Các doanh nghiệp kinh doanh tiền điện tử ở Hong Kong bắt buộc có giấy phép hoạt động tại địa phương và chỉ được giao dịch với các nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Các doanh nghiệp kinh doanh tiền điện tử ở Hong Kong bắt buộc có giấy phép hoạt động tại địa phương và chỉ được giao dịch với các nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Một chủ sở hữu bất động sản ở Hồng Kông – Hongkong Land đã cho một công ty tài sản tiền điện tử địa phương tên HashKey Group thuê lại không gian văn phòng thương mại sau khi các quy định về tiền điện tử có hiệu lực.
Neil Anderson – giám đốc của Hongkong Land tin rằng việc quyết định cho các doanh nghiệp tiền điện tử thuê tài sản thương mại phụ thuộc rất nhiều vào các quy định về tiền điện tử gần đây do Ủy ban Chứng khoán và Hợp đồng Tương lai (SFC) đặt ra:
“Quyết định gần đây của SFC trong việc điều chỉnh các giao dịch tài sản kỹ thuật số ở Hồng Kông cho chúng tôi thêm niềm tin rằng loại tài sản mới này có khuôn khổ quy định và đây là một bước tiến mới cho ngành tài chính trong tương lai” – Ông cho hay.
Các cơ quan quản lý tại Hồng Kông yêu cầu các doanh nghiệp tiền điện tử phải được cấp phép tại địa phương và chỉ được phép cung cấp dịch vụ cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Các quyết định này của Hồng Kông về tiền điện tử đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều giữa các nhà đầu tư địa phương. Tuy nhiên, Christopher Hui – người đứng đầu Cơ quan Tài chính và Ngân khố Hồng Kông, đã bảo vệ đề xuất gần đây về việc cấm giao dịch tiền điện tử bán lẻ.
Ông Hui nói rằng việc cấm hoạt động bán lẻ tiền điện tử làm hạn chế việc “thao túng thị trường, rửa tiền và khủng bố tài chính”.
Theo Hongkong Land, HashKey Group đã thuê một tầng trong tòa nhà Three Exchange Square ở trung tâm Hong Kong, một phần thuộc sở hữu của chính quyền Hong Kong.
Mặt khác, nhu cầu về không gian kinh doanh của các ngân hàng lâu đời đang giảm, chủ yếu là do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. HashKey, hiện đang hoạt động từ một khu kinh doanh dành riêng cho các công ty khởi nghiệp, sẽ thuê mặt bằng mà Tập đoàn Ngân hàng Úc và New Zealand đã thuê trước đó.
Bloomberg đưa tin rằng các gã khổng lồ fintech chính, bao gồm Standard Chartered và BNP Paribas đã giảm diện tích mặt bằng văn phòng của họ, theo như báo cáo của Jones Lang LaSalle. Điều này cho cho thấy tỷ lệ mặt bằng trống ở khu vực miền Trung tăng lên 9,6%, con số này đã tăng gần gấp đôi so với năm ngoái.