Tin nóng ⇢

Dựa vào dữ liệu on-chain, ai là người chiến thắng trong trận chiến Stablecoin?

Stablecoin hiện đã trở thành một trong những mảng lớn nhất và phát triển nhanh nhất của ngành công nghiệp tiền điện tử, với tổng vốn hóa thị trường hơn 180 tỷ đô la, ghi nhận mức tăng khoảng 109% trong năm 2021 và 1748% trong 2 năm qua.

Trong khi NFT, DeFiDAO đã trở thành các nhân vật trung tâm trong lĩnh vực tiền điện tử trong vài năm qua, thì stablecoin đã lui về phía cánh gà và âm thầm phát triển.

Stablecoin hiện đã trở thành một trong những mảng lớn nhất và phát triển nhanh nhất của ngành công nghiệp tiền điện tử, với tổng vốn hóa thị trường hơn 180 tỷ đô la, ghi nhận mức tăng khoảng 109% trong năm 2021 và 1748% trong 2 năm qua.

Trong khi những cái tên "máu mặt" như USDT, USDC và DAI đang thống lĩnh cuộc chơi, thì cũng có những tân binh tham gia vào thị trường và từng bước tạo dựng tên tuổi – đơn cử là các giao thức như FEI, UST, FRAX đều có thiết kế độc đáo và có chiến lược phát hành khác nhau.

Việc track stablecoin trong ngành công nghiệp tiền điện tử tiềm ẩn nhiều rủi ro với quy mô thị trường tiềm năng đạt hàng nghìn tỷ đô la. Dưới hình thức như một dạng tiền tệ, các stablecoin này được hưởng lợi từ các hiệu ứng mạng khổng lồ đến từ tính thanh khoản và những cái tên nổi bật từ sớm có thể dễ dàng nắm thế dẫn đầu.

Ở hiện tại, sự cạnh tranh đang ngày càng gay gắt và mọi dự án đều muốn được trở thành một stablecoin dự trữ cho nền kinh tế tiền điện tử trị giá hàng nghìn tỷ đô la này. Nhưng tất nhiên điều này đặt ra một loạt câu hỏi: Ai là người chiến thắng trong cuộc chiến stablecoin? Đồng nào đang phát triển nhanh nhất? Đồng nào có tính thanh khoản cao nhất và có tính ứng dụng on-chain đa dạng nhất?

Giờ thì hãy cùng xem xét kỹ hơn và tìm câu trả lời thông qua phân tích dữ liệu on-chain.

Giới thiệu các tuyển thủ

Trước khi đi sâu vào dữ liệu on-chain để hiểu tình hình hiện tại của cuộc chiến stablecoin, hãy mô tả ngắn gọn 7 đơn vị phát hành stablecoin/tiền tệ lớn để chúng ta nắm được bức tranh toàn cảnh về cách thức hoạt động và một số động lực thúc đẩy thành công của họ.

Phần này sẽ bao gồm USDC, USDT, BUSD, UST, DAI, FRAX, FEI và OHM (mặc dù nó không phải là một stablecoin, nhưng là một loại tiền không cố định).

Mặc dù 7 dự án stablecoin này không nhất thiết phải lớn nhất khi so theo vốn hóa thị trường, nhưng với các lí do sắp được liệt kê phía dưới đây thì chúng hiện đang có đà thuận lợi nhất để duy trì hoặc tăng thị phần, đồng thời là một trong những ngành dọc mang tính cạnh tranh nhất trong lĩnh vực DeFi.

Stablecoin tập trung

USDC, USDT và BUSD

USDC, USDT và BUSD là ba loại stablecoin tập trung (centralized stablecoin) lớn nhất. Cả ba đều được phát hành bởi các tổ chức off-chain và được "chống lưng" bởi fiat currency ở ngoài đời thực theo tỷ lệ 1:1 (tức là tương đương USD "thực").

Điều này dẫn đến sự mờ nhạt và tính tập trung hoàn toàn, nhưng thiết kế này cũng đã được chứng minh là giải pháp có khả năng mở rộng tốt nhất trong số các stablecoin, với tổng số tiền lưu hành của cả 3 đồng là 144,2 tỷ đô la – chiếm khoảng 80% toàn ngành.

Mặc dù ba đơn vị doanh nghiệp đại diện cho chúng không thể được kiểm toán on-chain, nhưng mỗi đơn vị đã đưa ra bằng chứng về lượng dự trữ của họ ở các mức độ khác nhau, với 2 tổ chức phát hành USDC và USDT lần lượt là Circle và Tether nắm giữ các tài sản ngắn hạn có rủi ro thấp như thương phiếu để tạo ra doanh thu ổn định ít rủi ro.

