Tin nóng ⇢

Mặt tối của Phi tập trung: Phân cực, Hỗn loạn và Khan hiếm hàng hoá

Bài viết phản ánh khuynh hướng thổi phồng xung quanh Web3. Lấy viễn cảnh về một xã hội siêu phi tập trung, chúng ta nhận thấy phi tập trung tuyệt đối có thể gây chia rẽ cộng đồng nghiêm trọng, sụp đổ kinh tế, bất ổn xã hội và hiểm họa chiến tranh. 

Tiềm năng to lớn của Web3 chắc chắn rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, nếu những người mới vội vã lao vào một cách mù quáng mà không cân nhắc cẩn thận mặt tiêu cực thì rủi ro có thể khôn lường. 

Xã hội hiện tại đang chịu sức ép nặng nề từ mọi khía cạnh, từ phân cực chính trị, dịch COVID-19, biển đổi khí hậu, thiếu hụt việc làm, lạm phát cho đến nguy cơ chiến tranh thế giới thứ ba rình rập. Do đó, chúng ta ngày càng khao khát những cái mới và bị thu hút bởi Web3 cùng tính tự do mà nó mang lại.

Phần lớn chúng ta bị mê hoặc bởi niềm tin sai lầm "Web3 có thể sửa chữa Web2 và toàn bộ thế giới". Đó là quan điểm lạc quan quá mức vì những lỗ hổng của Web2 có thể bị lu mờ trong thế giới Web3.

Hãy cùng phân tích tính tập trung từ các cấp độ xã hội, chính trị, kinh tế và công nghệ.

Ở cấp độ tập trung cao nhất: Xã hội độc tài và thị trường tư nhân được xây dựng bằng công nghệ Web2. Web2 đã trao cho những công ty công nghệ hàng đầu quyền thống trị tuyệt đối. Với công cụ điều khiến dữ liệu trong tay, họ gần như loại bỏ mọi đối thủ cạnh tranh. Quyền lực chỉ tập trung trong tay một số người chơi.

Ở cấp độ phi tập trung cao nhất: Xã hội hoạt động theo nguyên tắc tự do và thị trường tư nhân được hỗ trợ bởi công nghệ Web3. Web3 giúp cho nhiều công ty (dưới dạng DAO) cùng tồn tại, song môi trường quá đông đúc khiến họ khó mở rộng quy mô. Quyền lực được phân phối cho nhiều người tham gia.

Ngày nay, xã hội nhìn chung có khuynh hướng tập trung hơn. Chúng ta có các chính phủ trung ương và ngân hàng trung ương, trong khi hầu hết dân chúng sống trong các nền dân chủ (thay vì chuyên quyền hay chủ nghĩa tự do). Web2 đã mang lại cho một số công ty công nghệ lớn quyền lực và quyền sở hữu đáng kể để chi phối thị trường tư nhân và đời sống hàng ngày của chúng ta. Trong tương lai, xã hội có thể trở nên phi tập trung hơn khi công nghệ Web3 mở ra cơ hội cho các tổ chức phi tập trung mới hình thành và hoạt động hiệu quả. Bằng cách hạn chế ảnh hưởng của những gã khổng lồ công nghệ và thúc đẩy thị trường cho những người mới gia nhập, sự chuyển dịch này sẽ cải thiện môi trường cạnh tranh ở một mức độ nào đó.

Bây giờ, để thấy rõ mặt trái của phi tập trung, ta hãy tưởng tượng một viễn cảnh cực đoan khi thế giới trở nên phi tập trung 100% và vận hành hoàn toàn trong Web3:

Truyền thông xã hội

Suốt nhiều năm qua, nền kinh tế dựa trên dữ liệu Web2 đã mở ra thời kỳ hưng thịnh cho các ông lớn ngành công nghệ. Trong khi đó, xã hội vẫn phân cực, gây ra thiệt hại đáng kể. Theo nhóm nghiên cứu từ Đại học Princeton, mạng xã hội không chỉ phản ánh sự phân cực mà còn ảnh hưởng đến nó. Bằng cách tạo ra nội dung mang tính cá nhân hóa, công chúng theo thời gian củng cố vững chắc niềm tin của mình và chia tách thành những nhóm độc lập. Điều này về lâu dài nếu trở nên cực đoan sẽ chia rẽ sâu sắc xã hội.

