Nhiều người lo sợ rằng hạn chế giao thương do dịch coronavirus có thể gây ra một cú sốc nguồn cung, mà sẽ dẫn tới suy thoái kinh tế. Và Bitcoin không thể nào miễn nhiễm. Sốc nguồn cung có thể trở thành chất xúc tác đưa nền kinh tế Mỹ và toàn cầu vào một sự suy thoái? Theo những thống kê gần đây cho thấy, nhập khẩu từ Trung Quốc của Mỹ đã giảm một cách đáng kể. Và đó là một dấu hiệu bất ổn.
Một cú sốc đối với chuỗi cung ứng toàn cầu
Trung Quốc cho đến nay là nhà cung cấp hàng đầu thế giới của hầu hết các loại hàng hóa quan trọng. Đó là lý do tại sao dịch coronavirus (Covid-19) đã gây ra cho hoạt động kinh tế toàn cầu trở nên trì trệ ngay từ khi bắt đầu. Nhiều người bây giờ đang lo sợ tình cảm sẽ còn tồi tệ hơn. Theo nguồn dữ liệu được trích dẫn của nhà phân tích Mati Greenspan, nhập khẩu Mỹ từ Trung Quốc đã giảm từ 1,088 tấn trong tuần của 13/2, xuống còn 0,588 tấn trong tuần của 20/2. Nếu xu hướng này vẫn còn tiếp tục thì chúng ta có thể sẽ chứng kiến một số cú sốc nghiêm trọng đối với chuỗi cung ứng toàn cầu. Mà đó sẽ là nguyên nhân gây ra suy thoái toàn cầu.
Tin tốt là kinh tế toàn cầu có hồi phục trở lại từ cú sốc nguồn cung do virus gây ra dễ dàng hơn nhiều so với những cuộc khủng hoảng khác. Như nhà bình luận đáng chú ý Preston Byrne cho biết, sốc nguồn cung do cúm Tây Ban Nha gây ra sau chiến tranh thế giới thứ 2 cũng mang đến đợt hồi phục và tăng trưởng mạnh liệt trong những năm 1920. Và đó là một vài thứ để xem xét.
A viral recession will be different from a normal recession in that it won’t result from capital misallocation but rather a supply shock. If the underlying economy is healthy, once the disease is curbed that economy should spin up. The Roaring Twenties followed the Spanish Flu.
Được tài trợ— Preston Byrne (@prestonjbyrne) February 26, 2020
Trông chờ phản ứng của Bitcoin
Nếu một cú sốc nguồn cung kết thúc với việc tác động lên kinh tế toàn cầu thì Bitcoin sẽ có khả năng cũng bị tổn hại từ những hỗn loạn của nền kinh tế. Thực tế, trong vài tuần qua, Bitcoin đã cho thấy một sự tương quan yếu ớt với những rủi ro toàn cầu. Bitcoin dường như còn quá trẻ để được chấp nhận một nơi trú ẩn tài sản, mặc dù vẫn còn những ý kiến trái chiều.
Dựa trên mối tương quan gần gũi với S&P 500, có khả năng đồng tiền điện tử này sẽ chao đảo nếu thị trường chứng khoán đổ vỡ. Hiện tại, thị trường chứng khoán đã liên tục giảm điểm kể từ thứ 6 tuần trước. Trong khi, Bitcoin cũng tổn thất đáng kể. Hiện tại, đồng coin này đang giao dịch tại mức giá 8.918 USD, giảm từ mức 9.900 USD trong 3 ngày trước đó.
Theo BeInCrypto