Trên thế giới này, bất kỳ một sự vật hiện tượng nào cũng có chu kỳ của riêng nó. Đối với thị trường tài chính, chu kỳ thể hiện ở các đỉnh đáy trong một khoảng thời gian nhất định. Bạn nghĩ giá BTC lên xuống một cách ngẫu nhiên? Không hề, những biến động đó đều nằm trong một chu kỳ nhất định của nó. Mà đã là chu kỳ thì sẽ luôn có những quy luật nhất định.
Là một nhà đầu tư crypto, điều cần thiết là phải biết các giai đoạn khác nhau của chu kỳ thị trường là gì. Sự hiểu biết về cách thị trường hoạt động và các chu kỳ phát triển như thế nào, kết hợp với khả năng quản trị rủi ro và vốn, sẽ giúp bạn giao dịch và đầu tư an toàn vào thị trường tiền điện tử.
Điều gì tạo nên một chu kỳ?
Trên thực tế, chu kỳ thị trường là nơi phản ánh rõ nhất tâm lý của các nhà đầu tư. Tất cả các cảm xúc như hạnh phúc, tiếc nuối,… hay sự giằng xé giữa sự sợ hãi và lòng tham, đều tác động đến tâm lý và quyết định của NĐT trong thị trường này. Chúng cũng chính là Căn nguyên của những sai sót trong phán đoán của họ. Theo nghiên cứu, đây được gọi là những sai sót “có hệ thống” trong quá trình ra quyết định của con người
Kết quả của những thành kiến về cảm xúc này là: Hầu hết các nhà đầu tư và nhà giao dịch không nhận ra rằng thị trường có tính chu kỳ. Hoặc đơn giản là họ không thể kiểm soát cảm xúc của mình vào thời điểm cần nó nhất.
Một thách thức cố hữu khác là “ham muốn” của các NĐT trong việc “chọn” đỉnh và đáy để vào lệnh. Bạn cần hiểu một cách đơn giản rằng: Các chu kỳ tồn tại không phải là “viên đạn ma thuật” (tự dưng xuất hiện). Do đó, bạn cần có khả năng đánh giá và đưa ra các quyết định, một cách có tính toán về vị thế của mình trong chu kỳ hiện tại. Đồng thời, hãy học cách kiểm soát cảm xúc bản thân. Nếu bạn muốn tối đa hóa lợi nhuận đầu tư.
Như đã nói ở đầu bài viết, bản chất của chu kỳ là khoảng thời gian giữa hai mức cao hoặc thấp của thị trường. Với các thị trường tài chính truyền thống, do có tính lâu đời, nên chu kỳ thường ổn định hơn và kéo dài lâu hơn. Ví dụ như với chứng khoán, các chu kỳ của nó diễn ra trung bình trong khoảng từ một đến vài năm. Hình ảnh dưới đây cho thấy các chu kỳ của sàn chứng khoán Hoa Kỳ trong suốt chiều dài lịch sử. Bắt đầu từ cuộc Đại suy thoái năm 1929 cho đến ngày nay.
Các đáy điển hình gần đây nhất của các chu kỳ là vào khoảng những năm 2000 và 2008. Đó là đợt bùng nổ bong bóng dot-com và sự sụp đổ của bất động sản thế chấp. Như bạn có thể thấy – “thị trường chứng khoán đi lên với tốc độ cầu thang và đi xuống với tốc độ thang máy”. Thực tế, điều này cũng đúng với các thị trường tài chính khác. Bao gồm cả thị trường tiền điện tử.
Điều khác biệt giữa hai thị trường này, chính là sự biến động mạnh hơn của tiền điện tử. Trong khi biến động mạnh hàng ngày của NASDAQ chỉ vào khoảng 1% – 2%. Thì Bitcoin có thể tăng giảm từ 10% – 30% chỉ trong một ngày. Do đó, chu kỳ thị trường của Bitcoin cũng như thị trường tiền điện tử nói chung cũng có thể biến động mạnh hơn và diễn ra (kết thúc) nhanh hơn.
Các giai đoạn của thị trường tiền điện tử
Tuy nhiên, về bản chất, lịch sử thị trường tiền mã hoá đã trải qua các giai đoạn nhất định. Bao gồm:
2009-2011 là sự ra đời của Bitcoin. Đây được coi là chu kỳ đầu tiên bắt đầu với việc tạo ra Bitcoin và kết thúc bằng đợt tăng giá đầu tiên của nó vào đầu năm 2011. Trước thời điểm này, Bitcoin chỉ là một công nghệ mà hầu như không ai, ngoại trừ một nhóm nhỏ các nhà phát triển và những người đam mê công nghệ, biết đến nó.
