Tin nóng ⇢

Phân tích mô hình 1 token và 2 token của GameFi

Một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà các nhóm thiết kế nền kinh tế game crypto phải đối mặt là game của họ sử dụng mô hình 1 token hay 2 token.

Nội dung bài viết này chủ yếu tập trung vào game, dù bạn vẫn có thể áp dụng ý tưởng tương tự vào các dự án tiền mã hóa khác. Tuy nhiên, game là một ví dụ hiệu quả để suy ngẫm về hai mô hình trên do token trong game có nhiều tiện ích hơn so với các loại dự án khác.

Chính xác thì token được sử dụng để làm gì?

Công dụng chính của token trong game crypto thường là cải thiện nền kinh tế game. Không có crypto, các game sẽ không thể nào đạt được mục tiêu này.

Ngoài ra, token còn được dùng cho nhiều mục đích khác, điển hình là đầu cơ. Những động cơ sai lầm này rốt cuộc cũng phá hỏng chất lượng hoặc tương lai của game.

Vậy làm cách nào để các token có thể cải thiện nền kinh tế game theo cách sáng tạo hơn? Điều này chủ yếu phụ thuộc vào vòng lặp cuẩ giao dịch vi mô. Chúng ta có thể so sánh một số tiện ích bổ sung mà người chơi mở ra thông qua các giao dịch vi mô trong game truyền thống với đường một chiều. Khi ta thêm token vào game, một con đường hai chiều cũng được xây dựng nên và người chơi có thể rút một số giá trị từ game. Game crypto cho phép những người dành nhiều thời gian vào game đạt được một khoản vốn, đồng thời tạo điều kiện cho những người có sẵn vốn tiết kiệm thời gian.

Các giao dịch này có thể có hai hình thức:

  • Giao dịch trong ứng dụng: Người chơi trả tiền cho game để có được vật phẩm hỗ trợ vượt qua trận chiến (đồ trang trí, chìa khóa để nhặt phần thưởng) hoặc rút ngắn tiến trình trong game.
  • Giao dịch ngang hàng (P2P): Người chơi giao dịch các tài nguyên trong game với nhau, có thể là NFT, tiền tệ hoặc bất kỳ thứ gì khác.

Giao dịch trong game đã có từ rất lâu. Tất cả chúng ta đều quen thuộc với các nhà đấu giá và nhà buôn trong game. Và một điểm khác biệt chính của token trong các game crypto là khả năng tạo ra một thị trường thanh khoản giữa game và “tiền thật”. Chẳng hạn, người chơi có thể đổi Runescape Gold của họ lấy USD (với một vài bước trung gian).

Bất kỳ chức năng nào khác của token trong game chỉ là thứ yếu. Không phải là các tính năng khác không tồn tại, nhưng giao dịch phải luôn là giá trị chính của việc phát hành token cho game.

Vậy, các tiện ích khác của token là gì? Gây quỹ, đầu cơ và quản trị đều nằm trong số đó. Token cũng có dòng tiền hoặc quyền sở hữu, khiến chúng trở thành một hình thức đầu cơ còn nghiêm trọng hơn tiền chính thống. Tuy nhiên, chúng ta cần nhận ra việc giới thiệu token cho các game thường không phải để cải thiện chất lượng game, mà là một cách để tăng nguồn tài trợ cho game. Tất nhiên nó cũng đặt ra câu hỏi: liệu điều này có thể được thực hiện theo một chiều hướng duy nhất? Nó được thực hiện theo cách có lợi cho game và cộng đồng, hoặc xung đột với việc tạo ra một game hay.

Vì mô hình token kép được sử dụng phổ biến nhất trong các game hiện tại, chúng ta hãy xem xét mô hình token kép của các game crypto.

Mô hình token kép

Mô hình token kép được tiên phong bởi Axie Infinity với token quản trị AXS và token SLP.

AXS là token có lượng cung cấp cố định tích lũy giá trị theo thời gian, trong khi SLP có số lượng vô hạn và có thể mint hoặc burn khi cần thiết để cân bằng game.

Trong mô hình này, AXS về cơ bản là một loại chứng khoán. AXS có thể coi như cổ phần trong Axie. Tất nhiên, đội ngũ chưa từng nói như vậy, nhưng đó là cách token này hoạt động. Quản trị thường chỉ là một cách giả mạo tiện ích để các token có thể vượt qua các vấn đề liên quan đến chứng khoán. SLP là token "game" thực sự, vì nó là cơ sở giúp phần lớn nền kinh tế game của Axie hoạt động.

