Ngân hàng trung ương Nga cho rằng giao dịch tiền điện tử đi kèm với những đại lý ngoại hối bất hợp pháp. Do đó, cơ quan này đề xuất chặn các tài khoản có khối lượng giao dịch đáng ngờ. Điều này liên quan đến mối lo ngại về lừa đảo và hình thức ponzi ngày càng phát triển.
Ngân hàng trung ương Nga đang muốn hạ bệ tiền điện tử?
Theo một công bố vừa phát hành của ngân hàng trung ương Nga (CBR) có đề cập về một bộ tiêu chí. Các tiêu chí nhằm lọc ra những tài khoản hoạt động trong nền kinh tế phi chính thức (shadow economy). Nói dễ hiểu, thuật ngữ shadow economy dùng để ám chỉ hành vi rửa tiền, phạm pháp hay ponzi (đa cấp).
Mặc khác, các ngân hàng Nga đang nỗ lực chống rửa tiền (AML) hoặc ngăn chặn tài khoản ảo. Đồng thời, các ví điện tử có giao dịch chuyển đến tài khoản ngân hàng trên 1,400 USD/ngày sẽ bị báo động. Từ đó, hệ thống của ngân hàng trực thuộc sẽ giám sát kỹ về lịch sử giao dịch để tìm ra điểm đáng ngờ.
Bên cạnh đó, CBR khuyên các ngân hàng thương mại cũng nên xem xét số dư của khách hàng. Nếu số dư cuối ngày vượt quá 10% khối lượng giao dịch bình quân ngày trong một tuần. Nhưng các tài khoản không được sử dụng để thanh toán hóa đơn điện nước hoặc thanh toán hàng hóa. Thì có thể, đây là manh mối của những người giao dịch trái pháp luật. Vì vậy, tài khoản này có thể bị liệt vào danh sách đen.
Trong nhiều tiêu chuẩn được nêu trên trang tin forklog về dấu hiệu đáng ngờ của các chủ ví điện tử. Có thể thấy, CBR đang khắt khe với thị trường này để hạn chế hành vi phạm tội. Hơn là việc kìm hãm một nền kinh tế tiềm năng.
Tiền điện tử có phải là loại công cụ của tội phạm tài chính
Trên thực tế, ngân hàng trung ương Nga có những rào cản nhất định khi xem xét về tiền điện tử. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2021, Ngân hàng Trung ương Nga ghi nhận 729 dự án có dấu hiệu lừa đảo. Trong đó có 146 dự án có dấu hiệu Ponzi hay kim tự tháp. Tuy nhiên, các dự án Ponzi lại lừa đảo khối tài sản lớn.
Nếu như, ngân hàng trung ương Nga khuyến khích áp dụng tiền điện tử. Điều này sẽ tạo điều kiện cho tội phạm tài chính sử dụng tiền điện tử làm công cụ. Những tiêu chí ban hành nhằm mục đích hạn chế hành vi rửa tiền cũng như hành động phạm pháp.
Nhìn chung, ngân hàng trung ương Nga đang nỗ lực tạo thành các “hàng rào” pháp luật bảo vệ nhà đầu tư. Bộ tiêu chí vừa ban hành nhằm ngăn chặn kịp thời các chủ tài khoản đáng nghi ngờ. Song Nga cũng như Châu Âu vẫn nhìn thấy tiềm năng của tiền kỹ thuật số. Được biết, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đang trong giai đoạn tìm hiểu đồng euro kỹ thuật số.
Theo BeInCrypto