CoinFLEX đã đề xuất một kế hoạch tái cơ cấu theo đó các chủ nợ sẽ sở hữu 65% cổ phần của công ty.
Công ty tiến hành cuộc bỏ phiếu vào tuần sau, điều đó đồng nghĩa với việc những nhà đầu tư vòng Series A sẽ không còn sở hữu cổ phần. Đối với nhà đầu tư vòng Series B sẽ được giữ lại cổ phần cũng như vốn chủ sở hữu trong tương lai.
Theo dữ liệu từ Crunchbase thì các quỹ đầu tư vòng Series A bao gồm Polychain, Digital Currency Group và Struck Crypto. Chỉ một mình Struck Crypto tiếp tục tham gia vòng Series B, do đó họ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
CoinFLEX thông báo phát hành cho các chủ nợ stablecoin USDC và 83,4 triệu token rvUSD vào cuối tháng 6, một phần được trích ra để hỗ trợ những vụ kiện pháp lý sắp tới. Theo đó, RV là viết tắt của Recovery Value, tài sản không dính líu đến các vụ kiện của CoinFLEX.
Cuộc chiến pháp lý kéo dài
CoinFLEX thừa nhận việc tái cơ cấu công ty ảnh hưởng không nhỏ đến các nhà đầu tư trước đó. Họ lấy làm tiếc bởi những lùm xùm với CEO của Bitcoin.com, anh Roger Ver, người được mệnh danh là Bitcoin Jesus, từng là khách hàng của CoinFLEX có tài khoản ký quỹ thủ công từ đầu năm nay.
Cụ thể, CoinFLEX tố Roger Ver nợ khoản tiền lên đến 47 triệu đô la. Đến ngày 28/6, Roger Ver phản bác trên Twitter rằng mình không nợ bên thứ 3, anh không nhắc đến tên CoinFLEX nhưng ngầm thông báo rằng chính CoinFLEX đang nợ anh một khoản tiền đáng kể.
Ngày 29/6, CEO của CoinFLEX, anh Mark Lamb đưa ra bằng chứng về bản hợp đồng và những giao dịch liên quan đến Roger Ver nợ CoinFLEX 47 triệu đô la.
CoinFLEX tạm ngừng việc rút tiền, trước khi cho phép rút tối đa 10% vào ngày 15/7, đối với 90% số tiền còn lại được nhập vào “quỹ tạm khóa” của CoinFLEX.
Tình hình tài chính khó khăn buộc CoinFLEX thông báo cắt giảm hàng loạt nhân sự vào ngày 30/7.
Hiện tại, CoinFLEX vẫn đang theo đuổi những vấn đề pháp lý với Roger Ver nhằm đòi lại số tiền hàng chục triệu đô la.