Có tới 80% tiền bản quyền sẽ được hãng thu về để có được một hợp đồng thu âm chưa tính những chi phí cần thanh toán cho nhà phân phối hay quản lý.
Khi trò chuyện với bất kỳ ca sĩ nào bạn cũng sẽ nghe thấy một loạt các vấn đề tương tự như: Có tới 80% tiền bản quyền sẽ được hãng thu về để có được một hợp đồng thu âm chưa tính những chi phí cần thanh toán cho nhà phân phối hay quản lý.
Theo một báo cáo các nghệ sĩ thường chỉ chiếm 12% doanh thu từ âm nhạc của họ. Các hãng âm nhạc từng là trung gian mấu chốt để tạo ra âm nhạc nhưng Internet bắt đầu dân chủ hóa điều đó bằng cách cho phép bất kì ai sản xuất nhạc với các phần mềm đơn giản, chi phí rẻ hơn.
Mặc dù vậy nhưng các yếu tố trung gian vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Xem hình dưới đây để biết doanh thu.
Nguồn: Audius
Có lẽ tất cả mọi người bạn biết đều sử dụng Spotify, Apple Music hoặc một số dịch vụ phát nhạc trực tuyến khác tuy nhiên các nghệ sĩ nhận được doanh thu không đáng kể thông qua các nền tảng này.
Trong số khoảng 8 triệu nghệ sĩ trên Spotify, chỉ có 42.100 nghệ sĩ (0,53%) kiếm được hơn 10 nghìn đô la trong năm, chỉ 13.400 (0,17%) kiếm được hơn 50 nghìn đô la. Nói một cách đơn giản chỉ một phần nhỏ kiếm được một số tiền ổn định.
Dưới đây là kết quả tài chính quý 3/2021 mới nhất của Spotify. 381 triệu người dùng hoạt động hàng tháng đã tạo ra doanh thu 2,8 tỷ đô la cho công ty, trong đó 112 triệu đô la chảy vào túi của doanh nghiệp. Các bạn sẽ thấy sự không công bằng ở đây.
Kết hợp âm nhạc vào Blockchain
NFTs xuất hiện như là một giải pháp. Hầu hết mọi người biết chúng như hình ảnh trên Internet được sử dụng cho bộ sưu tập cá nhân hoặc như Twitter vừa công bố sử dụng NFT làm avatar. Trong thực tế chúng cũng có thể đại diện cho các phương tiện mới chẳng hạn như tài nguyên trong trò chơi hoặc vé cho các sự kiện trong thế giới thực. Đó là một cách để làm cho Internet có thể sở hữu được.
Thế giới trực tuyến có nhiều sản phẩm kỹ thuật số nhưng hầu như chúng không mang lại giá trị hữu hình cho chủ sở hữu. Điều mà hầu hết người dùng không nhận ra là quyền sở hữu nội dung của họ được chuyển sang Facebook, YouTube hoặc các trang truyền thông xã hội khác để kiếm tiền theo cách mà các trang web đó thấy phù hợp.
Vậy điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta biến một số sản phẩm kỹ thuật số đó thành NFTs? Một hoạ sĩ gần đây đã bán bức tranh của mình với giá 300 ETH (600.000 đô la) khi biến nó thành NFT. Sẽ có nhiều người thắc mắc tại sao lại có ai đó bỏ ra số tiền hơn nửa triệu đô cho một meme mèo? Vì vậy hãy thông qua âm nhạc để hướng tới một NFT có ý nghĩa hơn.
Giả sử mình là một fan hâm mộ lớn của Justin Bieber và giả sử Justin là một người ủng hộ của công nghệ mới này và mint hit đầu tiên của anh ấy thành NFT. Nếu bạn sở hữu thì NFT sẽ có giá trị như thế nào bây giờ? Chắc chắn sẽ nhiều hơn so với khi nó được phát hành lần đầu tiên. Là một người hâm mộ bạn có thể "đầu tư" vào sự nghiệp của Justin và khi Justin giành được những thành công trong nghành thì khoản đầu tư của bạn cũng sẽ có lợi nhuận.
Quan trọng hơn là NFTs cũng cung cấp tiền bản quyền vĩnh viễn cho nghệ sĩ. Điều đó có nghĩa là đối với doanh số bán hàng trong tương lai của NFT đó, Justin sẽ nhận được phần trăm số tiền bán hàng do anh đặt ra từ lúc đầu mang lại cho anh quyền sở hữu thực sự công việc của mình.
Quyền sở hữu mới thực sự là thứ quyền lực của nghệ sĩ. Hiện tại đang có sự không rõ ràng về quyền sở hữu và thanh toán giữa ca sĩ với các nhà sản xuất âm nhạc mỗi khi có vấn đề xảy ra. NFTs cho phép mọi vấn đề được minh bạch, tạo ra các điều khoản giữa họ ngay từ đầu. Do đó, việc mint nhạc dưới dạng NFTs cho phép các nghệ sĩ tạo ra bằng chứng có thể kiểm chứng về công việc của họ và giúp nghệ sĩ mãi mãi đi liền với sản phẩm của họ.
Sưu tầm bài hát: Một lớp tài sản mới?
