Tin nóng ⇢

Người sáng lập quỹ đầu cơ lớn nhất thế giới lo ngại Mỹ có khả năng cấm Bitcoin

Trong một buổi phỏng vấn, Ray Dalio e ngại rằng chính phủ Mỹ có khả năng cấm Bitcoin. Điều này từng xảy ra với vàng khi bị cấm sở hữu tại Mỹ trong những năm 30s.

Những khắt khe của chính phủ Mỹ trong suốt nhiều năm qua đã thể hiện sự quan tâm đến BTC. Ngay cả khi lợi nhuận kép mà Bitcoin mang lại trong mười năm vượt trội hơn vàng, chứng khoán. Thì các cơ quan thuộc chính phủ lại lo lắng hơn vui mừng.

Bitcoin có thể bị cấm như vàng trong thập niên 30s

Trong một buổi phỏng vấn giữa nhà sáng lập quỹ đầu cơ Bridgewater Associates, Ray Dalio với Yahoo Finance. Dalio nói về những cuộc tranh luận về Bitcoin tại Mỹ và Ấn Độ. Khi làn sóng chính phủ cấm Bitcoin ngày càng tăng và “rất khó để chống lại loại hành động đó.”

Nhưng không thể phủ nhận, tiền điện tử ngày càng thể hiện tầm ảnh hưởng của mình. Đặc biệt, Bitcoin đã luôn chứng tỏ bản thân suốt 10 năm qua. Điều này thể hiện qua số lượng những nhà đầu tư nắm giữ Bitcoin. Dalio chú thích rằng:

“Nó [BTC] không hề bị phóng đại. Nhìn chung, nó vẫn tiếp diễn trên cơ sở hoạt động. Nó đã tạo dựng được một lượng người theo dõi đáng kể. Nó là một phương pháp [tiền] thay thế, theo đúng nghĩa đen, là kho lưu trữ tài sản.”

Có thể, chính phủ Mỹ có khả năng cấm Bitcoin và tiền điện tử vì lo ngại chúng sẽ lấn át USD. Vì vậy, nếu họ thật sự cấm Bitcoin thì đấy là động thái bảo về sự thống trị của USD.

“Tôi nghĩ rằng rất có thể bạn sẽ sử dụng nó trong một số trường hợp ngoài vòng pháp luật như cách mà vàng bị đặt ngoài vòng pháp luật, khi đề cập đến động thái của chính phủ cấm người dân sở hữu vàng tư nhân vào những năm 1930.”

Vì sao nhiều quốc gia lại muốn cấm BTC

Vì sao nhiều quốc gia lại muốn cấm Bitcoin

Một giả thuyết cho việc các quốc gia tạo trở ngại cho Bitcoin là vì chưa xác định tính hợp pháp của nó. Bởi vì cha đẻ của BTC là một người ẩn danh và BTC không thuộc sở hữu của chính phủ nào.

Chính điều này mà Ấn Độ, Nigeria, Canada, Hàn Quốc đã dự định nhiều thứ thuế áp lên crypto. Song công dân nước họ lại tiếp tục dùng tiền tệ fiat chảy vốn vào tiền điện tử.

Giả thuyết thứ hai là họ lo sợ Bitcoin là một quả bơm nổ chậm. Trong lịch sử Bitcoin đã chứng kiến đợt khủng hoảng đầu năm 2018. Lúc bấy giờ, báo chí quốc tế liên tục ví giai đoạn này là “bong bóng Bitcoin”.

Chính vì điều này, các chính phủ lại càng khó kiểm soát Bitcoin và tiền điện tử hơn. Trong bài phỏng vấn, Ray Dalio cũng lý giải:

“Mọi quốc gia đều coi trọng sự độc quyền của mình trong việc kiểm soát cung và cầu. Họ không muốn các khoản tiền khác hoạt động hoặc cạnh tranh, bởi vì mọi thứ có thể vượt ra khỏi tầm kiểm soát.”

Theo BeInCrypto

Có thể bạn quan tâm

Mục lục