Lợi ích của mô hình token kép

Lợi ích của mô hình token kép là bạn có thể tách biệt giữa đầu cơ và kinh tế game. Khi bạn tung ra bất kỳ đồng tiền nào có tính chất tiền điện tử, mọi người sẽ tích trữ và cố gắng làm giàu nhanh chóng từ nó. Và mô hình token kép tạo ra một token mà mọi người có thể vừa tích lũy, vừa dùng để chơi game. Nhờ vậy, hai mục đích sử dụng được giữ riêng biệt để sự gia tăng đầu cơ không dẫn đến tăng giá vật phẩm trong game. Bạn chắc chắn không muốn đầu cơ đột ngột đẩy giá của tất cả các tài sản trong game lên.

Mô hình này cũng giúp bạn gây quỹ cho game dễ dàng hơn. Các nhà đầu tư muốn một token có nguồn cung cố định mà họ có thể đầu tư vào và hưởng giá trị tăng cao theo thời gian. token game có nguồn cung thay đổi không phải là một tài sản đầu tư tốt, vì nhà phát triển game có thể điều chỉnh việc phát hành, burn và sử dụng token bất kỳ lúc nào. Và họ có thể cần cố gắng đẩy giá trị của mình theo một hướng nhất định để cân bằng trò chơi.

Mọi người chắc chắn đã quen thuộc với mô hình 2 token này. Chúng ta không mấy xa lạ với token kép từ Axie và các game khác có mô hình tương tự, vì công chúng thấu hiểu rằng các game này có một token để tích trữ và một token để chơi game. Điều này cũng tương tự như cách chúng ta nghĩ về các loại tiền tệ thông thường, như vàng hoặc bitcoin là tài sản bạn có thể chọn để nắm giữ và đô la là tài sản bạn cần chi tiêu.

Nhược điểm của mô hình token kép

Khi mức độ phổ biến của game tăng và thị trường nóng lên, mô hình token kép hoàn toàn phù hợp. Giá của một token vẫn tương đối ổn định đối với mọi người chơi, trong khi giá của token kia tăng đều đặn, tạo cho mọi người sự hào hứng khi tích lũy.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây là: Mục đích của token quản trị này là gì? Mọi người ít có khả năng chi hàng triệu đô la vào các token chỉ để bỏ phiếu về các biện pháp quản trị, nó cần phải có nhiều tiện ích hơn.

Tại sao lại phát hành token theo nguồn cung cố định?

Một token có nguồn cung cố định (FST) khiến chúng ta tự hỏi "Mình nắm giữ nó để làm gì?" Tích trữ không thể giữ giá token tăng mãi mãi nên token cần phải mang lại công dụng gì đó khác.

Một số đội ngũ sẽ áp dụng phương pháp tăng dòng tiền, thường là thông qua stake. Việc này có thể thực hiện theo hai cách sau:

  • Bảo vệ pha loãng (dilution protection): Bạn giao dịch các token của mình để có được nhiều token cùng loại hơn. Đây thực sự không phải là dòng tiền mà là biện pháp bảo vệ pha loãng vì nhiều token hơn sẽ được unlock. 
  • Cổ tức (dividends): Các bên liên quan nhận được một số token khác đại diện cho lượng mà họ có thể chi tiêu trong game. Nhưng điều đó khó thực hiện vì nếu bạn phân phối lại số tiền thu được thông qua ứng dụng giao dịch, các giao dịch được cho là đưa tiền tệ ra khỏi nền kinh tế sẽ mất chức năng ban đầu, thay vào đó chúng trở thành Ponzi. Vì vậy, bạn thường chỉ muốn phân phối lại phí từ các giao dịch P2P.