Tuy nhiên, với việc tăng giá mạnh mẽ vào năm 2011, Bitcoin đã nhận được nhiều sự quan tâm của giới truyền thông. Từ đó, nhiều người bắt đầu nhận ra giá trị của công nghệ Bitcoin. Và từ đó, mở ra hành trình khám phá cách cách sử dụng tiềm năng của nó. Cũng trong thời gian này, một số sàn giao dịch kỹ thuật số, hoạt động khai thác và nhà cung cấp ví tiền điện tử hàng đầu hiện nay đã ra đời.
Sự quan tâm của giới truyền thông ít nhất vẫn còn nguyên vẹn, ngay cả sau khi giá đạt đỉnh vào giữa năm 2011, đặt nền móng cho sự bắt đầu của chu kỳ tăng trưởng thứ hai.
Giai đoạn này xảy ra sau khi thị trường kết thúc tạo đáy và đi xuống từ mức cao trước đó. Những nhà đầu tư có kinh nghiệm thường bắt đầu mua ở giai đoạn này. Vì khi đó, họ nhận ra điều tồi tệ nhất đã qua. Họ hiểu rằng mình có thể không mua được chính xác ở mức đáy. Nhưng chắc chắn, những NĐT này đã thấy tiềm năng lợi nhuận tại giai đoạn này.
Các giai đoạn trong một chu kỳ tâm lý tiền điện tử
Trên đây là biểu đồ diễn tả một chu kỳ tâm lý thị trường. Đặc biệt áp dụng với Bitcoin:
- Giai đoạn 1: Bắt đầu có dòng tiền đổ vào thị trường. Được gọi là Smart money, chỉ dòng tiền từ nhóm các nhà đầu tư tổ chức. Họ là những người sớm chấp nhận và tích lũy Bitcoin ở mức giá thấp (nhóm này thường bắt đầu thu mua khi giá BTC giảm – Giai đoạn tức giận và trầm cảm đối với những NĐT “đu đỉnh).
- Giai đoạn 2: Bitcoin tăng giá. Đây là giai đoạn Hoài nghi (Lần tăng giá này có thể không thành công như những lần trước) xen lẫn Hy vọng (giá có thể phục hồi)
- Giai đoạn 3: Giá BTC tiếp tục tăng nhanh hơn. Mọi người bắt đầu trở nên hào hứng hơn và cơn sốt FOMO mua vào bắt đầu.Ở giai đoạn này, những người mua ở vị thế thấp thường sẽ bán ra để chốt lời. Tuy nhiên, điều khôn ngoan nên làm là tiếp tục HODL và/hoặc BÁN một phần. Vì thị trường mới chỉ bắt đầu giai đoạn hưng phấn và điều này sẽ tiếp tục duy trì.
- Giai đoạn 4: Bitcoin tăng đến đỉnh và được phân phối ở mức cao. Giai đoạn này thường diễn ra các “hành động bán gần đỉnh”, tạo tâm lý thoả mãn cho các nhà đầu tư.
- Giai đoạn 5: Bitcoin bắt đầu đi xuống. Nhà đầu tư cảm thấy lo lắng. Một số người sẽ cố gắng phủ nhận xu hướng downtrend. Khối lượng lệnh bán bắt đầu tăng
- Giai đoạn 6: Giá tiếp tục đi xuống. Tâm lý hoảng loạn bắt đầu bao trùm và lan ra toàn thị trường. Mọi người trở nên buồn bã và hoảng sợ. Hiện tượng “panic sell” xảy ra tại giai đoạn này.
- Giai đoạn 7: Bitcoin tiếp tục giảm và thậm chí với tốc độ nhanh hơn khi toàn thị trường đều lâm vào tình trạng bán tháo điên cuồng.
- Giai đoạn 8: Bitcoin chạm đáy. Phần còn lại của thị trường cũng dần dần đi xuống. Nhà đầu tư ở giai đoạn này thường có tâm lý tức giận và trầm cảm. Đồng thời, với một nhóm khác, đây lại là giai đoạn tích lũy lại từ đầu. Để bắt đầu cho một chu kỳ mới
Tóm lại, chu kỳ thị trường tiền điện tử thường trải qua 4 giai đoạn chính: Tích lũy, downtrend, phân phối và uptrend.
Chu kỳ 4 năm của Bitcoin
Nếu dựa trên các dữ kiện lịch sử, Bitcoin đã trải qua 4 chu kỳ.
Theo đó, Bitcoin được phân phối cho các thợ đào và phần thưởng của họ sẽ bị cắt giảm một nửa sau mỗi bốn năm. Sự kiện này được gọi là Bitcoin Halving. Và đợt Halving tiếp theo dự kiến sẽ diễn ra vào mùa hè năm 2024. Trong quá khứ, sự kiện Halving này đã tạo ra một chu kỳ bốn năm của Bitcoin. Trong khoảng thời gian này, giá Bitcoin đã phục hồi và lập ATH mới sau mỗi đợt Halving diễn ra.
