Trong bài phân tích on-chain lần này, với bối cảnh xu hướng chu kỳ đang diễn ra. BeInCrypto sẽ xem xét hành vi của những người đang hold Bitcoin (BTC) dài hạn và ngắn hạn.
Liệu hành vi của những holder dài hạn có cho thấy rằng thị trường tăng giá đã kết thúc. Và chúng ta đang ở trong một thị trường giảm giá dài hạn?
Hay đợt bán tháo hiện tại chỉ đang là điển hình của giữa chu kỳ. Từ đó sẽ thúc đẩy xu hướng tăng tiếp tục diễn ra sau đó.
Để trả lời những câu hỏi này, trước tiên chúng ta cần xác định được. Ai là người mà chúng ta có thể coi là holder lâu dài?
Sau đó, chúng ta sẽ xem những vị trí mà các holder dài hạn và ngắn hạn đã thay đổi như thế nào gần đây.
Cuối cùng, chúng ta sẽ xem xét biểu đồ chỉ số NUPL. Chỉ số này được tính bằng tỷ lệ giữa Lãi và Lỗ của hai nhóm holder đó. Sau đó so sánh chúng với các chỉ số tương tự từ các chu kỳ BTC trước đó.
Những holder dài hạn là ai?
Trong các bài báo được xuất bản vào tháng 3 và tháng 11 năm 2020. Hai nhà phân tích Rafael Schultze-Kraft và Kilian Heeg đã đưa ra các định nghĩa về các holder.
Holder dài hạn (LTH) đôi khi còn được gọi là “nhà đầu tư”. Họ ưa chuộng những mốc thời gian trầm lắng. Và họ sẵn sàng giữ tiền điện tử trong một thời gian dài.
Mục tiêu của các holder này là tránh nguy cơ biến động giá định kỳ. Từ đó có được những lợi nhuận chắc chắn hơn trong tương lai.
Các LTH tin rằng, vào cuối ngày, đa phần giá bitcoin chỉ tăng lên. Vì vậy họ không đóng các vị trí của mình ở mức thấp tạm thời.
Người nắm giữ ngắn hạn (STH) được gọi là “nhà giao dịch”. Mặc dù họ thường không phải là những người giao dịch chuyên nghiệp.
Họ ưa chuộng những khoảng thời gian biến động. Bởi lúc đó, mong muốn kiếm gấp bội số tiền của họ sẽ được thúc đẩy nhanh chóng.
Mục đích của những người này là tận dụng các xu hướng tăng, cường điệu định kỳ và sự hưng phấn trên thị trường. Nhờ đó để kiếm lợi nhuận tức thì.
STH không giữ các vị thế thua lỗ. Nhưng thường đóng chúng khi khoản lỗ vượt quá ngưỡng có thể chấp nhận được.
Holder được định lượng như thế nào?
Để định lượng sự khác biệt giữa hai holder này. Tác giả đã đưa ra ngưỡng rõ ràng là 155 ngày.
Sau 155 ngày, người sở hữu một địa chỉ nhất định có thể được coi là một nhà đầu tư dài hạn. Trước thời điểm đó, người đó là một nhà kinh doanh ngắn hạn. Rafael Schultze-Kraft tuyên bố :
“Chúng tôi xác định 155 ngày là độ tuổi tối thiểu mà UTXO được kiểm soát bởi các LTH. Ngược lại, STH được xác định bởi tất cả các UTXO có tuổi thọ dưới 155 ngày. ”
Gần đây, ngưỡng này đã phần nào được làm dịu đi theo đường cong có trọng số. Giúp quá trình chuyển đổi từ holder ngắn hạn sang dài hạn diễn ra suôn sẻ hơn và ít tùy tiện hơn.
Các đồng tiền được giữ trong một UTXO nhất định càng lâu thì càng có nhiều nhà đầu tư hơn. Đương nhiên, nếu càng ngắn thì rõ ràng họ là một nhà giao dịch.
Từ LTH đến STH và ngược lại
Trong lịch sử, giai đoạn tích lũy và tăng trưởng ở các vị trí nhà đầu tư dài hạn. Thường là thời điểm chuyển động giá của Bitcoin tương đối yếu.
Ngược lại, trong giai đoạn các nhà đầu tư đang tiếp tục bán tháo đồng tiền của họ. Giá BTC có xu hướng tăng lên.
Tuy nhiên, điều ngược lại là đúng đối với các nhà giao dịch ngắn hạn. Khi giá bitcoin tăng, họ mua và thêm vào các vị trí của mình. Mặt khác, khi giá giảm xuống, họ bán.
Cả hai xu hướng đều có thể nhìn thấy rõ ràng trong năm nay. Vị trí của những holder lâu dài đang giảm dần kể từ tháng 10 năm 2020.
Cho đến khi đạt đỉnh vào tháng 4 theo chu kỳ phân phối Wyckoff. Và kết thúc bằng một vụ biến động hoành tráng vào tháng 5 năm 2021.
Thay đổi vị trí
Tuy nhiên, ngay cả khi giá BTC giảm xuống. Ta vẫn thấy lượng mua của LTH tăng lên. Những người này đang củng cố vị trí của mình trong giai đoạn củng cố / tích lũy hiện tại.
