Tin nóng ⇢

Metaverse đặt ra thách thức lớn về khả năng tương tác tài sản kỹ thuật số

Xa hơn nữa, khả năng tương tác giữa các metaverse có thể trở thành selling point (điểm mấu chốt thuyết phục đầu tư) cho các dự án muốn thu hút nhiều người dùng hơn. Các nhà phát triển Metaverse nên nỗ lực hơn nữa để vượt qua các thách thức kinh doanh và công nghệ liên quan. Nên xây dựng một hệ thống metaverses hơn là các metaverse riêng lẻ không tương tác với nhau.

Quá nhiều metaverse nhưng lại ít tương tác. Các metaverse hoạt động độc lập và gần như không có tương tác với nhau có thể là trở ngại lớn để được thị trường tiếp nhận trên diện rộng.

Doanh nhân người Israel, Ariel Shapira đã đề cập đến các công nghệ mới nổi trong không gian crypto, DeFiblockchain, cũng như vai trò của chúng trong việc định hình nền kinh tế của thế kỷ 21.

Vào năm 2022, thay vì phải suy nghĩ xem có bao nhiêu ngôi sao trên trời thì chúng ta sẽ bắt đầu cân nhắc xem có bao nhiêu metaverse trên internet.

Sau khi đổi tên thương hiệu thành Meta, công ty Facebook đã mở đầu cho khái niệm metaverse. Trải nghiệm thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) sẽ trở thành tâm điểm. Nếu như vào năm 2020, cụm từ “metaverse” chỉ xuất hiện vọn vẹn 7 lần trong những buổi đàm phán thuyết phục đầu tư thì đến năm 2021, các doanh nhân đã đề cập đến nó khoảng 128.

Từ góc độ của người dùng thì sự phát triển của metaverse là một điều tích cực. Bởi khi ngày càng nhiều metaverse xuất hiện và cạnh tranh với nhau để dành được sự chú ý của người dùng thì chúng sẽ cố gắng vượt nhau bằng cách mang đến những trải nghiệm người dùng tốt hơn, nhiều chức năng hơn và các phương pháp thân thiện với người tiêu dùng khác.

Nắm bắt cơ hội lớn

Tuy nhiên, trên thực tế, việc có quá nhiều metaverse xuất hiện có thể đi ngược lại quy tắc cốt lõi của nó.

Trải nghiệm chung có nghĩa là tất cả mọi người đều có thể tham gia vào không gian nếu họ muốn. Tuy nhiên, đây chính là rào cản đầu tiên. Chẳng hạn như để gặp gỡ bạn bè trong Horizon Worlds, bạn phải đảm bảo rằng tất cả các bạn đều có bộ kính thực tế ảo Oculus Ques. Tuy nhiên, để trải nghiệm một thứ như metaverse theo hướng AR của OVER với quyền sở hữu land dựa trên NFT, bạn chỉ cần một chiếc smartphone. Đây là vấn đề về khả năng tiếp cận, dẫn đến việc người dùng lock-in thông qua phần cứng độc quyền chuyên dụng và như vậy đồng nghĩa với việc cô lập toàn bộ metaverse.

Việc chuyển tài sản của người dùng từ metaverse này sang metaverse khác cũng không phải là dễ dàng. Những người ủng hộ NFT đã khen ngợi rất nhiều về cách các NFT sẽ mở ra một kỷ nguyên hoàn toàn mới về khả năng tương tác mang tính cách mạng trong trò chơi điện tử. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa xảy ra cho đến nay, và điều này còn phức tạp hơn cả những hạn chế về công nghệ. Bởi các nhà phát triển trò chơi NFT quan tâm đến việc bán NFT của chính họ hơn là tăng giá trị cho những NFT do người khác tạo ra.

Theo giả thuyết, một nhóm các metaverse dựa trên VR hay AR có thể hoạt động trên logic tương tự nhau. Nếu người dùng muốn avatar của họ trong Metaverse 1 mặc chiếc áo mà họ đã mua trong Metaverse 2, điều đó có nghĩa là nền kinh tế của Metaverse 1 mất đi 1 giao dịch. Hơn nữa, nếu metaverse 1 phải hỗ trợ thiết bị đeo được cho Metaverse 2 thì có nghĩa là nó đang bổ sung tiện ích cho các tài sản được bán bởi một nhà cung cấp khác mà không mang lại lợi ích gì cho chính nó.

Tuy nhiên các dự án có thể tìm ra giải pháp thay thế cho vấn đề này. Chẳng hạn như thêm phí bán vật phẩm có thể tương tác nếu việc bán đó làm ảnh hưởng đến lượng giao dịch của một trong 2 metaverse. Ngoài ra, các metaverse có thể thực hiện các giao dịch khuyến mãi chéo và khám phá các cách khác để tạo ra giá trị chung.

Việc tăng tương tác giữa các dự án metaverse giúp cho 2 bên không rơi vào tình huống hợp tác mà chỉ một bên có lợi. Cụ thể, khi metaverse 1 tăng thêm giá trị cho các tài sản được cung cấp trong một hệ sinh thái khác, các tài sản của chính nó cũng có thêm tiện ích. Sẽ khá công bằng nếu hệ sinh thái tương ứng của chúng mang lại cơ sở người dùng có quy mô tương đương và có khối lượng giao dịch gần giống nhau.

Tuy nhiên, ngay cả khi hai metaverse được xây dựng trên cùng một công cụ, vẫn không thể dễ dàng import các đối tượng từ metaverse này sang metaverse kia. Chẳng hạn, nếu 2 metaverse theo đuổi 2 phong cách khác nhau: Metaverse 1 hướng đến một cái nhìn thực tế và hỗ trợ cloth physics thì những chiếc áo trong metaverse này sẽ trông giống hệt trong thế giới thực. Mặc khác, metaverse 2 hướng đến phong cách hoài cổ với những thiết kế 3D đơn giản thì sẽ rất khó để có thể kết nối 2 metaverse lại với nhau. Trong trường hợp này, tốt hơn là nên tạo ra 2 chiếc áo riêng lẻ, mỗi metaverse 1 chiếc, thay vì cố gắng tạo ra một chiếc duy nhất có thể tương tác qua lại giữa 2 meta.

Đối với việc tạo ra tính tương tác giữa các metaverse, có khá nhiều framework hỗ trợ như các thư viện và SDK được tạo sẵn, giúp các nhà phát triển metaverse dễ dàng xử lý khả năng tương tác trong vào mạng lưới lớn các hệ sinh thái đa nền tảng lớn hơn. Chúng đã và đang được ứng dụng trong các dự án như Univers xây dựng xương sống cho những người sáng tạo metaverse sử dụng để đưa những sáng tạo của họ lên on-chain, tham gia vào mạng lưới dịch vụ được kết nối và ứng dụng phi tập trung lớn hơn.

Xa hơn nữa, khả năng tương tác giữa các metaverse có thể trở thành selling point (điểm mấu chốt thuyết phục đầu tư) cho các dự án muốn thu hút nhiều người dùng hơn. Các nhà phát triển Metaverse nên nỗ lực hơn nữa để vượt qua các thách thức kinh doanh và công nghệ liên quan. Nên xây dựng một hệ thống metaverses hơn là các metaverse riêng lẻ không tương tác với nhau.

Có thể bạn quan tâm

Mục lục