Đặc biệt, tính thanh khoản cao của USDT và USDC cho phép cả hai xây dựng hiệu ứng mạng lưới đáng kể, với USDC cũng là stablecoin on-chain được đón nhận rộng rãi nhất (sẽ nói thêm về vấn đề này ở mục sau).

Decentralized stablecoin (UST, DAI, FRAX, FEI, OHM)

UST

UST là một stablecoin phi tập trung (Decentralized stablecoin), stablecoin thuật toán và neo giá với đồng đô la.

UST sử dụng cơ chế mint và burn đơn giản để duy trì sự ổn định. Để mint UST, người dùng phải burn LUNA (thuộc blockchain Terra, do đồng UST cũng được phát hành trên Terra) và lượng LUNA được burn với lượng UST được mint sau đó là tương đương nhau (tức cũng theo tỷ lệ 1:1).

Tương tự như vậy, người dùng có thể đổi LUNA của họ bằng cách burn một lượng UST tương đương.

Như chúng ta đã thấy, UST không được hỗ trợ bởi bất kỳ tài sản thế chấp ngoại sinh nào. Thay vào đó, nó dựa vào chênh lệch giá để duy trì sự ổn định và khi UST giao dịch trên mức neo giá, những người tham gia thị trường được khuyến khích mở rộng nguồn cung bằng cách khai thác UST mới để giảm giá UST và ngược lại.

Tuy nhiên gần đây Terra đã gây quỹ dự trữ tổng cộng khoảng 1,75 tỷ đô la, bao gồm BTC và token gốc (native token) AVAX của Avalanche, thông qua Luna Foundation Guard (LFG) để giúp hỗ trợ neo giá UST, điều này đã cho phép stablecoin UST tăng giá đến mức giá hiện tại, được hỗ trợ với khoảng 9,3% tài sản dự trữ.

Mặc dù thiết kế này đi kèm với một loạt rủi ro đáng kể, nhưng nó cho phép UST nhanh chóng mở rộng quy mô để đạt được nguồn cung lưu hành hơn 18,65 tỷ đô la, trở thành stablecoin lớn thứ 3 trong số các đối thủ, con số kể trên lớn hơn gấp đôi so với đối thủ DAI.

DAI

DAI là stablecoin phi tập trung của MakerDAO được neo giá với đô la. DAI được thế chấp vượt mức và người dùng có thể gửi các hình thức tài sản thế chấp khác nhau (chẳng hạn như ETH) vào vault để mint thêm DAI. Người dùng phải giữ vị thế (position) của họ vượt quá tài sản thế chấp, vì khi nó giảm xuống dưới tỷ lệ tài sản thế chấp đã đặt (cái này thay đổi tùy theo tài sản) thì giao thức có thể thanh lý tài sản thế chấp của người dùng.

DAI là một trong những stablecoin lâu đời nhất và được thử nghiệm nhiều nhất của DeFi, còn Maker được biết đến với hệ thống quản trị phi tập trung mạnh mẽ và các chính sách quản lý rủi ro tốt nhất, kết hợp với sự tích hợp rộng rãi của DAI và các giao thức DeFi khác nhau, cho phép vốn hóa thị trường của DAI đã tăng lên hơn 8,13 tỷ đô la, đứng thứ 2 trong số tất cả các stablecoin và cùng vị trí đó trong số các stablecoin phi tập trung.

FRAX

FRAX cũng được neo giá với đồng đô la trong danh sách stablecoin phi tập trung này. Đúng như cái tên, FRAX vừa được thế chấp một phần vừa có tính chất thuật toán.

Số lượng tài sản thế chấp trong hệ thống được gọi là Tỷ lệ tài sản thế chấp (Collateral Ratio – CR), được thay đổi linh động và do thị trường thiết lập dựa trên cung và cầu của FRAX. Tương tự như UST, một phần của FRAX (tức là 1-CR) không được thế chấp, cùng tính ổn định được duy trì thông qua FXS (token lưu trữ và quản trị của giao thức) và khi đồng FRAX mới được tạo và sử dụng thì sẽ có lượng FXS tương ứng bị burn.

