Chẳng ai đầu tư mà muốn bị dính phải những dự án scam (lừa đảo) cả, nhất là những dự án DeFi scam. Tuy nhiên, cũng có một số dự án dù không phải lừa đảo, nhưng giá suy giảm rất mạnh tùy giai đoạn. Ví dụ, COMP đã mất đến 55% giá trị vào tháng 9 vừa qua. Hay AAVE giảm đến 45% trong tháng 10. Và UNI đã từng suy giảm hơn 50%.
Sự khác biệt giữa các token hợp pháp và có tiềm năng với các token lừa đảo. Là ở chỗ các token chất lượng sẽ phục hồi. Trong khi đó, các token lừa đảo sẽ liên tục bị bơm thổi bởi trò gian lận. Và sẽ sụp đổ không giờ trở lại. Bạn sẽ kiểm tra những khả năng gian lận này bằng cách nào? Hãy chịu khó theo dõi bài viết sau.
Trong kinh nghiệm cá nhân tôi với vai trò là CEO của dịch vụ thanh toán tiền điện tử CoinPaid. Tôi luôn phải đánh giá những dự án. Đã có nhiều người sáng tạo ra các loại tiền điện tử khác nhau viết thư cho tôi. Họ xin phép để đồng tiền của họ được thêm vào danh sách hỗ trợ chấp nhận thanh toán của chúng tôi. Dù rằng chúng tôi vẫn chưa chấp nhận thanh toán bằng các token DeFi. Nhưng giải pháp của chúng tôi toàn hoàn dễ dàng làm điều đó.
Tôi đã tạo ra một danh sách gồm 7 câu hỏi. Mà bạn nên tự hỏi khi tìm hiểu về một dự án DeFi nào đó. Trong số những câu hỏi này, hễ câu nào bạn trả lời “CÓ!” thì hãy giương cờ đỏ cảnh giác. Và nghiên cứu thêm về nó. Một lá cờ đỏ mỗi lần như vậy không nhất thiết là tuyệt đối từ chối dự án, Nhưng nếu nhiều lần trả lời “CÓ!” như thế, thì lời khuyên của tôi là hãy tránh xa.
1. Trong tên dự án có chữ “swap” không?
Sushi Swap, Sashimi Swap, KingSwap, TrustSwap, AnySwap, Mooniswap, Zilswap, AirSwap, JellySwap…Và đội quân “swap” này đều là đạo nhái Uniswap!
Ý tưởng của Uniswap một sự sáng tạo thiên tài. Nó cho phép mọi người trao đổi ETH và token ERC-20 theo cách phi tập trung. Có thể trao đổi với bất kỳ khối lượng nào mà không cần lo lắng khả năng thanh khoản. Thanh khoản thấp là vấn đề lớn đối với những sàn phi tập trung. Nhưng Uniswap đã giải quyết vấn đề đó bằng một giải pháp thông minh. Đó là thông qua thuật toán thay đổi giá tùy vào lượng tiền điện tử có trong mỗi pool thanh khoản. Nhờ đó, bạn luôn có đủ thanh khoản cho nhu cầu giao dịch. Ngay cả khi bạn chỉ bán một lượng token ERC-20 rất nhỏ.
Uniswap đã thành công vang dội. Và sự thành công của họ đã thu hút những kẻ đạo nhái và lừa đảo. Việc tạo một bản sao tương tự Uniswap không khó, vì tất cả đều là mã nguồn mở. Thậm chí nếu bạn muốn tốn ít công sức nhất, cũng có cả những đoạn mã đặc biệt để clone Uniswap.
Sushi và Sashimi cũng rất thành công, vì họ đã đề xuất chương trình “yield farming” đầu tiên (kiếm lời bằng cách cung cấp thanh khoản). Nhưng hầu hết các nền tảng swap mới lại không có thêm bất kỳ giá trị thực sự nào, hoặc một chức năng mới sáng tạo nào.
Tôi không có ý nói rằng bạn sẽ không thể kiếm ra tiền với những dự án clone này. Token của họ có thể tăng mạnh trong thời gian ngắn. Nếu bạn nắm bắt được thời điểm đó, bạn vẫn có được lợi nhuận. Nhưng đó là bạn đang chịu một rủi ro rất lớn. Vì cơ bản, bạn đang đầu tư vào một dự án vô giá trị.
2. Có hứa hẹn 100% là sẽ nhận thưởng bằng “Yield Farming” không?
Yield Farming là một trend DeFi gây thu hút nhất năm 2020. Nó đã có được sử khởi đầu rất ấn tượng, với việc Compound ra mắt token COMP miễn phí cho tất cả những ai đã đóng góp giá trị vào giao thức này. Và như tôi đã nói, những ý tưởng thành công trong thị trường tiền điện tử sẽ nhanh chóng bị những dự án DeFi scam bắt chước theo.
Lợi nhuận cao như vậy vẫn luôn là cách các dự án thu hút người dùng. Nhưng việc cho đi quá nhiều token miễn phí sẽ dẫn đến siêu lạm phát và cuối cùng giá token sẽ sụp đổ.
