Mã hóa là gì ?
Mà hóa là gì? Mã hóa thực chất là một phương pháp biến đổi thông tin dưới dạng bình thường trở nên không thể hiểu được nếu không có phương tiện giải mã. Hay nói một cách đơn giản và dễ hiểu hơn thì mã hóa chính là cách xáo trộn dữ liệu một cách lộn xộn mà chỉ 2 bên trao đổi thông tin mới có thể hiểu.
Về mặt kỹ thuật, mã hóa là quá trình chuyển đổi cấu trúc văn bản thuần túy mà con người có thể dễ dàng đọc được nhưng không thể hiểu được nội dung là gì. Cấu trúc này nếu hiểu theo thuật ngữ kỹ thuật gọi là bản mã. Lúc này toàn bộ thông tin văn bản ban đầu sẽ chuyển sang một dạng ngôn ngữ khác không giống với văn bản ban đầu.
Dữ liệu mã hóa có thể được thay đổi xuất hiện một cách ngẫu nhiên với các cấu trúc khác nhau. Dữ liệu này chỉ có người sở hữu phương tiện mã hóa mới có thể hiểu được. Mã hóa dữ liệu muốn thực hiện phải sử dụng khóa mã hóa. Khóa mã hóa có thể là một tập hợp các giá trị toán học mà người gửi và người nhận tin nhắn được mã hóa đều biết.
Mã hóa an toàn chính là dạng mã hóa có độ phức tạp cao. Như vậy bên thứ 3 dù lấy được dữ liệu mã hóa vẫn không thể giải được bằng Brute Force. Dữ liệu có thể được mã hóa ngay cả khi ở trạng thái nghỉ. Có nghĩa là dữ liệu đã được lưu trữ hay “quá cảnh” trong khi nó đang được di chuyển đi nơi khác.
Các loại mã hóa phổ biến nhất
Mã hóa là gì? Có những loại mã hóa nào phổ biến hiện nay? Nếu bạn tìm hiểu kỹ sẽ thấy hiện nay có rất nhiều loại mã hóa được sử dụng phổ biến biến trong cuộc sống. Tuy nhiên các loại mã hóa phổ biến nhất được cập nhật gồm có những loại sau đây.
Mã hóa theo trường phái cổ điển
Mã hóa theo trường phải cổ điển là một loại mã hóa thông dụng, phổ biến nhất hiện nay. Bởi vì so với các loại mã hóa khác thì mã hóa cổ điển là cách mã hóa đơn giản nhất. Đồng thời mã hóa cổ điển cũng có thời gian tồn tại lâu nhất trên thế giới. Vì vậy xét về độ phổ biến của các loại mã hóa thì mã hóa cổ điển là phổ biến nhất. Ưu điểm của mà hóa là gì? Sở dĩ mã hóa theo trường phái cổ điển thông dụng như hiện nay không chỉ vì ưu điểm đơn giản mà còn vì loại mã hóa này không cần khóa bảo mật. Do đó chỉ cần người gửi và người nhận cùng biết về thuật toán mã hóa cổ điển được sử dụng trong tài liệu thì sẽ dễ dàng đọc hiểu và biến đổi trở lại.
Mã hóa không cần khóa dù là một ưu điểm nhưng cũng là nhược điểm khiến nhiều người không hài lòng. Bởi vì cách mã hóa này được xem là không an toàn. Nếu một người thứ ba biết được thuật toán sử dụng mã hóa thì xem như dữ liệu mã hóa đã không còn được bảo mật nữa. Việc giữ bí mật thuật toán mã hóa cổ điển trở nên rất quan trọng nhưng điều này rất khó để thực hiện được một cách trọn vẹn trong thời gian dài. Việc sử dụng loại mã hóa dữ liệu theo trường phái cổ điển có khả năng rò rỉ thông tin rất lớn. Những người chuyên nghiệp chắc chắn có thể dễ dàng giải mã thuật toán và lấy cắp thông tin nhanh chóng.
Mã hóa theo hướng một chiều
Trong các loại mã hóa phổ biến nhất còn có loại mã hóa theo hướng một chiều. Loại mã hóa này dùng để mã hóa những thứ không cần dịch lại nguyên bản gốc tạo thành một chuỗi dữ liệu. Chuỗi này sẽ được lưu vào cơ sở dữ liệu chứ không lưu mật khẩu thô nên tính bảo mật rất cao. Nếu các hacker muốn trộm dữ liệu được mã hóa cũng không thể nào biến đổi thành văn bản khi không biết mật khẩu.
Khi đăng nhập dữ liệu mã hóa, mật khẩu của bạn sẽ được chuyển đổi thành ký tự. Sau đó hệ thống sẽ so sánh các ký tự này với mật khẩu trong cơ sở dữ liệu. Nếu so sánh khớp nhau thì tiến hành đăng nhập tiếp còn không sẽ báo lỗi. Đặc điểm của chuỗi mã hóa 1 chiều là trong cùng 1 điều kiến, dữ liệu đầu vào như nhau thì kết quả sau khi chuyển đổi sẽ giống hệt nhau. Chỉ cần chuyển đổi 1 ký tự trong chuỗi mã hóa thì chuỗi kết quả sẽ sai lệch sang một hướng khác. Mã hóa một chiều hiện nay sử dụng 2 dạng thuật toán đó là MD5 và SHA. Nếu bạn tải tập tin trên mạng thì đôi khi có thể thấy dòng chữ MD5 do tác giả cung cấp. Bạn chỉ cần so sánh file đã tải về với file gốc sẽ biết dữ liệu có bị lỗi hay không.
Nguồn: fptcloud.com