FRAX cũng sử dụng AMO (algorithmic market operations) để thiết lập chính sách tiền tệ. Các AMO này cho phép các giao thức triển khai FRAX và nguồn dự trữ của nó vào các giao thức DeFi khác nhau như Curve, Uniswap và Aave để tạo ra doanh thu và giúp đạt được các mục tiêu chiến lược.

Thiết kế "tiện cả đôi đường" của FRAX và tiện ích mà AMO mang lại đã làm cho nhiều đối tác mở rộng nguồn cung stablecoin này lên hơn 2,6 tỷ đô la, đứng thứ 7 trong số tất cả các stablecoin và trong stablecoin phi tập trung nói riêng cũng giành vị trí thứ 7 trong 6 tháng qua, đạt tốc độ tăng trưởng cao thứ 2 so với bất kỳ stablecoin nào.

FEI

FEI là một stablecoin hình thức tương tự các đồng kể trên và được phát hành bởi Fei Protocol. FEI được hỗ trợ hoàn toàn bằng tài sản và người dùng có thể mint FEI mới bằng cách ký gửi nhiều dạng tài sản khác nhau, có thể đổi được với tỷ lệ 1: 1 bất kỳ lúc nào.

FEI chỉ chấp nhận tài sản thế chấp phi tập trung, với ETH và LUSD là nguồn hỗ trợ chính.

FEI đã giúp phổ biến khái niệm Giá trị được kiểm soát bởi Giao thức (PCV – Protocol Controlled Value), vì tài sản dự trữ của nó được quản lý bởi chủ sở hữu token TRIBE thông qua quản trị phi tập trung (trong tương lai sẽ thông qua một pool Balancer). PCV này được triển khai thành các giao thức DeFi khác nhau để kiếm lợi nhuận, trong khi bản thân các giao thức này có thể mint FEI (POF) chống lại lượng dự trữ dư thừa để cung cấp thanh khoản tùy lựa chọn.

Trong khi FEI là đồng tiền ổn định chỉ xếp hạng thứ 11 với vốn hóa thị trường là 566 triệu đô la, xét theo giá trị kết hợp của PCV và POF, giá trị tài sản lớn nhất của giao thức này là 878 triệu đô la.

Khi kết hợp điều này với việc hợp nhất với Rari Capital (team đứng phía sau Fuse Protocol) để hình thành Tribe DAO  thì sẽ cung cấp cho FEI các nguồn lực cần thiết để phát triển thị phần của mình.

OHM

OHM là một loại tiền tệ được thế chấp bằng tài sản cứng (asset-backed) và có tính chất free-floating do Olympus DAO phát hành. Điều này có nghĩa là OHM không phải là một stablecoin, nhưng cho phép giá của nó được xác định bởi thị trường mở.

Olympus sử dụng cơ chế trái phiếu và staking để tích lũy tài sản cho ngân khố của mình và phát hành OHM. Đối với cơ chế trái phiếu, giao thức này bán OHM giá chiết khấu, để đổi lấy các tài sản khác nhau như stablecoin hoặc token LP (được ghép cặp với OHM), còn đối với cơ chế staking thì chủ sở hữu OHM có thể stake token của họ để sở hữu OHM mới phát hành, giúp giảm thiểu việc pha loãng trái phiếu.

Mặc dù những điều chỉnh này đã có tác động đáng kể đến mức giá, nhưng mô hình do Olympus tiên phong cho phép giao thức có 99,2% tính thanh khoản OHM và cho phép họ tích lũy hơn 337 triệu đô la giá trị vault (vault value).

Giống như Fei và FRAX, chủ sở hữu OHM có thể triển khai các nguồn dự trữ này cho các giao thức DeFi khác nhau thông qua các quyết định quản trị để tạo ra doanh thu hoặc đạt được các mục đích chiến lược sâu xa hơn.

Khoản tài trợ này cũng sẽ cho phép Olympus tiếp tục có tác động đáng kể đến ngành công nghiệp stablecoin, giúp đẩy vốn hóa thị trường của nó vượt qua mốc hiện tại là 368 triệu đô la về lâu về dài.

Lưu ý về Vốn hóa thị trường, Thị phần và Tỷ lệ tăng trưởng của Stablecoin

Như đã đề cập ở trên, UST và FRAX đã tăng trưởng nhanh nhất trong sáu tháng qua, với nguồn cung tăng lần lượt 547% và 300% trong hai quý vừa qua.

Trong số đó, UST tiếp tục mở rộng với tốc độ nhanh nhất trong 3 tháng qua, với mức tăng 65% về vốn hóa thị trường, dẫn đến thị phần của UST trong tổng nguồn cung stablecoin tăng gần 5 lần kể từ tháng 11/2021, tăng từ 2,08% lên 10,34%.

