Tiền điện tử trong tháng qua đã trải qua một đợt bán tháo dữ dội sau sự sụp đổ của Terra. Và hai tuần vừa rồi lại càng tồi tệ hơn đối với các nhà đầu tư khi họ phải chịu tổn thất một phần tiền tiết kiệm của mình. Tuy nhiên, xu hướng giảm giá là một đặc tính không thể tách rời của loại tài sản mới nổi này.
So với trong quá khứ, mức độ nghiêm trọng của thị trường giảm giá đang diễn ra như thế nào?
Tình hình còn trầm trọng hơn nhiều
Trong giai đoạn điều chỉnh, thị trường chứng kiến độ sụt giảm hơn 60%, từ mức 3,07 nghìn tỷ đô la xuống 1,23 nghìn tỷ đô la. Giá của Bitcoin (BTC) và Ethereum (ETH) thấp hơn khoảng 60% và nhiều tài sản nhỏ cũng giảm hơn 80%. Hoạt động on-chain đối với hầu hết tài sản cũng chịu chung số phận, khiến nhiều nhà đầu tư rơi vào tình trạng lo lắng.
Một số chỉ báo on-chain cho thấy xu hướng lao dốc hiện tại của thị trường tiền ảo thực ra không đến độ dữ dội như quá khứ. Lucas Outumuro, trưởng bộ phận nghiên cứu của công ty phân tích IntoTheBlock, đã khẳng định quan điểm này trong bài đăng ngày 4/6. Nhìn vào các chỉ số quan trọng từ góc độ dài hạn, thị trường lúc này có thể khác với các thị trường giá giảm khác.
Vậy khác biệt như thế nào?
Thị trường tiền điện tử đã trải qua nhiều giai đoạn sụt giảm nghiêm trọng kể từ khi mới ra đời. Bài viết của ông Lucas chia sẻ:
“Các sự cố tổn thất trên 80% trở lên là một yếu tố chính trong thị trường giá giảm, nhưng có một vài đầu mối cho ta biết khoản lỗ trong tương lai có khả năng sẽ bớt nghiêm trọng hơn."
Hãy xem xét một vài chỉ số cơ bản. Chẳng hạn, phí giao dịch năm 2021-2022 giảm ít hơn so với các thị trường giá giảm trước đó (2017-2018).
Ông nhận định:
"Do một phần nhu cầu cao đến từ đầu cơ, phí giao dịch giảm mạnh là điều bình thường trong bối cảnh tâm lý nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi thị trường giảm giá.”
Tháng 5/2022, BTC đạt trên 500.000 đô la về phí giao dịch hàng ngày, tăng đáng kể so với mức 130.000 đô la hồi tháng 5/2018. Ethereum và các tài sản tiền điện tử khác cũng có xu hướng tương tự. Trên thực tế, những tài sản này ít có sự sụt giảm rõ rệt trong hoạt động on-chain khi so sánh với các thị trường giảm giá trước đó.
Ở một chỉ số khác, Bitcoin và Ethereum đều cho thấy sức tăng trưởng nhất quán trong hoạt động phát triển. Giá trị pledge trên mạng Bitcoin đã tăng hơn 50% trong hai năm qua.
Chỉ số này báo hiệu một tia sáng tích cực về khả năng tăng trưởng trong thị trường tiền điện tử. Các nhà phát triển trên toàn cầu hứa hẹn sẽ góp phần cải thiện tính bền vững cho các mạng lưới.
Giảm một nửa
Cả người nắm giữ BTC và ETH đều đóng vai trò quan trọng để đưa hệ sinh thái đi lên. Kể cả trong tình hình hiện tại, các nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn vẫn vững tin và tăng lượng nắm giữ của mình. Dưới đây là biểu đồ thể hiện độ tuổi UTXO của BTC.
Tỷ lệ Bitcoin sở hữu bởi các địa chỉ nắm giữ trên một năm (từ màu xanh lá đến màu xanh lam) đã mở rộng so với các thị trường giảm trước đây.
Ngay cả ở các altcoin lớn nhất, những người chơi thể hiện sức mạnh bằng cách giữ lại đồng tiền thay vì nuôi ý định bán chúng trên các sàn giao dịch khác nhau.