Hội đồng Châu Âu (EC) đã đạt được thỏa thuận thành lập một cơ quan chống rửa tiền (AMLA) có quyền giám sát một số nhà cung cấp dịch vụ tài sản tiền điện tử (CASP). Cơ quan AMLA sẽ có thẩm quyền giám sát "các tổ chức tài chính có rủi ro cao và xuyên biên giới", trong đó có các công ty tiền điện tử "nếu chúng được coi là rủi ro".
Ông Ondřej Kovařík, thành viên Nghị viện châu Âu cho biết các quan chức EU cũng đã đạt được “thỏa thuận chính trị tạm thời” về Quy chế Chuyển tiền của cơ quan chính phủ. Hiện chi tiết về bản sửa đổi vẫn chưa được tiết lộ, song một số nguồn tin hồi tháng 3 cho rằng dự thảo có thể yêu cầu các CASP thu thập dữ liệu cá nhân liên quan đến việc chuyển tiền qua lại giữa các ví không lưu trữ, cũng như có khả năng xác minh tính chính xác của chúng.
Ông Ernest Urtasun, thành viên Nghị Viện Châu Âu, phát biểu:
"Chúng tôi đang đặt dấu chấm hết cho thời kỳ tiền điện tử nằm ngoài vòng kiểm soát và khép lại những lỗ hổng lớn trong quy tắc chống rửa tiền của châu Âu. Các quy tắc sẽ không áp dụng cho chuyển khoản P2P mà không có pháp nhân bắt buộc tham gia […] CASP sẽ được yêu cầu thu thập thông tin và áp dụng các biện pháp thẩm định nâng cao đối với tất cả các giao dịch liên quan đến ví không lưu trữ nhằm phòng tránh rủi ro.”
EU institutions have found a provisional political agreement on the Transfer of Funds Regulation. I believe it strikes the right balance in mitigating risks for fighting money laundering in the crypto sector without preventing innovation and overburdening businesses. pic.twitter.com/k0P0I3Ah6K
— Ondřej Kovařík (@OKovarikMEP) June 29, 2022
Được đề xuất lần đầu tiên vào tháng 7 năm 2021, AMLA sẽ có hiệu lực từ năm 2024 và “sau đó bắt đầu nhiệm vụ giám sát trực tiếp", theo EC. Cơ quan giám sát tài chính sẽ là một trong những cơ quan quản lý đầu tiên có thẩm quyền giám sát hoạt động rửa tiền trên toàn bộ châu Âu, phối hợp với đơn vị tình báo tài chính của các quốc gia tương ứng và làm việc với cơ quan quản lý địa phương.