Cổ tức từ giao dịch P2P cũng rất đáng kể. Trong nhiều tháng qua, STEPN kiếm được 2-3 triệu phí giao dịch mỗi ngày. Hiện có 600 triệu token GMT đang được lưu hành. Hãy giả sử 1/2 trong số đó sẽ được stake (nếu có tính năng này). Nếu họ chia sẻ một nửa phí giao dịch của mình với những người nắm giữ GMT, thì 1 triệu đô la mỗi ngày sẽ được chi để stake 300 triệu token GMT, hoặc 0,3 cent cho mỗi token mỗi ngày. Xét giá trung bình GMT vào tháng trước là 1,50 đô la, cổ tức đạt 0,2% mỗi ngày, hoặc 73% APR không suy giảm. Điều này cho thấy cổ tức từ giao dịch P2P thực sự rất mạnh.

Nếu đội ngũ không muốn tăng dòng tiền hoặc muốn thứ gì đó ngoài dòng tiền, họ sẽ tăng tiện ích của token cung cấp cố định trong trò chơi.

Đó là điều Axie đã làm. Dự án tái tạo bằng cách giới thiệu chi phí AXS. Trong trường hợp này, token cung cấp cố định trở thành một loại tiền tệ bổ sung trong game. Sự khác biệt là nó có nguồn cung cố định so với nguồn cung vô hạn của các token khác. Các nhà thiết kế game có thể chọn xem họ muốn burn hoặc phân phối lại token đã chi tiêu này để kiểm nghiệm nền kinh tế game.

Tuy nhiên, tiện ích của FST trở thành một bài toán hóc búa. FST và token có nguông cung thay đổi (VST) được sử dụng để làm gì trong game?

Bạn có thể từ chối sử dụng loại token này, nhưng có những lý lẽ xác đáng để sử dụng một loại làm token thị trường và một loại làm token giao dịch ứng dụng.

Nếu nhà phát triển thêm tiện ích vào FST thì tiện ích đó sẽ có một số tác động đến việc cung cấp token. Lợi ích của việc gia tăng tiện ích là thúc đẩy giá trị của FST, nhưng nếu nó chỉ được sử dụng như một loại tiền tệ trong game như VST, thì việc nắm giữ không mang lại ích lợi gì. Bạn có thể mua khi cần và bán khi hết nhu cầu. Tuy nhiên, nếu FST bị burn khi được sử dụng trong game để nâng cấp đặc biệt, thì khi game ngày càng phổ biến, cả FST và tài sản được nâng cấp thông qua nó sẽ có giá hơn.

Trừ khi họ tìm ra cách để tăng giá trị hoặc tiện ích của FST, loại token sẽ còn bị vứt bỏ và nhiều nhà đầu cơ sẽ mất tiền.

Vậy nếu họ thử một mô hình token duy nhất thì sao?

Mô hình 1 token

Dù không nhiều game crypto sử dụng 1 token, song mô hình này hứa hẹn giải quyết nhiều vấn đề của mô hình token kép.

Cần lưu ý rằng mô hình token không nhất thiết đồng nghĩa chỉ có một loại tiền tệ trong game. Game có thể có nhiều tiền tệ, nhưng chỉ có một loại đóng vai trò là cầu nối giữa game và tiền điện tử.

Mô hình 1 token có nguồn cung biến đổi

Tồn tại một tùy chọn là tạo mô hình 1 token có nguồn cung biến đổi, mặc dù vẫn chưa xuất hiện dự án nào nổi trội áp dụng kiểu mô hình token này nhưng nó mang ý nghĩa như là một mô hình token sinh ra để dành cho game. 

Nếu một studio game muốn xây dựng game mà không vướng vào tokenomic phức tạp, thì đây là một cách cực kỳ đơn giản:

  • Xây dựng một game tuyệt vời với marketplace trong game (như Runescape, WoW, v.v.)
  • Xây dựng cầu nối giữa tiền tệ cốt lõi và blockchain
  • Thêm thanh khoản cho đơn vị tiền tệ bằng một token khác (ETH, USDC, v.v.)

Chỉ cần với những điều trên, bạn đã có thể tạo ra một game tiền mã hóa đơn giản. Thậm chí, bạn không cần phải chế tạo các vật phẩm thành NFT bởi vì các vật phẩm trong game sẽ không có giá trị nếu không có game. Miễn là auction house (nhà bán đấu giá) cho các vật phẩm trong game được duy trì, người chơi có thể giao dịch mọi thứ lấy vàng và điều đó tạo nên một game tiền điện tử tuyệt vời.