Bây giờ, cũng như bất kỳ câu hỏi nào khác trong danh sách này – không phải bởi vì trả lời “CÓ!” mà khẳng định đó là dự án tồi. Ví dụ: Bancor gần đây đã công bố một chương trình khai thác thanh khoản với mức APY dự kiến lên tới 100%. Và Bancor là một giao thức có uy tín và hợp pháp. Một lần giương cờ đỏ trong các câu hỏi này không hẳn là lý do bạn nói “KHÔNG” với token đó. Nhưng nó giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn.
3. Code của dự án vẫn chưa được kiểm định?
Compound là một dApp chuyên cho vay những gì Uniswap đã dùng để hoán đổi token. Đây là quả là một dApp đơn giản để bạn có thể cho vay tiền điện tử của mình và kiếm 10% trở lên mỗi năm với rủi ro thấp. Yearn Finance thậm chí còn tiến xa hơn. Yearn Finance sẽ tự động phân bổ tiền của người dùng trong các giao thức cho vay khác nhau như Compound và Aave. Cả hai đều là những ý tướng sáng tạo tuyệt vời mà nhiều người đang cố gắng sao chép.
Vấn đề của các giao thức cho vay bắt chước theo là: chúng chỉ muốn cố gắng triển khai càng nhanh càng tốt mà không có quá trình kiểm định code thích hợp. Điều này rất dễ dẫn đến code đó gặp lỗi và người dùng mất tiền.
- Ví dụ điển hình nhất là Yam Finance – một fork của Compound đã thu hút đến 500 triệu đô tổng giá trị khóa trong (TVL) chỉ trong 24 giờ sau khi ra mắt. Nhưng hóa ra, bên trong nó có một lỗi nghiêm trọng chỉ trong một dòng code khiến dẫn đến siêu lạm phát. Hàng tỷ token YAM đã được in ra, 750.000 đô la bị mất, và giá của YAM giảm đến 90%.
- Một ví dụ khác là Perfect Finance. Nhóm của dự án này đã vô tình sử dụng một số hợp đồng thông minh cũ hơn của Compound. Và sau đó cố gắng cập nhật mô hình lãi suất. Dẫn đến việc mô hình mới và mô hình cũ không tương thích. Khiến cho kết quả là 1 triệu đô la tiền điện tử bị khóa vĩnh viễn.
4. Có sử dụng khái niệm DeFi gây khó hiểu hoặc rất chung chung không?
Một website của một dự án chất lượng sẽ nên giúp cho người xem hiểu rõ dự án đó là gì và hoạt động như thế nào. Hoặc cách khác, nếu dự án đã có được một sản phẩm đang hoạt động. Thì thậm chí có thể không có mô tả nào, như trong trường hợp của Curve Finance.
Nhưng bạn nên hết sức cẩn thận với các dự án thực hiện một trong ba điều sau đây:
1. Thường sử dụng những mô tả mơ hồ về lợi nhuận hơn là công nghệ. Đây là ý tôi muốn nói:
2. Thường diễn đạt bằng những thuật ngữ mơ hồ như là “cách mạng hóa – revolutionizing”, “phá vỡ – disrupting”, “tốt nhất – the best”, “tương lai – future”. Ví dụ:
3. Hứa hẹn rất nhiều về tính năng kỹ thuật lạ mắt, mà lại không thể nào giải thích rõ ràng cách chúng hoạt động. Những trường hợp như thế này đã có đến ba đến bốn tính năng bị gở bỏ khỏi Aave. Người viết quảng cáo thực ra không biết phải nói gì về chúng. Chúng thường chỉ kết thúc bằng những mô tả rất hời hơn và vụng về. Kiểu như là “đây sẽ là một trong những bước đổi mới quan trọng nhất của ngành lending”.
5. Thành viên của Team có ẩn danh không?
Maker, Compound, Uniswap, Aave, Yearn Finance – tất cả những người sáng lập của các giao thức này đều công khai danh tính. Và bạn có thể tra cứu họ trên Linkedin hay Twitter. Một người sáng lập công khai danh tính mà lại có một CV khá ấn tượng. Lại còn được hỗ trợ bởi những quỹ đầu tư hoặc nhà đầu tư mạo hiểm, thì lại càng trở thành một tín hiệu tốt.
Tất nhiên, một dự án DeFi của một nhóm ẩn danh nào đó cũng có thể thành công lớn. Nhưng trong trường hợp đó. Dự án có nguy cơ lớn hơn nữa gọi là lừa đảo “rug pull”. Có thể hiểu như là “exit scam” thành công. Nó hoạt động như thế này.
- Người sáng lập sở hữu rất nhiều token của dự án.
- Họ sẽ làm mọi thứ để khiến giá tăng.
- Sau đó bán toàn bộ tài sản.
