Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ và thế giới đang trải qua tháng 10 tồi tệ, hãy cùng nhìn lại “tháng 10” trong lịch sử và xem xét thị trường tiền điện tử bị ảnh hưởng như thế nào.
Năm 1987, vụ sụp đổ thị trường chứng khoán Hoa Kỳ đã xảy ra vào tháng 10, một thời khắc không thể nào quên về nỗi đau này.
Xa hơn nữa, thị trường chứng khoán từng sập vào tháng 10/1929 và chạm đáy vào tháng 11, tương tự một cuộc đại suy thoái từng diễn ra năm 1932.
Tháng 10 tiếp tục gây ám ảnh vào năm 2008, giảm liên tuc đến tháng 3/2009, đây được xem như một trong những đợt suy thoái kinh tế toàn cầu trầm trọng nhất.
Năm 1974, thị trường cũng giảm mạnh vào tháng 10, mức giảm sâu nhất trong năm.
Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã ảnh hưởng đến tất cả các thị trường thế giới, buộc Cục Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ (Fed) phải can thiệp, lại một tháng 10 đáng nhớ.
Năm 1990, cuộc suy thoái tương tự như nền kinh tế hiện đại, tháng 10 và những tháng cuối năm giảm liên tục.
Năm 2022 như thế nào?
Ngày càng nhiều chuyên gia tài chính “sợ” tháng 10, bởi suy thoái luôn rình rập quý 4 hàng năm. Mỗi thị trường sẽ có mức tăng và giảm khác nhau, năm 2022, đánh dấu sự mất mát lớn nhất trong lịch sử tính theo đồng đô la và thiệt hai lớn thứ hai khi tính theo GDP (chỉ sau năm 2008).
Điều này ảnh hưởng đến danh mục đầu tư của tất cả mọi người, bao gồm cả quỹ lương hưu, dẫn đến làm giảm tài sản lương hưu (lãi suất cao hơn không bù đắp được) và làm cho tâm lý người già trở nên cực đoan hơn.
Chấp nhận rủi ro chuyển sang mô hình thắt chặt định lượng và tăng lãi suất. Trước đây, ông Paul Volcker, cựu chủ tịch Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang New York, giai đoạn 1975 – 1979, từng kéo Hoa Kỳ thoát khỏi lạm phát đình trệ với việc thắt chặt chính sách tiền tệ. Điều này giống với thời điểm hiện tại, khi Fed đang “siết” dòng tiền chảy ra thị trường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, nhiều nền kinh tế nhỏ hơn bị ảnh hưởng nghiêm trọng và có thể dẫn đến sụp đổ, đồng tiền của các quốc gia nhỏ sẽ không còn giá trị nữa.
Dừng thắt chặt định lượng và tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, đây là lựa chọn có thể áp dụng vào thời điểm này, tức là thúc đẩy nền kinh tế phát triển trở lại để lấn át những thiệt hại đã gây ra.
Chính sách thứ ba là thắt lưng buộc bụng, các chính trị gia phải đưa ra các biện pháp kích thích tài khóa nếu tỷ lệ thất nghiệp tăng hoặc mức lương thực tế bị “âm”, tương tự nước Anh và một số nước Châu Âu bây giờ.
Chỉ số S&P 500 có thể chạm đáy trong một hoặc hai tuần với với mức thoái lui 50%, kèm theo mức giá giảm liên tục mỗi ngày.
Không ai biết tương lai sẽ diễn ra như thế nào, nhưng một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang hiện ra rõ hơn bao giờ hết.
“Ngồi yên hay bắt đáy?” đang là câu hỏi gây nhiều băn khoăn nhất, những nhà tài chính hàng đầu của Phố Wall cho biết nên theo dõi thị trường trong 6 tháng tới, tức đến hết quý 1 năm 2023. Bạn là một nhà giao dịch giỏi và
Thị trường tiền điện tử những năm gần đây đều bị ảnh hưởng bởi thị trường chứng khoán, không khó để thấy đường giá khá giống giữa hai bên. Năm 2022, ngày càng nhiều nhà đầu tư thị trường truyền thống như bất động sản, chứng khoán, vàng và nhiều thứ khác bắt đầu tích trữ thêm tiền điện tử, mà cụ thể là Bitcoin (BTC).
Vì sao các cá voi lại mua Bitcoin? Điều dễ nhận thấy nhất là vốn hóa tiền điện tử nói chung và Bitcoin nói riêng vẫn còn quá nhỏ so với những thị trường kể trên. Hơn nữa, tính phi tập trung chắc chắn sẽ lên ngôi, bởi nếu bạn là triệu phú hay tỷ phú đô la thì bạn có muốn bị chính phủ theo dõi và tịch thu tài sản bất cứ lúc nào?
Hãy nhìn sang các tỷ phú Nga, một ngày đẹp trời khi Hoa Kỳ và Liên Minh Châu Âu (EU) thông báo về việc tịch thu du thuyền, trị giá hàng chục đến hàng trăm triệu đô la. Cùng với số tiền này, khi mua Bitcoin hay các altcoin tích trữ trong ví nóng như Metamask, Trust Wallet hoặc ví lạnh thì chính phủ nào có thể lấy tài sản. Đó là lý do, tiền điện tử sẽ ngày càng lớn mạnh trong tương lai.
Giá BTC đang giao dịch ở 19.132 đô la tại thời điểm viết bài.