Bộ trưởng Tài chính của Ấn Độ, bà Nirmala Sitharaman, tiết lộ kế hoạch của Ấn Độ về phát triển các quy trình hoạt động tiêu chuẩn (SOP) cho tiền điện tử trong nhiệm kỳ chủ tịch G20, từ ngày 1 tháng 12 năm 2022 đến ngày 30 tháng 11 năm 2023.
Sitharaman trước đây đã từng kêu gọi sự hợp tác toàn cầu để quyết định về tương lai của tiền điện tử và thận trọng khi chống lại việc áp dụng tiền điện tử chính thống với lý do rủi ro đối với sự ổn định tài chính. Tuy nhiên, sau một bài phỏng vấn với phóng viên Ấn Độ, Bộ trưởng tài chính lại cho biết rằng tiền điện tử cũng sẽ là một phần của Ấn Độ tại chương trình nghị sự trong nhiệm kỳ chủ tịch G20.
G20, hay Nhóm 20, là một diễn đàn toàn cầu để giải quyết các vấn đề lớn liên quan đến nền kinh tế toàn cầu. Theo Sitharaman, không quốc gia nào có thể một mình xử lý hoặc điều chỉnh được tiền điện tử một cách hiệu quả, bà nói thêm rằng:
“Giao dịch tài sản được tạo ra, mua và bán kiếm được lợi nhuận và quan trọng hơn là tất cả quốc gia này có thể hiểu được giao dịch tiền tệ, vậy tại sao chúng ta không thiết lập nó theo đúng mục đích nó được sử dụng?”
Sitharaman nhấn mạnh thêm rằng việc sử dụng tài sản tiền điện tử trong hoạt động rửa tiền đã được quan sát và phát hiện bởi cơ quan thực thi pháp luật của Ấn Độ, Cục thực thi pháp luật.
ấy nói thêm rằng các thành viên của G20 cũng thừa nhận họ có những mối quan tâm tương tự khi nhắc lại điều cần thiết là phải có sự tham gia của tất cả các quốc gia khi nói đến việc điều tiết hiệu quả tài sản tiền điện tử.
Vào ngày 7 tháng 10, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ đã phát hành một danh sách các tính năng được đề xuất và nguyên nhân đằng sau sự phát triển của đồng tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương (CBDC).
Tài liệu dài 51 trang tóm tắt các động lực chính cho việc phát hành đồng rupee kỹ thuật số, bao gồm sự tin cậy, an toàn, tính thanh khoản, tính hoàn thiện và tính toàn vẹn của thanh toán. Một số động lực lớn nhất đối với tiền kỹ thuật số của Ấn Độ là giảm chi phí hoạt động và cải thiện khả năng tài chính.