Ngân hàng Anh đã kêu gọi quy định chặt chẽ hơn đối với tiền điện tử do sự sụp đổ của FTX tình cờ xảy ra ở một quốc gia thành viên của Khối Thịnh vượng chung Anh (British Commonwealth).
Phó thống đốc ngân hàng trung ương Anh, ông Jon Cunliffe nói rằng tiền điện tử và các dịch vụ liên quan nên được quản lý chặt chẽ hơn. Theo kế hoạch ban đầu, Cunliffe sẽ nói về quy định của stablecoin, nhưng ông đã đề cập đến sự sụp đổ gần đây của sàn giao dịch tiền điện tử FTX trước tiên.
Lý do cho việc thắt chặt quy định
Trước sự sụp đổ của FTX gần đây, Cunliffe đã đưa ra một số lý do để đưa các hoạt động dịch vụ tài chính và các thực thể trong lĩnh vực tiền điện tử vào khuôn khổ quy định.
Đầu tiên, Cunliffe nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải bảo vệ các nhà đầu tư, nói rằng họ xứng đáng được hoạt động trong các thị trường công bằng. Tiếp theo, ông nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo đảm sự ổn định tài chính tổng thể.
Với sự tích hợp và quy mô của FTX trong hệ sinh thái tiền điện tử, khi sự sụp đổ diễn ra, đã dẫn đến những tác động lớn. Nhiều sàn giao dịch và dự án liên quan buộc phải đóng cửa hoặc hiện đang gặp khó khăn về tài chính nghiêm trọng.
Tuy nhiên, phó thống đốc chỉ ra rằng việc này may mắn không ảnh hưởng đến tài chính chính thống. Mặc dù vậy, Cunliffe khuyên rằng nên thiết lập một khuôn khổ pháp lý cho tiền điện tử để tránh hậu quả tiềm tàng này.
Lãnh thổ hải ngoại của Anh
Tuy nhiên, những lời kêu gọi về sự cần thiết của quy định từ ngân hàng trung ương Anh càng được nhấn mạnh hơn, khi xem xét đến việc FTX có trụ sở tại Bahamas, thuộc địa cũ của Anh và là quốc gia thành viên của Khối thịnh vượng chung Anh (British Commonwealth).
Trên thực tế, một số trung tâm tài chính nổi tiếng ở nước ngoài được biết đến với các quy định lỏng lẻo bao gồm cả những vùng thuộc Lãnh thổ hải ngoại của Anh như Bermuda, Quần đảo Cayman và Đảo Man.
Bên cạnh đó, chính phủ Anh cũng kêu gọi một cách tiếp cận toàn diện hơn đối với các quy định tiền điện tử nhằm giảm thiểu thiệt hại từ các sự cố tương tự.