Cuộc khảo sát về kinh tế toàn nước Mỹ (All-America Economic Survey) của CNBC được thực hiện vào cuối tháng 11, chỉ vài tuần sau sự sụp đổ của sàn giao dịch tiền điện tử FTX.
Một cuộc khảo sát mới của CNBC cho thấy rằng chỉ có 8% người Mỹ có quan điểm tích cực về tiền điện tử vào khoản thời gian cuối tháng 11, giảm đáng kể so với mức 19% được ghi nhận vào tháng 3.
Cuộc khảo sát về kinh tế toàn nước Mỹ của CNBC được thực hiện từ ngày 26/11 đến ngày 30/11. Tuy nhiên, dù có tên gọi như vậy nhưng cuộc khảo sát này có quy mô mẫu tương đối nhỏ, với tổng số chỉ 800 đáp viên trên khắp nước Mỹ, cùng sai số biên là +/- 3,5%.
Kết quả về cuộc khảo sát được công bố vào ngày 7/12. Kết quả cho thấy số lượng đáp viên thân thiện với tiền điện tử ngày càng giảm, cùng với đó CNBC nhấn mạnh rằng số lượng người có quan điểm tiêu cực về tiền điện tử đã tăng nhanh chóng, tăng từ 25% trong tháng 3 lên 43% vào tháng 11.
Cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng một số lượng lớn các nhà đầu tư tiền điện tử đang dần trở nên khó chịu với loại tài sản này, với 42% đáp viên cho biết họ có quan điểm hơi hoặc rất tiêu cực về tiền điện tử.
Mặc dù cuộc khảo sát không đề cập đến nguyên nhân gây ra tâm lý tiêu cực đối với các nhà đầu tư từ tháng 3 đến tháng 11, nhưng có thể dự đoán rằng các sự kiện gần đây trong ngành công nghiệp tiền điện tử đã có phần nào tác động đến tâm lý của họ.
Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh cố vấn tài chính của CNBC tuần này, Brian Brook, giám đốc điều hành của sàn giao dịch tiền điện tử Bitfury nhấn mạnh rằng 90% thị trường tiền điện tử là thị trường bán lẻ, do đó ông cho thấy tâm lý của các nhà đầu tư nhỏ lẻ thực sự quan trọng:
Vì vậy, khi chúng ta đọc các câu chuyện về FTX trên trang chủ của các phương tiện đưa tin, đặc biệt là mỗi ngày trong 30 ngày qua… điều đó đã khiến những người chơi mới tham gia vào không gian cảm thấy sợ hãi
Từ nguyên nhân trên, Brian cho biết kết quả là tính thanh khoản giảm đi nhiều hơn so với trước đây và mức độ sẵn sàng đầu tư của mọi người cũng thấp hơn.