Chúng ta hãy cùng xem xét lợi suất cho vay stablecoin đối với giao thức tài chính phi tập trung (DeFi) của Compound Finance V2 và phân tích xem, hiệu suất lợi nhuận, sự biến động và những yếu tố nào đang thúc đẩy lợi suất cho vay thế chấp các stablecoin thông qua giao thức DeFi. Cùng với đó, ta sẽ làm một vảng so sánh lợi suất “phi rủi ro” trong tài chính truyền thống (TradFi) với khái niệm lợi suất “rủi ro thấp” trong DeFi.
Mặc dù tất cả đều biết về sự sụp đổ gần đây của stablecoin thuật toán TerraUSD (UST) của Terra, nhưng những nhận địch trong bài viết này chỉ liên quan về lĩnh vực lợi suất cho vay thế chấp đối với các stablecoin tập trung, đặc biệt là những rủi ro và cơ hội khác nhau trong USDC và USDT (các loại tiền ổn định được hỗ trợ bởi fiat).
Thông qua đó, chúng ta có thể suy ra được, việc sử dụng stablecoin để cho vay thế chấp rủi ro thấp (trong DeFi) có thể tốt hơn đầu tư phi rủi ro trong thị trường tài chính truyền thống.
Phân tích lợi nhuận USDT/USDC
Một người dùng Compound đã "khóa" tài sản của họ vào bể thanh khoản nhằm tính toán tổng lợi suất cho vay bằng cách sử dụng exchangeRate (tỷ giá hối đoái) – một chỉ báo về giá trị lãi suất mà người cho vay có thể nhận được theo thời gian và lợi nhuận từ thời điểm T1 đến T2:
R (T1, T2) = exchangeRate (T2)/exchangeRate (T1) – 1.
Ngoài ra, lợi tức hàng năm đối với loại hình cho vay thế chấp này (giả sử lãi kép liên tục) có thể được tính như sau:
Y (T1, T2) = log (exchangeRate (T2)) – log (exchangeRate (T1)) / (T2-T1)
Mặc dù các bể thanh khoản của Compound hỗ trợ nhiều loại stablecoin như USDT, USDC, DAI, FEI,… chúng ta sẽ chỉ phân tích 2 stablecoin hàng đầu, là USDT và USDC, có vốn hóa thị trường lần lượt là 80 tỷ USD và 53 tỷ USD. Cùng nhau, hai đồng coin trên tạo ra hơn 70% tổng thị trường stablecoin.
Dưới đây là những sơ đồ thể hiện tổng sản lượng hàng năm, hàng tuần, hàng tháng và 6 tháng. Lợi suất hàng ngày có phần biến động, trong khi lợi suất hàng tuần, hàng tháng và 6 tháng lần lượt là phiên bản đơn giản hóa của một biểu đồ chi tiết hơn. USDT và USDC có mô hình tương đối giống nhau, vì cả hai đều trải qua một đợt lợi suất cao và biến động mạnh trong thời gian đầu năm 2021. Như vậy, ta có thể thấy, hiện nay đang có một số yếu tố tác động đến toàn bộ thị trường cho vay stablecoin.
Theo một giả thuyết, những yếu tố hệ thống có thể ảnh hưởng đến lợi suất cho vay là dữ liệu thị trường tiền điện tử (như giá BTC/ETH) và các biến động tương ứng của nó. Khi BTC và ETH đang trong xu hướng tăng dần, một số nhà đầu tư theo đuổi tị trường bull market có thể vay đầu tư từ các bể thanh khoản stablecoin để mua BTC/ETH, sau đó sử dụng BTC/ETH đã mua làm tài sản thế chấp để vay thêm stablecoin và lặp lại chu kỳ này cho đến khi đòn bẩy của họ đạt đến mức mong muốn. Ngoài ra, khi thị trường bước vào giai đoạn biến động mạnh, thị trường sẽ xuất hiện nhiều giao dịch tiền điện tử tập trung và phi tập trung hơn và có thể làm tăng nhu cầu stablecoin.
Bây giờ, để kiểm tra mối quan hệ của lợi suất stablecoin và dữ liệu thị trường tiền điện tử, chúng ta hãy thực hiện một phân tích hồi quy tuyến tính đơn giản để xem có bao nhiêu biến động trong lợi nhuận có thể được quy cho các yếu tố giá và biến động bằng cách sử dụng công thức sau:
Để đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này, chúng ta sử dụng giá trị R bình phương hiệu chỉnh, R-Squared, có phạm vi [0, 100%]. Mức 100% có nghĩa là năng suất được xác định hoàn toàn bởi các yếu tố trên.
Hồi quy của USDC/USDT trên thị trường BTC và thị trường ETH tương ứng dẫn chúng ta đến bảng R-Squared sau:
Dữ liệu thị trường ETH có sức giải thích (explanatory power) tốt hơn (18% & 17%) so với dữ liệu thị trường BTC (16% & 11%) trong việc xác định lợi suất của USDC và USDT. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, đặc biệt là do sự phổ biến ngày càng tăng của ETH và khả năng mở rộng trên thị trường DeFi kể từ đầu năm 2021. Và như ta đã thấy, giá tiền điện tử và các yếu tố biến động không thể chứng minh hết được mức lợi nhuận trong stablecoin. Chúng ta có thể kết luận rằng phải có các yếu tố khác giúp cải thiện điểm số từ mô hình cơ bản.
