Tin nóng ⇢

Ghi nhận một số diễn biến xung đột Nga-Ukraine và tác động của nó tới crypto

Thực ra thì điều hành kinh tế lớn như Mỹ cũng không khác gì nấu món ăn, nếu nhiều muối thì thêm nước, nếu nhiều nước thì thêm muối. Sẽ có những động thái điều chỉnh nhẹ trước, và chắc chắn các nhà điều hành Fed sẽ hiểu hơn chúng ta về việc không để cho thị trường tài chính "quá sốc". Vấn đề lãi suất được quá nhiều các nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp phân tích cặn kẽ, tại đây Thecoindesk không nhắc lại nhiều.

Theo dòng sự kiện

Hai sự kiện thu hút sự chú ý nhất trên thị trường những ngày vừa qua là "xung đột Nga-Ukraine" và "Cục dữ trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất".

Tăng lãi suất vốn là sự kiện có thể dự đoán trước, cái thị trường quan tâm là lãi suất sẽ tăng bao nhiêu lần và mỗi lần bao nhiêu.

Xung đột Nga-Ukraine thì khác, nếu xung đột vũ trang thì có thể kéo theo nhiều yếu tố khó kiếm soát.

Xung đột này sẽ diễn biến thế nào trong tương lai?

Liệu cuộc xung đột cục bộ giữa Nga-Ukraina có thể phát triển thành một cuộc chiến toàn diện giữa hai nước? Sau đó, nó có thể trở thành cuộc cạnh tranh giữa Nga với NATO và các nước đồng minh? Và cuối cùng nó có thể phát triển thành cuộc chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Nga?

Khúc mắc giữa Nga và Ukraine đã có từ lâu, từ hồi "Hiệp ước Pereaslav" đã được ký hàng trăm năm trước nhưng vẫn tồn  tại nhiều mâu thuẫn về chính trị, quân sự, tôn giáo, ngôn ngữ và phong tục tập quán dân gian.

Thời Xô Viết, Nga và Ukraine vốn là đồng chí anh em. Tuy nhiên, khi Liên Xô tan rã thì xung đột thực sự bùng phát.

Lý do và diễn biến khúc mắc giữa Nga-Ukraine thì có rất nhiều bình luận, tuy nhiên mặt sau có thể xem như là đấu trí giữa Nga / EU / Mỹ trong đó Ukraine chỉ là con tốt trên bàn cờ.

Ukraine

Ukraine là một quốc gia nhỏ, nước này được thừa hưởng một phần đáng kể "di sản" công nghiệp và quân sự của Liên Xô, tuy nhiên sau "Bản ghi nhớ Budapest của Ukraine, Anh, Nga và Hoa Kỳ đã ký ngày 5/12/1994" về việc bãi bỏ các cơ sở vũ khí hạt nhân, Ukraine đã mất quyền phát ngôn và hoàn toàn là một quốc gia nhỏ bé.

Hẳn trên góc độ một nước nhỏ thì về quan hệ ngoại giao nó sẽ phải cân bằng giữa hai phía. Trường hợp nó thiên về một phía, nó nhất định sẽ chịu sự công kích của phía còn lại.

Bản chất Ukraine là một quốc gia có chủ quyền, nhưng nội bộ Ukraine không hoàn toàn thống nhất và chia thành các phe thân Châu Âu và thân Nga. Khu vực phía tây gần với Châu Âu, khu phía đông lại gần với Nga.

Trong những năm gần đây, Ukraine áp dụng chiến lược thân phương Tây và hi vọng sẽ gia nhập liên minh Châu Âu và NATO.

Và kết quả với sự xúi giục của Mỹ và Châu Âu, kết quả của hi vọng gia nhập NATO và các hành động khiêu khích quân sự ở biên giới Nga chính là xung đột Nga-Ukraine lần này.

Khu vực Donetsk và Luhansk ở Udong Donbas vốn đã bị Nga và Crimea kiểm soát và nó đang là khu vực tự trị, Ukraine cứng rắn mong muốn giành lại vùng Udong bằng vũ lực.