Nếu âm nhạc được lưu trữ dưới dạng NFTs, điều gì sẽ thay đổi? Câu trả lời nằm ở mối quan hệ của chúng ta với âm nhạc. Đó là hồi ức, kỷ niệm. Hình thức nghệ thuật này mang lại cho chúng ta rất nhiều cảm xúc.
NFTs cung cấp quyền sở hữu kỹ thuật số hữu hình đối với những ký ức này. Nó không chỉ cung cấp các mô hình kinh doanh mới thú vị cho nghệ sĩ nó còn khuyến khích người hâm mộ tìm kiếm các nghệ sĩ mới để chủ động hơn trong việc sưu tầm các bài hát.
Khi mô hình này rộng lớn hơn có nghĩa là tất cả chúng ta đều trở thành những người ủng hộ hoặc nhà đầu tư.
Sau đây là ví dụ thực tế:
Royal là một nền tảng âm nhạc trao quyền cho người hâm mộ kiếm tiền bản quyền cùng với các nghệ sĩ yêu thích của họ. Các nghệ sĩ vẫn giữ được quyền sở hữu và độc lập mà trước đây sẽ bị kiểm soát bởi những hãng âm nhạc.
Quyền sở hữu của người hâm mộ đối với các NFTs có thể có được doanh thu trong tương lai đi kèm với sự thành công của nghệ sĩ mà còn cả lợi ích độc quyền của người hâm mộ như đặc cách tham gia những chương trình đặc biệt: chỗ ngồi VIP, giao lưu thần tượng,…
Được hỗ trợ bởi các tên tuối lớn là a16z, Nas và Disclosur. Giám đốc điều hành Royal đã xác nhận điều này khi ông cho đi 333 token phiên bản giới hạn đại diện cho quyền sở hữu phát trực tuyến 50% trong đĩa đơn mới nhất 'Worst Case'. Trong vòng hai tuần bài hát đã đạt giá trị 6 triệu đô la (người hâm mộ sở hữu 50%) với 650 nghìn đô la khối lượng giao dịch trên thị trường thứ cấp cho các token. Bằng chứng này cho thấy nhu cầu rõ ràng từ người hâm mộ muốn tham gia với các nghệ sĩ.
Trong khi hầu hết các nền tảng cho phép bạn token hóa toàn bộ tác phẩm của mình, Async cho phép phân đoạn sáng tạo của bạn thành các phần nhỏ. Các thành phần nhỏ này được ủy quyền trong hai lớp: ‘Masters’ và ‘Layers’.
Master là tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc hoàn chỉnh nơi các Layers riêng lẻ tạo nên nó được token hóa từng lớp riêng biệt. Khi một nghệ sĩ tạo ra sản phẩm họ phác thảo các thông số trên blockchain kiểm soát cách nó hiển thị và có thể bị thay đổi bởi chủ sở hữu của các Layers tương tự như các Layers khác nhau trong Adobe Photoshop. Kết hợp lại họ tạo ra những sản phẩm sáng tạo cuối cùng. Xem hình ảnh dưới đây để có hình minh họa đồ họa về điều này.
Nguồn: Async
Hãy tưởng tượng một DJ nổi tiếng phát hành một "Master" của buổi hòa nhạc sắp tới của họ với các "Layers" có thể sở hữu và có thể chỉnh sửa bởi người hâm mộ. Những người hâm mộ này sẽ có thể phối Layers theo ý thích của họ tạo nên một tác phẩm mới.
Quyền sở hữu NFTs khuyến khích thu hút người dùng mới thông qua sở hữu token. Ví dụ, Audius có kế hoạch lật đổ các nền tảng phát nhạc trực tuyến thống trị hiện tại bằng cách thưởng cho các nghệ sĩ và 6 triệu người dùng hàng tháng token $AUDIO. Phần thưởng có thể đổi lấy tiền, có thể được phân phối cho nhiều hoạt động khác nhau.
Nguồn: Audius
Bên cạnh các nền tảng phát trực tuyến, các DAOs của hãng thu âm Web 3.0 cũng đang nổi lên. Một trong những DAO điển hình là Good Karma DAO một hãng thu âm thuộc sở hữu cộng đồng được trao quyền bởi token $KARMA.
Các thành viên cộng đồng kiếm $KARMA để ký hợp đồng với các nghệ sĩ đóng góp cho các hoạt động hàng ngày của DAO. Chức năng chính tương tự như các hãng thu âm truyền thống nhưng minh bạch hơn và quản trị mở, đang thách thức những cách hoạt động cũ của các doanh nghiệp hiện tại ngày nay. Bản thân các nghệ sĩ cũng được phân bổ $KARMA khi ký kết, điều này phù hợp với lợi ích của họ với sự phát triển và thành công của DAO.
Cơ sở hạ tầng âm nhạc tiền điện tử web 3.0 đang phát triển. Có thể thấy mối liên kết giữa thị trường và nền tảng âm nhạc tiền điện tử. Từ việc tạo ra các tệp nhạc NFT đến phát trực tuyến, hãng thu âm và thậm chí sản xuất on-chain mọi thứ đang bắt đầu đi vào quỹ đạo.
Thế hệ tiếp theo của quyền sở hữu âm nhạc và mô hình kinh doanh trong này sẽ trở nên thu hút cả cho các nghệ sĩ và người hâm mộ.