Khi ngành công nghiệp tiền điện tử tiếp tục bành trướng và các nhà đầu tư ngày càng tỏ ra quan tâm đến lĩnh vực này, nhiều chính phủ các nước dần gia nhập vào hoặc đang bắt đầu xem xét cho phép công dân của họ tham gia vào các khoản đầu tư tiền điện tử .
Trên thực tế, cơ quan quản lý ở Hong Kong đang cân nhắc việc cho phép các nhà đầu tư bán lẻ trực tiếp tham gia đầu tư vào tài sản kỹ thuật số. Đây là một lập trường tách biệt hoàn toàn với chính phủ Trung Quốc đại lục, theo South China Morning Post đưa tin ngày 17/10.
Theo truyền thông đưa tin, sự thay đổi trong thái độ này diễn ra trong bối cảnh sự rời đi của các tài năng trong lĩnh vực công nghệ tài chính của Hong Kong đang làm giảm vị thế của một khu vực được xem như trung tâm công nghệ tiền điện tử, gián tiếp mang lại lợi thế cho đối thủ cạnh tranh Singapore.
Trước đó, chính phủ Hồng Kông đã thông báo rằng sẽ công bố chính sách mới về tiền điện tử trong Tuần lễ FinTech năm nay, hướng tới “tầm nhìn phát triển Hồng Kông thành một trung tâm tài sản kỹ thuật số quốc tế.”
Một quốc gia, hai hệ thống
Trong cuộc thảo luận InvestHK vào ngày 17/10, bà Elizabeth Wong, giám đốc cấp phép và là người đứng đầu bộ phận fintech của Ủy ban Chứng khoán và Hợp đồng Tương lai (SFC), nói rằng nguyên tắc ‘một quốc gia, hai hệ thống’ đang hình thành nền tảng cho thị trường tài chính của Hong Kong.
Về việc SFC xem xét cho phép các nhà đầu tư bán lẻ “đầu tư trực tiếp vào tài sản ảo”, bà Wong thừa nhận rằng ngành công nghiệp này đang ngày càng dễ dàng hơn và bổ sung thêm:
“Chúng tôi đã có 4 năm kinh nghiệm trong quản lý ngành này. Chúng tôi cho rằng đây có lẽ là thời điểm tốt để thực sự suy nghĩ cẩn thận về việc liệu có nên tiếp tục những yêu cầu chỉ dành cho nhà đầu tư chuyên nghiệp này hay không.”
Lỗ hổng trong quy định hạn chế tiền điện tử của Trung Quốc
Cũng cần lưu ý rằng Trung Quốc có lệnh cấm trên toàn quốc đối với các dịch vụ tiền điện tử, nhưng vẫn có ngoại lệ, vì tòa án Trung Quốc gần đây đã tuyên bố rằng các nhà đầu tư vẫn có thể giao dịch tiền điện tử, miễn là chúng được coi là tài sản ảo và không hoạt động như một tiền tệ.
Trên hết, Trung Quốc đã giữ được thứ hạng của mình trong số mười quốc gia dẫn đầu về việc áp dụng tiền điện tử trong hai tháng qua, theo báo cáo được công bố vào ngày 20 tháng 10 bởi nền tảng phân tích tiền điện tử Chainalysis .
Dù quốc gia này đã ban hành lệnh cấm giao dịch và khai thác tiền điện tử vào năm ngoái với lý do ngành này đang gây nguy hiểm cho sự ổn định tài chính của đất nước, dẫn đến giá Bitcoin (BTC) giảm đáng kể vào thời điểm đó.