Ta đã thực hiện phân tích nghiên cứu bằng cách giới thiệu dữ liệu nguồn cung stablecoin lịch sử và dữ liệu giá chỉ báo kỹ thuật MACD vào mô hình. Nguồn cung cấp stablecoin (tổng số stablecoin được cung cấp cho các bể thanh khoản của Compound) ảnh hưởng đến tính khả dụng/khan hiếm của stablecoin và gián tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận. MACD là một chỉ báo động lượng quan trọng vì nó có thể giúp các nhà đầu tư động lượng quyết định khi nào nên sử dụng đòn bẩy và khi nào thì xóa bỏ đòn bẩy.
Chúng tôi nhận thấy sự gia tăng đáng chú ý về giá trị R bình phương hiệu chỉnh trong hồi quy, R-Squared, vì cả USDC và USDT đều tăng lên mức khoảng 60% -70%:
Từ dữ liệu này, chúng ta có thể nhìn ra rằng nguồn cung cấp stablecoin là một yếu tố đóng góp đáng kể, vì chỉ riêng mình nó đã có thể đưa mức chỉ lên khoảng 60% cho stablecoin trong cả hai thị trường. Có vẻ như 'nguồn cung' là một yếu tố chính trong việc ảnh hưởng đến lợi suất trên thị trường cho vay stablecoin. Điều này rất giống với thế giới TradFi, nơi nguồn cung tín dụng của Cục Dự trữ Liên bang sẽ ảnh hưởng đến lãi suất chung của toàn hệ thống.
Việc giới thiệu dữ liệu MACD (về giá BTC và ETH) mang lại sự cải thiện mức tin cậy. Trong trường hợp của thị trường BTC, sự đóng góp của chỉ báo này ít hơn nhiều so với yếu tố cung. Tuy nhiên, ta nhận thấy trong thị trường ETH, MACD có đóng góp độc lập rất nhiều vào giá trị R-Squared so với thị trường BTC. Điều này cho thấy rằng lợi suất cho vay stablecoin có tương quan với hoạt động giao dịch dựa trên động lượng trong ETH hơn là BTC.
Dưới đây là ví dụ về hệ số hồi quy cho lợi suất cho vay USDC trên thị trường ETH. Bảng cho thấy rằng giá ETH cao hơn, sự biến động và [nguồn cung stablecoin] thường có liên quan đến lợi suất cho vay USDC thấp hơn. Đồng thời, tín hiệu MACD càng mạnh thì lợi suất càng cao.
So sánh với lợi suất phi rủi ro truyền thống
Điều quan trọng ta phải làm là so sánh những lợi suất này với bản đối trên thị trường TradFi.
Vì lợi suất cho vay stablecoin bắt nguồn từ lãi suất thả nổi được thực hiện đối với các khoản vay thế chấp trên nền tảng Compound, nên chúng ta hãy chọn tỷ lệ Tài sản thế chấp chung (General Collateral – GC) được sử dụng trên thị trường tiền tệ truyền thống làm lãi suất phi rủi ro để làm yếu tố so sánh, vì nó cũng là lãi suất thả nổi với nợ kho bạc làm tài sản thế chấp khoản vay.
Dưới đây là biểu đồ giá trị danh mục đầu tư tương ứng với lợi suất cho vay USDC, lợi suất cho vay USDT và lãi suất GC. Tất cả các khoản đầu tư đều bắt đầu với giá trị ban đầu 100 USD vào năm 2020–05–01 và kết thúc vào năm 2022–05–01. Theo đó, lợi suất cho vay thế chấp USDT và USDC cao hơn lãi suất GC với một biên độ lớn. Mặt khác, đầu tư phi rủi ro kiếm được lãi suất GC hầu như không tăng trưởng trong cùng kỳ.
Lãi suất trung bình trong bảng dưới đây cũng xác nhận rằng lãi suất GC trung bình vào khoảng 0,08%, trong khi lợi suất cho vay USDC và USDT lần lượt là 3,71% và 4,51%.
Trong tương lai gần, có thể kết luận rằng tỷ lệ rủi ro thấp, ít nhất trong thị trường tiền điện tử, sẽ tiếp tục hoạt động tốt hơn lãi suất phi rủi ro trong thị trường TradFi. Lý do là vì những rủi ro hợp đồng thông minh, hoặc rủi ro thanh lý. Tuy nhiên, một lý do lớn hơn là sự tăng trưởng chậm hơn trong nguồn cung stablecoin so với sự tăng trưởng của nền kinh tế tiền điện tử nói chung. Để so sánh, thị trường TradFi đã chứng kiến sự tăng trưởng tín dụng lớn kể từ khi bắt đầu đại dịch Covid-19, điều này đã giúp đẩy lãi suất phi rủi ro xuống mức thấp trong lịch sử (xem mức tăng trưởng trong bảng cân đối của Fed bên dưới).
Kết luận
Chúng ta vừa phân tích lợi suất rủi ro thấp có sẵn từ việc cho vay thế chấp các stablecoin thông qua các giao thức DeFi. Mặc dù những lợi suất này có thể biến động hàng ngày, nhưng xu hướng chung của chúng có thể được giải thích tương đối tốt bởi giá BTC/ETH, độ biến động, nguồn cung stablecoin và MACD (hoạt động giao dịch theo động lượng). Chúng ta cũng đã so sánh những lợi suất này với lãi suất phi rủi ro trên thị trường TradFi, nơi ta thấy được hiệu quả hoạt động nhất quán trong thị trường tiền điện tử.