự án ấy giảm hơn 90% từ mức cao xuống mức thấp. Ví dụ như AAVE, JOE, LDO, BNT, MC. VC hợp tác chặt chẽ với những dự án này và tích cực tham gia vào việc quản trị.

Quỹ mạo hiểm sẽ không bán các token đã mở khóa do điều kiện thị trường, miễn là VC tin rằng mục tiêu ban đầu không thay đổi và sản phẩm này sẽ có cơ hội sinh lời trong tương lai.

Liệu như vậy có đồng nghĩa với việc những VC sẽ không bao giờ "buông tay" những khoản đầu tư của mình?

Các quỹ mạo hiểm luôn đầu tư có mục đích, với hy vọng giữ vững được mục tiêu ban đầu và token có thể tích lũy giá trị lâu dài. Vì vậy, nếu quỹ đầu tư "quay xe" và "buông tay" một khoản đầu tư (chính hoặc thứ cấp), thì nguyên nhân thường là vì:

1) Việc định giá đạt đến giá trị hợp lý ước tính của chúng tôi – nghĩa là đạt được giá mục tiêu.

2) Tái cân bằng danh mục đầu tư – ví dụ: quản lý thanh khoản, quản lý các vị thế thừa.

Tuy nhiên, đôi khi VC cũng phải đưa ra những quyết định khó khăn khi:

3) Đôi bên không còn có thể hợp tác cùng nhau. 

4) Dự án đi theo chiều hướng xấu. 

Những điều trên xảy ra rất phổ biến trong lĩnh vực khởi nghiệp và những VC trong lĩnh vực Web3/Crypto cũng sẽ không giúp tăng tỷ lệ thành công

Các quỹ mạo hiểu xem xét các chỉ số cơ bản (đội ngũ, công nghệ, sản phẩm, định giá, TAM, v.v.) nhằm đánh giá dự án. Vì vậy, một khi không còn hợp nhau, các VC sẽ không đề xuất/chia sẻ bất kỳ dự án nào đã "rút chân". Trên thực tế, quỹ đầu tư luôn khuyến khích nhiều công ty trong danh mục đầu tư của mình giảm định giá bán ra xuống mức tương tự như các đợt bán riêng của họ để thưởng cho các nhà đầu tư bán lẻ tham gia sớm.

Hy vọng bài đăng này sẽ làm rõ hơn cách VC suy nghĩ và làm việc và làm sáng tỏ lý do vì sao các công ty mạo hiểm lại thoát vốn. Và cho dù ra sao, các VC vẫn lạc quan về tương lai của Web3/Crypto và luôn mong tiếp tục đóng vai trò xây dựng tương lai với một đội ngũ tuyệt vời.

Có thể bạn quan tâm