Ngoài ra, mức tăng trưởng trên mức trung bình của UST và FRAX so với tổng thể thị trường stablecoin là một ví dụ về việc các stablecoin được thiết kế theo thuật toán có thể mở rộng quy mô dễ dàng hơn do hiệu quả sử dụng vốn lớn hơn.

Đồng thời, thông qua hợp tác song phương, cả hai có thể tiếp tục đạt được mức tăng trưởng vượt bậc, chẳng hạn như màn hợp tác với 4Pool: Frax và Terra hợp tác tạo ra UST, FRAX, USDC và USDT pool trên Curve, với hy vọng trở thành cặp giao dịch cơ bản trên DEX.

Xếp hạng tăng trưởng:

  1. UST
  2. FRAX
  3. USDC

Đặt các stablecoin lên bàn cân 

Bây giờ chúng ta đã được xem qua các "chiến binh" trong cuộc chiến stablecoin này, hãy cùng xem xét các yếu tố cạnh tranh và vị thế của từng stablecoin.

Mục này sẽ so sánh 8 stablecoin đã được liệt kê và thảo luận ở phía trên (USDC, USDT, BUSD, UST, DAI, FRAX, FEI và OHM), cùng với MIM và LUSD (stablecoin lớn thứ 6 và 12 theo vốn hóa thị trường).

Để đánh giá mức độ được đón nhận và sử dụng của từng stablecoin, thành phần thanh khoản và tiền gửi (deposit) trên các sàn giao dịch phi tập trung, thị trường tiền tệ và các cross-chain bridge sẽ được kiểm tra.

Ngoài ra, lượng nắm giữ stablecoin trên bảng cân đối kế toán của DAO vault cũng sẽ được xem xét, đồng thời xem loại tiền nào thường được sử dụng nhất với mục đích hỗ trợ cho các loại stablecoin khác để đánh giá độ đón nhận và tin dùng với tư cách là tài sản dự trữ.

1. Tính thanh khoản trên sàn phi tập trung (DEX)

Sàn DEX là phần quan trọng của DeFi và được sử dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi tài sản và dòng chảy thanh khoản trên toàn hệ sinh thái. Cuộc chiến “Curve War” khắc nghiệt cho thấy sàn DEX là chiến trường quan trọng đối với stablecoin, vì tính thanh khoản sâu trên các sàn giao dịch giúp củng cố tỷ giá hối đoái của chính stablecoin và biến nó trở thành cặp giao dịch phổ biến cho các tài sản khác.

Hãy cùng xem xét thành phần thanh khoản của stablecoin trên 5 sàn DEX lớn nhất của Ethereum dựa trên TVL (Curve, Uniswap, Balancer, SushiSwap và Bancor) và xem bối cảnh cạnh tranh giữa 10 stablecoin đã được chọn.

Như chúng ta có thể thấy, USDC có thanh khoản cao nhất ở mức 2,32 tỷ đô la, chiếm 23,3% tổng thanh khoản stablecoin của 5 sàn DEX kể trên với tổng trị giá 10 tỷ đô la, tiếp theo sau đó là FRAX (19,6%) và DAI (18,4%) với tổng thanh khoản lần lượt là 1,96 tỷ đô la và 1,83 tỷ đô la.

Đi sâu vào thành phần thanh khoản của stablecoin của mỗi sàn giao dịch, chúng ta có thể thấy rằng USDC cho đến nay là stablecoin có tính thanh khoản cao nhất trên Uniswap và Balancer, lần lượt chiếm 39,7% và 45,8% thanh khoản của stablecoin.

Không có gì ngạc nhiên khi Curve là giao thức cạnh tranh nhất trong số các sàn DEX, khi không có stablecoin nào chiếm hơn 1/4 thanh khoản stablecoin của Curve.

Và FRAX là đồng stablecoin dẫn đầu trên sàn Curve, và dù điều này nghe có vẻ đáng ngạc nhiên tuy nhiên vẫn hợp lý vì giao thức này là chủ sở hữu lớn nhất của CVX – token quản trị của Convex Finance (kiểm soát nguồn cung cấp một số CRV), do đó xác định lượng phát thải token thưởng trên DEX, và đút lót hàng chục triệu đô la cho những người nắm giữ CVX để hướng nhiều thanh khoản hơn vào các pool được ghép nối với FRAX.

