Những khó khăn khiến Bitcoin Suisse rút đơn đăng ký tại ngân hàng Thuỵ Sĩ là điều không bất ngờ. Mặc dù Bitcoin sinh ra để chống lạm phát nhưng Châu Âu cần thêm thời gian để chấp nhận.
Bitcoin Suisse là tổ chức quản lý tài chính tại Thuỵ Sĩ, bắt đầu gia nhập thị trường từ năm 2013. Đơn vị này chuyên mua, bán và nắm giữ tài sản tiền điện tử với mức AUM là 3 tỷ CHF cryptocurrencies. Mục tiêu của Bitcoin Suisse tận dụng Blockchain và biến Thuỵ Sĩ là “quốc gia tiền điện tử”.
Bitcoin Suisse rút đơn đăng ký tại ngân hàng Thuỵ Sĩ
Theo thông báo, hội đồng của Bitcoin Suisse đã rút đơn xin cấp giấy phép từ ngân hàng Thụy Sĩ. Hành động này không phải họ từ bỏ ý định hợp thức hoá tiền điện tử tại Thuỵ Sĩ. Mà là vì cơ quan FINMA chưa sẵn sàng để phê duyệt đúng hạn.
Được biết, nhà quản lý tài sản đã nộp đơn lên ngân hàng Thuy Sĩ từ tháng 7 năm 2019. Nhưng đến nay, lá đơn chưa được xét duyệt khiến họ tiếc nuối sự bùng nổ của Bitcoin năm 2020.
Mặc khác, Bitcoin Suisse cũng chính minh hiệu suất phát sinh lợi nhuận trong năm 2020. Khi doanh thu gộp cả năm vượt xa mốc 45 triệu CHF (tương đương 1,125 tỷ VNĐ). Lợi nhuận ròng là 15 triệu CHF (tương đương 375 tỷ VNĐ).
Nhưng có lẽ, họ cần thời gian để hoạt động sâu rộng hơn trong thị trường tiền điện tử. Để chính phủ của đất nước họ sớm nhận ra cơ hội phát triển kinh tế trong thị trường này.
Câu chuyện dài tập: Tiền điện tử gặp khó khăn với luật chống rửa tiền
Bản chất tiền điện tử, đặc biệt là Bitcoin, được tạo ra để chống lại lạm phát. Bởi Bitcoin là tài sản kỹ thuật số có nguồn cung có hạn và không thể tạo ra thêm.
Hoặc đề xuất stablecoin như USDT hay tiền thay thế fiat tại quốc gia như DCEP coin. Mục đích lý tưởng của chúng là giúp chính phủ kiểm soát dòng tiền lưu thông. Đồng thời, DCEP còn giúp Trung Quốc biết được thói quen chi tiêu của công dân Trung Hoa.
Mặc dù sinh ra để chống lạm phát, nhưng vấn đề nan giải của tiền điện tử là luật chống rửa tiền. Khi nhà đầu tư trở nên e ngại với các bộ luật về thuế và tính sở hữu.
Trong nhiều bài viết của BeInCrypto, những khó khăn từ chính phủ đang tạo hàng rào pháp luật. Nhờ vào sự phát triển của Bitcoin vượt trội hơn nhiều tài sản lưu trữ khác trong năm 2020. Mà hiện tại, chúng ta nhận thấy chính quyền Châu Âu và Mỹ đã dần “dễ thở” hơn với lĩnh vực này.
Nếu SEC chấp nhận đơn đăng ký quỹ Bitcoin ETF đầu tiên tại Mỹ trong năm 2021. Thì lúc đó, các nước phát triển có thể cởi mở hơn với tiền điện tử. Và biết đâu, ngân hàng tốt nhất thế giới tại Thuỵ Sĩ cũng sẽ chấp nhật đơn từ Bitcoin Suisse.
Theo BeInCrypto