Các mũi tên hiển thị trong biểu đồ. Chúng chỉ ra rằng sự biến động của vị trí LTH tỷ lệ nghịch với giá BTC.
Ngược lại, trong cùng thời kỳ thị trường tăng giá từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021. Vị trí của những holder ngắn hạn đã tăng lên rõ ràng.
Một vài người trong số đó thậm chí còn đem bán lúc gần đạt đỉnh. Nhưng kể từ đó, các vị trí của STH đã có xu hướng giảm rõ ràng.
Ở đây, các mũi tên này cho thấy. Sự biến động của các vị trí STH tỷ lệ thuận với giá BTC và hầu như là theo sau nó.
Những con số chính xác đã được cung cấp trên Twitter bởi @WClementeIII. Theo thông tin họ trình bày:
- Những holder dài hạn đã mua 397,487 BTC vào tháng trước.
- Những holder ngắn hạn đã bán 428,749 BTC vào tháng trước.
Nhà phân tích nói thêm, sau một đợt thay đổi quan trọng như vậy, đi từ tay kẻ yếu đến kẻ mạnh. Chúng ta có thể sẽ tiếp tục chứng kiến một động thái giảm giá trong ngắn hạn. Tuy nhiên, theo ý kiến của họ,
“quá trình tích lũy gần như đã hoàn tất”.
Đây có phải là sự khởi đầu của thị trường gấu?
Trong một phân tích gần đây. Glassnode đăng tải một biểu đồ thể hiện sự thay đổi vị trí của những holder dài hạn. Họ đang tìm kiếm sự tương đồng với chu kỳ BTC giai đoạn 2016/2017.
Sự thay đổi hành vi của các LTH, những người đã quay trở lại tích lũy. Đó có thể là tín hiệu của một thị trường xuống giá sắp tới.
Một biểu đồ khác từ Glassnode so sánh nguồn cung LTH và STH trong lãi / lỗ. Nó cũng cung cấp một lập luận tương tự.
Với mức định giá hiện tại của BTC, hầu hết những holder dài hạn. Những người đã mua vào năm 2020, vẫn có lợi nhuận (màu tím đậm).
Ngược lại, hầu hết các nhà giao dịch ngắn hạn đều thua lỗ (màu đỏ nhạt). Một số người trong số họ cũng đang tham gia trở thành LTH. Vì theo thời gian, ngưỡng giữ tiền trong năm tháng cũng sẽ được vượt qua.
NUPL năm 2013 mang lại hy vọng cho những con bò đực
Chỉ số cuối cùng làm sáng tỏ hành vi của hai loại chủ sở hữu này là NUPL. Hãy xem xét các biểu đồ dài hạn riêng biệt dành cho STH và LTH.
NUPL hiện tại cho STH đang tiếp cận mức -0.5 (đường màu xanh lam). Việc đạt đến khu vực này và có giá trị thấp hơn (vòng tròn màu vàng).
Chúng thường xảy ra trong một thị trường giảm sâu. Đặc biệt là không lâu sau khi đạt đến đỉnh của các chu kỳ, trong cả năm 2013 và 2017.
Tuy nhiên, vẫn còn hy vọng dành cho những con bò đực. Nó đến từ biểu đồ giữa chu kỳ 2012/2013, nơi BTC trải qua đỉnh kép.
Vào thời điểm đó, chỉ số NUPL của STHs giảm mạnh (vòng tròn màu xanh lá cây). Nhưng một vài tuần sau đó nó đã nhanh chóng phục hồi trở lại. Mang đến trạng thái hy vọng, lạc quan và niềm tin.
Điều thú vị là biểu đồ NUPL cho LTH cung cấp một quan điểm tương tự. Ở đây, chúng ta thấy rằng việc giảm xuống dưới giá trị hiện tại gần 0.75 (đường màu đỏ). Đây là một tín hiệu mạnh cho thấy sự tiếp tục của thị trường gấu (vòng tròn màu đỏ).
Chu kỳ đỉnh kép
Ngoại lệ duy nhất là chu kỳ đỉnh kép (vòng tròn màu xanh lá cây). Tại thời điểm đó, những holder dài hạn nhanh chóng chìm vào vùng màu xanh của niềm tin. Rồi nhanh chóng quay trở lại trạng thái hưng phấn và tiếp tục thị trường tăng giá.
Trong những tuần gần đây, chúng tôi đã thấy sự tích lũy BTC ngày càng tăng của những holder dài hạn.
Trong các chu kỳ trước, hành vi này là dấu hiệu của một thị trường giảm. Nhưng nó cũng giúp điều tra tốt hơn các đáy tiềm năng của thị trường.
Tuy nhiên, theo chỉ báo NUPL cho LTH và STH. Nó chỉ ra khả năng thị trường tăng giá dài hạn vẫn tiếp tục.
Điều này dường như sẽ xảy ra. Nếu chu kỳ hiện tại của bitcoin tương tự như chu kỳ cao điểm kép vào giai đoạn 2012/2013.
Theo BeInCrypto