Xếp hạng thanh khoản trên chuỗi:

  1. USDC
  2. FRAX
  3. DAI 

2. Money Market Deposits (tạm dịch: Tiền ký gửi thị trường tiền tệ)

Giống như các sàn DEX, thị trường tiền tệ (money market) là một trong những thành phần quan trọng nhất của hệ thống tài chính trực tuyến, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay nợ, rủi ro định giá và loại bỏ khao khát đòn bẩy vô độ.

Hãy cùng xem xét thành phần tiền ký gửi (deposit) của 4 thị trường tiền tệ lớn nhất của Ethereum gồm Aave, Compound, Fuse và Euler, để hiểu được mỗi stablecoin sẽ được so sánh như thế nào.

Như chúng ta có thể thấy, USDC là stablecoin có nhiều tiền ký gửi nhất, với hơn 4,82 tỷ đô la, tương đương 50,7% trong tổng số 9,51 tỷ đô la TVL của stablecoin trên bốn nền tảng.

DAI và USDT đứng ở vị trí thứ hai và thứ ba với số tiền ký gửi lần lượt là 2,32 tỷ USD (24,4%) và 2,05 tỷ USD (21,6%).

Fuse đã chứng minh mình là thị trường cạnh tranh nhất trong số các stablecoin, với FEI, FRAX và OHM có ba cổ phiếu tiền gửi hàng đầu trên nền tảng. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên khi nghĩ đến bản chất của giao thức, khi cả 2 dự án FEI và FRAX đều nằm dưới sự bảo trợ của Tribe DAO, vì vậy có rất nhiều mining pool vô chủ và chuyên biệt, kèm thêm các mối liên kết khác.

Xếp hạng Thị trường Tiền tệ:

  1. USDC
  2. DAI
  3. USDT

3. Tính thanh khoản và giá trị trong cross-chain bridge

Các cross-chain bridge đang nhanh chóng trở thành một trong những phần quan trọng nhất của cơ sở hạ tầng trong nền kinh tế tiền điện tử đa chuỗi. Mặc dù mỗi cross-chain bridge có hồ sơ rủi ro riêng và tập hợp các trust assumption (để các chain hoạt động tốt, cần có số thành viên trung thực lớn hơn 2/3 tổng số thành viên), với sự gia tăng của Layer 1 và Layer 2 thay thế, bằng cách cung cấp cho người dùng một cách thức chuyển tài sản giữa các mạng nhanh chóng và tức thời. Từ đây sự phổ biến của các bridge đã tăng chóng mặt.

Với thông tin đó, chúng ta hãy xem những stablecoin nào có tính thanh khoản cao nhất hoặc được ký gửi nhiều nhất trên 5 giao thức cầu nối (bridging) phổ biến (Synapse, Wormhole, Stargate, Multichain và Hop), để chúng ta có thể biết được những stablecoin nào trong số các giao thức này có tính thanh khoản cao nhất và được sử dụng nhiều nhất.


Dữ liệu từ DeepDAO

Đáng ngạc nhiên là MIM là stablecoin phổ biến nhất trong số 5 giao thức kể trên, tiếp theo là UST và USDC với thanh khoản/giá trị (?) lần lượt là 1,07 tỷ USD, 1,04 tỷ USD và 1,03 tỷ USD.

Dữ liệu từ DeepDAO

Tuy nhiên, xem xét kỹ hơn sẽ thấy rằng những con số này hơi lệch một chút, vì MIM và UST chỉ được hỗ trợ bởi một trong 5 cross-chain bridge. Hơn nữa, chúng ta có thể thấy rằng USDC có thị phần lớn nhất trên Stargate, Synapse và Hop, đứng thứ 2 trên Wormhole và Multichain, mặc dù về tổng thể chỉ đứng thứ 3.

Xếp hạng dựa trên yếu tố đa chuỗi:

  1. MIM
  2. UST
  3. USDC

4. Giá trị nắm giữ ngân khố của DAO 

Một trường hợp quan trọng khác được áp dụng để đo lường mức đón nhận stablecoin là việc sử dụng nó như tài sản của vault. Trong khi nhiều giao thức có phần lớn bảng cân đối là về token quản trị gốc, thì các vault của DAO hiện đang ngày càng lan rộng lượng nắm giữ của chúng đối với vô số stablecoin ít biến động hơn.

Hãy cùng xem xét lượng nắm giữ stablecoin trong vault của DAO và xem 10 stablecoin của chúng ta đã hoạt động như thế nào.