Tuy nhiên, trong những năm đầu, phần thưởng khai thác lớn hơn, nguồn cung lưu thông nhỏ hơn và khối lượng giao dịch không giống như ngày nay. Do đó, chu kỳ 4 năm của Bitcoin dựa trên thời điểm Halving có thể sẽ thay đổi trong tương lại.
4 chiến lược giao dịch theo từng giai đoạn của thị trường
Mỗi giai đoạn của thị trường đều có tính chất và đặc điểm riêng. Vậy làm thế nào để thích nghi với từng giai đoạn? Quan trọng hơn là: Đầu tư có lợi nhuận trong các giai đoạn khác nhau của thị trường? Cùng tìm hiểu 4 chiến lược giao dịch đơn giản nhưng không kém phần hiệu quả dưới đây. Chúng có thể áp dụng cho các giai đoạn thị trường khác nhau.
Chiến lược 1: Mua trung bình giá – DCA
DCA (Dollar Cost Averaging) là quá trình thiết lập việc mua tự động theo các khoảng thời gian đều đặn. Ý tưởng của chiến lược này là nhằm cân bằng giá đầu vào của bạn trong các chu kỳ thị trường.
DCA là một chiến lược tuyệt vời giúp bạn xây dựng vị thế tốt khi đầu tư vào một tài sản mới. Và có tính biến động mạnh như tiền điện tử. Đây có thể coi là một chiến lược win – win, đôi bên cùng có lợi. Theo đó, nếu giá tăng, bạn sẽ kiếm được tiền. Còn nếu giá giảm, bạn có mua thêm ở mức rẻ hơn.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, chiến lược DCA chỉ hoạt động hiệu quả khi bạn có niềm tin cao vào tài sản mà mình đầu tư. Và từ đó, kiên trì với nó. Giả sử nếu tài sản đó giảm đến 80% giá trị, liệu bạn có bị lung lay và hủy kế hoạch mua hàng tuần của mình không? Bởi đó sẽ là thời điểm quan trọng nhất để bạn có thể mua được nhiều hơn. Điều này càng có ý nghĩa khi áp dụng trong thị trường tiền điện tử vốn luôn biến động mạnh.
Chiến lược 2: Tái cân bằng – Tự động hoá việc Mua thấp Bán cao
Đây là chiến lược khi bạn xây dựng một danh mục đầu tư với nhiều tài sản đa dạng khác nhau, với một tỷ lệ nhất định. Chẳng hạn như danh mục đầu tư tiền điện tử với tỉ lệ 60:40. Trong đó, 60% là những tài sản có tỷ lệ R:R cao như tiền điện tử, chứng khoán. 40% còn lại là những tài sản có tỷ lệ R:R thấp như stablecoin hoặc trái phiếu. Hoặc thậm chí tốt hơn là kết hợp thêm các loại khác như quỹ index, bất động sản và các loại tài sản khác. Sau đó, bạn hãy cố gắng cân bằng lại tỷ trọng phân bổ các tài sản, sao cho vẫn giữ được tỷ lệ phần trăm mục tiêu.
Một cách tự nhiên, điều này sẽ buộc bạn phải bán sau khi giá tăng và mua khi giá giảm. Tuy nhiên, cần lưu ý là chiến lược này yêu cầu bạn có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt. Để có thể bán một tài sản có hiệu quả tốt hơn phần còn lại của danh mục đầu tư.
Chiến lược 3: Bắt đáy
Hay còn gọi là chiến lược giao dịch pull back. Đây là một phương pháp “khó nhằn” hơn so với hai phương pháp trên. Theo đó, việc bạn cần làm là đặt giá mua vào tại mức cao trước đó. Điều khó nhất trong phương pháp này là xác định được điểm “bắt đáy” phù hợp. Vì bạn không bao giờ biết khi nào đợt giảm giá tiếp theo sẽ xảy ra.
Để sử dụng được phương pháp giao dịch này, bạn nên tìm hiểu về cách xác định mức hỗ trợ và kháng cự, cũng như các mức thoái lui Fibonacci.
Ưu điểm của giao dịch pull back này là bạn có thể kết hợp nó với các chiến lược khác để mua vào tại các mức giảm trong khung thời gian ngắn, nhằm thiết lập vị thế dài hạn. Trong một khung thời gian dài hơn, có thể có chi phí cơ hội để chờ đợi một đợt giảm giá đáng kể và (có lẽ) không bao giờ đến.