Tuy nhiên, tồn tại một vấn đề  là nếu game không có một số nguồn cung tài sản cố định, họ sẽ gặp khó khăn trong việc huy động tiền từ các nhà đầu tư thích tài sản mà họ có thể nắm giữ lâu dài và muốn giá trị của chúng tiếp tục tăng.

Mô hình 1 token có nguồn cung cố định

Có thể chỉ sử dụng mô hình token có nguồn cung cố định để xây dựng một game crypto, chẳng hạn như một số nền tảng lâu đời đã áp dụng là Sandbox và Decentraland. 

Trong mô hình này, bạn có một nguồn cung token cố định làm tài sản để đầu tư và là cầu nối với tất cả các loại tiền tệ trong game. 

Nhưng bạn vẫn cần một loại tiền tệ có nguồn cung biến đổi trong game để có thể cân bằng nền kinh tế tốt hơn. Vì vậy, bạn vẫn sở hữu token có nguồn cung biến đổi, tuy nhiên, nó bị lock trong game mà không có cầu nối để đổi giá trị của nó.

Sau đó, bạn có thể tạo một giao dịch phi tập trung trong game giữa các token có nguồn cung biến đổi và token có nguồn cung cố định hay bất kỳ tài sản trong game. 

Giống như tên gọi của nó, loại token này có nguồn cung cố định và tất cả các mặt hàng trong game đều lạm phát, nên sức mua của token này sẽ tăng lên theo thời gian mà không bị ép giá. Những người chơi sớm sẽ được thưởng và thành quả lao động của họ có giá trị hơn, nhưng những người chơi muộn vẫn có thể chơi và kiếm tiền.

Bạn có thể định giá mọi thứ trên thị trường theo mô hình token có nguồn cung cố định. Nếu bạn burn các token có nguồn cung cố định, thì theo thời gian, các token này sẽ giảm phát, điều này cũng sẽ giúp đẩy nhiều giá trị hơn vào các token có nguồn cung cố định. 

Một lựa chọn khác là định giá thị trường dự án bằng các tài sản tiền điện tử chính như ETH. Lợi ích là phí giao dịch được tính vào tài sản không gắn liền với hiệu suất game. Nếu bạn tính phí giao dịch bằng token của riêng mình, thì bạn vẫn phải bán token đó ra thị trường để có thu nhập. Nếu bạn tính phí giao dịch trên ETH hoặc SOL hoặc USDC, thì bạn có thu nhập đó ngay lập tức.

Điều này yêu cầu người chơi gửi một tài sản khác như ETH, SOL hoặc USDC vào game thông qua cầu nối, tài sản này sẽ được lưu trữ bởi treasury hay có thể hiểu nó như là một ví. Khi giữ tài sản trong treasury, một nguồn doanh thu bổ sung cho game sẽ được tạo ra. 

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để token có nguồn chung cố định đạt được giá trị? Cổ tức được trả bằng tài sản được sử dụng trên thị trường. Vì vậy, bằng cách staking token có nguồn cung cố định, bạn sẽ kiếm được ETH hoặc USDC trong game mà không phải bận tâm đến một số hệ thống staking phức tạp on-chain. 

Sau đó, bạn cũng có thể để nó tích lũy một số cổ tức từ phí giao dịch của tất cả các sàn giao dịch khác. Vì vậy, bằng cách lock token trong game của bạn, bạn có thể kiếm được ETH, token có nguồn cung thay đổi trong game và token có nguồn cung cố định từ các giao dịch khác nhau. Điều này sẽ khiến nó trở thành một tài sản đầu tư tuyệt vời và token có nguồn cung cố định sẽ tiếp tục tăng giá theo thời gian khi sức mua của nó đối với một tài sản lạm phát tiếp tục tăng. 

Mô hình này có vẻ mạnh hơn nhiều so với mô hình 2 token hiện đang thịnh hành. Nó bổ sung nhiều tính linh hoạt và đảm bảo rằng có 1 tài sản cốt lõi tích lũy giá trị trong hệ sinh thái. Nếu bạn muốn xâu dựng một game có kết nối tiền mã hóa, mô hình 1 token với nguồn cung biến đổi sẽ là một lựa chọn lý tưởng. Tuy nhiên, mô hình token với nguồn cung cố định lại cho phép bạn giữ lại bản chất đầu cơ của tiền mã hóa cũng như khả năng đầu tư của chúng theo thời gian. 

Có thể bạn quan tâm

Mục lục