Như giá trị hiển thị, USDC chiếm 49,5% tổng giá trị nắm giữ stablecoin trong các DAO được theo dõi, với 477,5 triệu đô la stablecoin trên bảng cân đối kế toán của nó. USDC cũng là một trong những stablecoin được các DAO nắm giữ rộng rãi nhất với tổng số 92 DAO. DAI và USDT đứng thứ hai trong cả hai danh mục với tỷ lệ lần lượt là 22,7% và 16,7%.

Trong số các tài sản ngoài USDC, DAI hoặc USDT, OHM chiếm ưu thế với 3 DAO với tổng giá trị đạt 47,5 triệu đô la trên bảng cân đối kế toán, trong khi FEI xếp ở vị trí thứ 7 và nắm giữ bởi nhiều tổ chức cá nhân nhất.

Xếp hạng SM (Smart Money, cá voi khổng lồ):

  1. USDC
  2. DAI
  3. USDT

5. Dự trữ ngoại hối

Chức năng quan trọng cuối cùng của stablecoin là khả năng hoạt động như một loại tài sản hỗ trợ cho các loại tiền tệ khác. Các stablecoin đã được sử dụng rộng rãi hơn từ việc được thử nghiệm nhiều hơn, với tư cách là một nguồn dự trữ cho các đối thủ, việc chúng không có tính biến động khiến chúng dễ quản lý rủi ro hơn, đồng thời giúp điều chỉnh các khoản thưởng và khuyến khích sự hợp tác giữa các tổ chức phát hành.

Hãy cùng xem qua 8 loại tiền tệ phi tập trung có lượng dự trữ và chấp nhận tài sản thế chấp cao nhất trong số 10 loại tiền ổn định kể trên, gồm DAI, FRAX, FEI, OHM, alUSD, MAI, agEUR và UST.

Dù có nhiều loại stablecoin phi tập trung nổi tiếng khác thì điều này vẫn cho chúng ta ý tưởng về khả năng mỗi stablecoin tồn tại dưới dạng tài sản dự trữ giữa các đối thủ cạnh tranh của nó.

Có thể thấy là USDC chắc chắn là lựa chọn phổ biến nhất để dự trữ stablecoin, chiếm 83,7% tổng số stablecoin được sử dụng cho mục đích này.

Trong đó có DAI, UST và LUSD được sử dụng rộng rãi nhất, lần lượt chiếm 8,1%, 5,7% và 1,4%.

Xếp hạng về dự trữ:

  1. USDC
  2. DAI
  3. UST 

Cuộc chiến stablecoin chỉ vừa mới bắt đầu

Hạt giống số 1: USDC

Là stablecoin có tính thanh khoản cao nhất trên các sàn DEX, money market có lượng deposit cao nhất, có tính thanh khoản cao thứ ba trên các cross-chain bridge và là stablecoin được hỗ trợ bởi ngân khố và tài sản của DAO có lượng sử dụng rộng rãi nhất. Rõ ràng USDC chỉ là stablecoin đứng thứ hai trong thị trường không kể đến vốn hóa thị trường của nó, nhưng USDC cho đến nay vẫn là stablecoin on-chain được sử dụng nhiều nhất trong thế giới tiền điện tử.

Trong khi những tuyển thủ cấp thấp hơn đã có thể chiếm thị phần trong các trường hợp riêng lẻ, chẳng hạn như FRAX trên Curve, FEI trên Fuse và UST trên Wormhole, thì USDC vẫn là quán quân xứng tầm trong cuộc chiến stablecoin tính đến nay.

Tuy nhiên, vẫn còn hy vọng cho những ai ủng hộ các đối thủ phi tập trung của USDC – UST và FRAX, hai loại stablecoin phi tập trung có thể được coi là lựa chọn thay thế, đang phát triển nhanh hơn nhiều so với USDC mặc dù vốn hóa thị trường vẫn khiêm tốn hơn.

Chưa kể đến sự xuất hiện của những đối thủ mới như các stablecoin theo thuật toán Layer 1: USN của Near và USDD của Tron, cũng như các stablecoin neo giá (pegged) CPI như FPI của Frax và VOLT của Volt Protocol đều hoàn toàn có thể thay đổi cục diện cạnh tranh.

Mặc dù USDC đang nắm thế thượng phong, thế nhưng chúng ta cũng chỉ mới ở giai đoạn đầu trong cuộc đua stablecoin dài hạn này.

Theo Ben Giove

Có thể bạn quan tâm

Mục lục