Trong thế giới "siêu" Web3 này, phi tập trung sẽ dẫn đến phân cực nặng nề. Mọi người sẽ phân thành nhiều cộng đồng phi tập trung khác nhau. Hiệu ứng buồng vang thông tin (echo chamber) sẽ càng trầm trọng hơn ở những cộng đồng này vì mỗi cộng đồng chỉ tin tưởng vào luồng thông tin mà họ muốn. Và thế là chúng ta đi đến một tình huống: phương tiện truyền thông tập trung không còn tồn tại mà thay vào đó chỉ còn lại những kênh tin tức phù hợp với niềm tin mà từng cộng đồng phi tập trung hướng đến. Thế là chúng ta không còn phải lo lắng về cuộc nội chiến tiềm tàng giữa cánh tả và cánh hủ, mà thay vào đó là nguy cơ chiến tranh giữa những nhóm ý thức hệ khác nhau.

Chúng ta sẽ trở nên khép kín hơn, kém cởi mở trước ý tưởng mới và không sẵn lòng hợp tác với nhau. Chúng ta thiếu hiểu biết, thiếu thấu cảm với những người bên ngoài vòng tròn xã hội của mình và tự cắt đứt các cơ hội mang lại lợi ích xã hội nói chung. Chúng ta sẽ không còn có thể giáo dục và vận động mọi người cùng chung tay thực hiện những hành động quan trọng như bảo vệ môi trường. Việc chia sẻ ý tưởng, đổi mới và toàn cầu hóa dần dần đi vào ngõ cụt. Rốt cuộc, tất cả mọi người đều phải lãnh hậu quả tồi tệ.

Chính phủ và trật tự xã hội

Theo sau thiệt hại do phương tiện truyền thông phi tập trung gây ra, xã hội có thể chìm vào tình trạng hỗn loạn. Chính phủ bị tước đi khả năng truyền đạt chính sách, mục tiêu và tầm ảnh hưởng đến cử tri một cách hiệu quả. Sự bất mãn kèm theo thiếu hiểu biết và bất lực dễ khiến cho người dân nảy sinh ý nghĩ họ không bao giờ có thể kiểm soát hay cải thiện cuộc sống của mình. Vụ bạo loạn ở trụ sở Quốc hội Mỹ ngày 6/1/2021 là một ví dụ.

Một số kết luận từ nghiên cứu của Đại học Princeton về phân cực chính trị:

  • Tính đa dạng mất đi cùng với sự phân cực làm giảm giảm khả năng hợp tác và chuỗi cung ứng xã hội – những yếu tố góp phần tạo nên xã hội lành mạnh.
  • Khi mọi người không còn duy trì tương tác xã hội, hệ thống chính trị không còn có thể đưa ra giải pháp cho vấn đề và cung cấp dịch vụ cần thiết cho xã hội.

Thái độ bất mãn lây lan cấp quốc gia, kết hợp với thị trường tài chính biến động và yếu kém, có thể trở thành một thảm họa. Trong 100 năm qua, kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của cử tri trong các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Mặc dù chính phủ Mỹ có thể tiếp tục điều hành ngân hàng trung ương của mình, nhưng nếu mọi người chọn nắm giữ phần lớn tài sản của họ bằng tiền điện tử, chính phủ và các cơ quan cấp dưới sẽ mất cả quyền kiểm soát kinh tế lẫn chính trị và trật tự xã hội. 

Tổng kết

Trên thực tế, bức tranh về một xã hội tuyệt đối phi tập trung như trên gần như là không tưởng. Dù là trong tương lai, chúng ta có lẽ cũng chỉ tiến đến cấp độ phi tập trung cao hơn một chút so với bây giờ. Tuy nhiên, ví dụ minh họa này có thể giúp bạn nhìn nhận rõ những vấn đề tiềm ẩn và có định hướng tốt hơn.

Cuối cùng, tập trung không hẳn là xấu. Ta vẫn cần một mức độ tập trung nhất định của Web2 để vận hành và cải thiện chất lượng cuộc sống. Web2 và Web3 không nên đối đầu mà cần cùng song hành và bổ trợ cho nhau.

Kayla Phillips

Có thể bạn quan tâm

Mục lục