Chiến lược 4: Giao dịch theo trend và đường MA
Ý tưởng chung của phương pháp này là sử dụng chiến lược theo sau xu hướng thị trường, để nắm bắt lợi nhuận và tránh rủi ro khi có những dấu hiệu đảo chiều xu hướng.
Đường trung bình động đơn giản (moving average) là giá trị trung bình của x điểm giá cuối cùng. Vì vậy, SMA 30 ngày là giá đóng cửa trung bình trong 30 ngày qua. Theo đó, khi mức giá hiện tại cao hơn đường này, thị trường này đang có xu hướng tăng. Khi giá thấp hơn đường này thì thị trường đang có xu hướng giảm.
Điều cần lưu ý ở đây là phương pháp giao dịch pull back sẽ không hoạt động khi xu hướng thị trường không rõ ràng. Hay còn gọi là giai đoạn phi xu hướng, đi ngang.
Đâu là giai đoạn tốt nhất để mua vào?
Tại thời điểm viết bài, thị trường đã trải qua một đợt giảm giá đáng kể. Xu hướng đi xuống có vẻ vẫn chưa tiếp tục dừng lại. Đây là thời điểm quan trọng để theo dõi biến động giá, nhằm tìm kiếm các điểm vào tốt cho các đồng coin tiềm năng.
Dựa vào biểu đồ Chu kỳ Tâm lý thị trường đã phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy một mô hình giá tương tự bắt đầu vào cuối năm 2020. Với giai đoạn “hoài nghi” có thể bắt đầu vào tháng 11. Giai đoạn khi BTC bắt đầu tăng vào tháng 1/2021 khá tương tự với giai đoạn “hy vọng” trong biểu đồ. Và được theo sau bởi một đợt tăng cao trong nhiều tháng, lên mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 4.
Bắt đầu từ tháng 5 năm nay, giá BTC đã giảm từ mức 64,000 USD xuống còn 47,000 USD. Trước khi bật trở lại phạm vi 53,000 USD – 60,000 USD. Khoảng thời gian này cũng khá trùng giai đoạn “tự mãn” trong biểu đồ. Tiếp theo, đợt bán tháo vào tháng 5 đã đẩy thị trường vượt qua các giai đoạn lo lắng, phủ nhận, hoảng sợ và đầu cơ. Các dòng tweet của Elon Musk cũng gây áp lực giảm giá lên thị trường và tạo ra tâm lý tức giận trong cộng đồng.
Thách thức của chúng ta ở thời điểm hiện tại là tìm cách đối phó với sự đi xuống của thị trường, kiểm soát cảm xúc khi giá trị danh mục đầu tư thấp hơn đáng kể và cố gắng “đoán” xem thị trường đã chạm đáy hay chưa. Nếu có, thì đây sẽ là thời điểm tốt để mua vào và tăng số lượng coin nắm giữ. Nếu chưa, vậy tốt nhất là tiếp tục quan sát và chờ đợi những diễn biến tiếp theo.
Trong thời gian này, chúng ta cũng chứng kiến một số đợt hồi nhẹ của thị trường. Tuy nhiên, đa số nhà đầu tư coi đây chỉ là các đợt “false break”. Trên thực tế, có ý kiến cho rằng một chu kỳ đã hoàn tất và chúng ta đã quay trở lại từ đầu.
Nếu đúng như vậy, thì có lẽ hiện tại là thời điêmt tốt nhất để bắt đầu mua vào và tích luỹ thêm các dự án mà bạn thấy tiềm năng
Rất không may là chúng ta sẽ không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi đó. Mà mỗi nhà đầu tư phải tự xác định cho riêng mình. Tuy nhiên, so với một tháng trước, nhiều token tiềm năng đã giảm giá đáng kể. Do đó, đây có thể là thời điểm tốt để áp dụng chiến lược DCA lâu dài, chuẩn bị cho chu kỳ tiếp theo đang tới.
Kết luận
Nhìn chung, đối với giai đoạn thị trường hiện tại, lời khuyên tốt nhất vẫn là nên tập trung vào quản trị vốn thật hiệu quả. Bạn vẫn có thể dùng một tỷ lệ vốn nhất định (không quá 50%) để giao dịch hằng ngày. Phần còn lại nên dùng để canh mua vào các đợt “flash sale”, khi thị trường giảm sâu. Tóm lại, dù bạn có lựa chọn gì, hãy luôn tự nghiên cứu thông tin và tránh FOMO. Vì nếu dựa trên lịch sử biến động của thị trường tiền điện tử, đây vẫn còn đang là giai đoạn phi xu hướng. Và thị trường còn có thể đón những cơn sóng lớn hơn ở phía trước.
Theo BeInCrypto