Theo một đặc vụ FBI đã cảnh báo “một mối đe dọa đáng kể” trên không gian LinkedIn. Các loại hình lừa đảo tiền điện tử trên mạng xã hội này ngày càng tinh vi và chuyên nghiệp.
Lừa đảo tiền điện tử tràn lan khắp các mạng xã hội
Trước đây, các hình thức lừa đảo tiền điện tử từng xuất hiện trên Facebook, Twitter, Telegram, Tiktok. Tuy nhiên, mối đe dọa này đã xuất hiện trên mạng xã hội doanh nghiệp, LinkedIn.
Theo báo cáo của CNBC, đặc vụ FBI phụ trách văn phòng tại San Francisco và Sacramento, California, Sean Ragan đã đề cập đến tình trạng lừa đảo trên LinkedIn. Trong buổi phỏng vấn, Sean Ragan đáng giá lừa đảo tiền điện tử là “một mối đe dọa đáng chú ý”.
Cụ thể, những kẻ lừa đảo sẽ mạo danh thông qua hồ sơ giới thiệu việc làm. Sau đó, chúng sẽ liên hệ với các mục tiêu và hứa sẽ trả thu nhập bằng tiền điển tử. Khi bọn lừa đảo nhận được sự tin tưởng của nạn nhân. Chúng sẽ yêu cầu nạn nhân đầu tư vào một trang web cho chúng kiểm soát. Kết thúc kế hoạch lừa đảo thường là hành động rút tiền trong tài khoản của nạn nhân.
Trong buổi phỏng vấn, Sean Ragan nhận định hình thức lừa đảo trên như sau:
“Đúng như chia sẻ, đó là cách bọn lừa đảo kiếm tiền. […] Chúng dành thời gian để thực hành tại nhà, xác định mục tiêu, lên kế hoạch cũng như các công cụ và chiến thuật chuyên lừa đảo.”
Tội phạm lợi dụng uy tín của LinkedIn để trục lợi
Cũng như các mạng xã hội khác, LinkedIn cho phép người dùng chia sẻ các thông tin trên internet. Thông thường, người dùng sẽ cập nhật thông tin cá nhân để tìm kiếm việc làm. Do đó, LinkedIn được đánh giá là một kênh tìm việc uy tín giúp kết nối nhân sự với doanh nghiệp.
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của tiền điện tử đi kèm với những góc khuất như lừa đảo. Phía công ty LinkedIn cũng thừa nhận sự gia tăng của tình trạng gian lận tiền điện tử trên nền tảng. Khi trao đổi với CNBC, đại diện LinkedIn chia sẻ rằng:
“Chúng tôi làm việc hàng ngày để giữ an toàn cho các thành viên. Điều này bao gồm việc đầu tư vào các biện pháp bảo vệ tự động và thủ công để phát hiện và xử lý các tài khoản giả mạo, thông tin sai lệch và nghi ngờ gian lận. ”
Trên thực tế, các nhóm tội phạm lợi dụng lòng tin của nạn nhân đối với LinkedIn để trục lợi. Bởi vì, hình thức lừa đảo như trên chưa được các trang truyền thông chia sẻ rộng rãi. Do đó, các nạn nhân thường tin rằng yêu cầu của nhóm lừa đảo là ‘hợp pháp’. Trước sự gia tăng từ gian lận, phía FBI xác nhận đã tích cực điều tra nhưng chưa vội đưa ra kết luận.
Theo BeInCrypto