Đó chính là những gì mà Chef Nomi – Founder của Sushi Swap đã làm. Và đã kiếm được 13 triệu đô la ETH trong quá trình giá SUSHI giảm. Công bằng mà nói, sau đó Cheft Nomi đã trả lại số tiền và giá sau đó đã phục hồi tốt. Chủ yếu cũng là nhờ sản phẩm có tiếng.
Ngược lại, một Founder không ẩn danh sẽ không mạo hiểm thực hiện hành vi như thế. Vì điều đó sẽ phá hủy danh tiếng của họ.
6. Có hay không giao thức “chuẩn bị ra mắt” nhưng vẫn chưa hoạt động?
Sẽ luôn an toàn khi bạn đầu tư vào những dự án đã vận hành giao thức của riêng họ. Ít nhất cũng là trên testnet (mạng thử nghiệm).
Lý do rất rõ ràng: nhiều dự án có IEO mà không có sản phẩm trực tiếp sẽ biến mất, không bao giờ trở lại. Hoặc giá của token của dự án đó sẽ giảm. Hoặc cả hai điều này xảy ra. Để minh họa cho điều mình vừa nói, tôi đã xem xét một số dự án DeFi tổ chức IEO vào tháng 7 năm ngoái. Meter, Meta và Anyswap.
Năm tháng sau đó, giá của những token này đã mất từ 70% đến 80% giá trị của chúng:
7. Có đợt pre-sale không?
Pre-sale nghĩa là đợt chào bán trước token của dự án, trước khi đợt chào bán chính thức cho công chúng diễn ra.
Tôi sẽ giải thích lý do vì sao việc chào bán trước token là một dấu hiệu xấu. Không phải lúc nào cũng như thế, nhưng “thường xuyên” là như thế.
Nếu bạn là một nhà phát triển nhiều tiềm lực và đang có một ý tưởng DeFi tuyệt vời. Bạn có thể sẽ tạo ra được một sản phẩm nguyên mẫu trước khi thực hiện bất cứ huy động vốn nào. Dù rằng nó rất đơn sơ, nhưng nó sẽ hoạt động và thể hiện được ý tưởng của bạn cho toàn thế giới.
Nhưng nếu bạn lại không đủ khả năng tự mình xây dựng bất cứ thứ gì. Mà bạn lại cần một số tiền tài trợ nhất định để tiếp tục. Và nếu như, mục tiêu của bạn rốt cuộc chỉ là kiếm được nhiều tiền rồi nhanh chóng biến mất. Thì khi đó bạn lại cần một đợt “pre-sale” (bán trước). Rốt cuộc, nó còn rẻ hơn nhiều so với một đợt IEO đầy đủ. Bạn có thể thực hiện pre-sale ngay trên trang web dự án.
Dưới đây là một số ví dụ đáng ngờ:
Những đặc điểm nhận biết dự án tốt và xấu
Nếu phải mô tả thế nào là một dự án DeFi tốt, tôi nghĩ có nẽ trông như thế này:
- Người sáng lập dự án là một developer có tiếng.
- dApp hoạt động trực tiếp trên testnet hay mainnet.
- Một ý tưởng độc đáo đáp ứng được nhu cầu thị trường DeFi.
- Không sao chép Uniswap, Compound, hay yEarn.
- Phần thưởng cho Yield farming là dưới 30% hoặc không có.
Còn đây, sẽ là mô tả về một dự án DeFI scam mà tôi sẽ không bao giờ đầu tư vào:
- Một nhóm ẩn danh nào đó tự xưng là “chuyên gia giỏi nhất về DeFi, đầu tư, giao dịch”
- Không có sản phẩm, mà lại có một roadmap đầy tham vọng.
- Phần thưởng cho Yield farming lên đến hơn 100%.
- Dự án có một cái tên na ná nhưng một nền tảng swap hoặc lending có tiếng nào đó.
- Hay giới thiệu mơ hồ từ ngữ như “cách mạng hóa ngành công nghiệp DeFi” nhưng lại không mô tả rõ ràng về công nghệ dự án.
- Hay hứa hẹn kiểu “tối đa hóa lợi nhuận”, “nền tảng tốt nhất”, “đầu tư an toàn 100%”…
DeFi chắc chắn có tương lai. Và có rất nhiều dự án đáng giá trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, vẫn có những nền tảng nửa vời, dự án DeFi scam, và những trò gian lận vẫn còn phổ biến. Điều đó khiến cho người mới bắt đầu khó phân biệt được đâu mới là nền tảng giá trị thật sự. Bạn có thể sử dụng danh sách 7 câu hỏi trên đây của tôi, hoặc tự phát triển một tiêu chuẩn đánh giá của riêng bạn.
Phần quan trọng là bạn phải nghiên cứu cẩn thạn và kỹ lưỡng trước khi quyết định mua bất kỳ token DeFi nào. Trong thị trường tiền điện tử, “tự nghiên cứu” chính là “câu thần chú”.
LƯU Ý: Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả và không nhất thiết đại diện hay phản ánh quan điểm của BeinCrypto.
Theo BeInCrypto