Như vậy cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine không chỉ gọn là mâu thuẫn giữa hai nước. Sự kiến Ukraine có thể ví như một bàn cờ giữa Nga với Mỹ và Châu Âu.

Mỹ

Chính quyền Biden hoạt động không hiệu quả sau khi nhận chức, cả đảng Cộng hòa và đang Dân chủ đều không đánh giá cao Biden, tỷ lệ ủng hộ cũng rất thấp. Cuộc bầu cử tiếp theo lại sắp tới, chính quyền Biden có vẻ như đang hướng xu đột nội tại ra bên ngoài.

Đánh vào EU

Đường ống dẫn khí đốt Nord Stream số 2 nối giữa Đức với Nga qua biển Baltic. Nếu nó tiếp tục được kết nối với nhiều ước EU khác thì Châu Âu sẽ sử dụng khí đốt của Nga thay vì Mỹ. Điều này sẽ có thể làm suy yếu đồng USD và ảnh hưởng của USD ở khuc vực Châu Âu.

Mỹ có thể đang mong muốn tăng cường hiện diện quân sự ở NATO và Ukraine như Đức, Romania, Ba Lan,…

Xung đột xảy ra Mỹ có thể đóng vai trò "cảnh sát của thế giới" và "sứ giả hòa bình" để tăng cường ảnh hưởng chính trị.

Châu Âu

NATO là sản phẩm của chiến tranh lạnh, là đòn bẩy để Mỹ thao túng Châu Âu. NATO ra đời để chống lại khối Warszawa do Liên Xô đứng đầu, sau khi Liên Xô tan rã, khối Warszawa bị giải thể, NATO không còn mục tiêu nữa. Đề duy trì ảnh hưởng của NATO thì vẫn phải có xung đột chính trị và hướng tới Nga.

Mặc dù NATO dựa theo định hướng của Mỹ, tuy nhiên các hoạt động thương mại của EU vẫn diễn ra với Nga, giống như Đức chẳng hạn thường xuyên có trao đổi kinh tế thương mại.

Như vậy Mỹ và Anh đang cố gắng thúc đẩy xung đột này, tuy nhiên Đức và Pháp thì lại mong muốn giảm xung đột.

Nhật, Hàn và các quốc gia khác

Đa số là đồng minh của Mỹ nên hầu như sẽ theo chủ hướng của Mỹ

Có thể thấy rằng Mỹ đang cố gắng phát huy vai trò chuyển từ người thắp lửa sang người dập lửa. Họ một mặt đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với Nga, một mặt khác lại kêu gọi các bên đàm phán.

Sự bùng phát của khủng hoảng có thể cao trào hơn nữa hay không là khó đoán. Từ trật tự trở lên hỗn loạn và có thể quay về trật tự hay không hay hỗn loạn tiếp tục bùng phát lớn hơn phải chờ tương lai mới biết được.

Hành động phong tỏa tài sản của Nga ở một số ngân hàng Mỹ làm thị trường liên tưởng tới cáo buộc Mỹ "chiếm đoạt tài sản của Afghanistan" chỉ khiến cho các quốc gia cảnh giác hơn với Mỹ.

Sự tham gia của các tài phiệt phố Wall, các tài sản là crypto đang ngày càng gắn liền với thị trường tài chính hơn. Xu hướng lựa chọn thêm crypto trong rổ dự trữ tài sản của các cá nhân, tổ chức có thể sẽ diễn ra dần dần trong tương lai.

Có thể hành động phong tỏa tài sản vừa rồi của chính quyền Biden được xem là hành động bá quyền, và có thể rằng thế giới đã tìm thấy một tài sản mới thay thế tài sản của đại bàng, nó có thể đang lặng lẽ diễn ra.

Khi sự ổn định sẽ chuyển sang hỗn loạn một lần nữa, không còn xa nữa khi Bitcoin thực sự trở thành vàng kỹ thuật số.

Có thể bạn quan tâm

Mục lục