Nền tảng mạng xã hội thuộc sở hữu của Trung Quốc, WeChat vừa ban hành các quy định mới liên quan đến tài sản tiền điện tử. Nền tảng này hiện có hơn 1.2 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng.
Theo đó, WeChat sẽ hạn chế hoặc cấm các tài khoản phát hành, giao dịch hoặc tài trợ tiền điện tử và NFT. Những tài sản kỹ thuật số như vậy hiện được coi là “kinh doanh bất hợp pháp”.
Nếu vi phạm được phát hiện từ một trong các tài khoản, thì tài khoản đó sẽ được yêu cầu sửa lỗi đó trong một thời hạn nhất định. Tài khoản có thể bị hạn chế. Hoặc WeChat có thể chặn vĩnh viễn tài khoản vi phạm.
Các biện pháp phòng ngừa từ WeChat
Nhà phân tích cấp cao của công ty nghiên cứu Trivium, Bao Linghao cho biết cho đến nay không có quy tắc chính thức nào liên quan đến giao dịch NFT. Động thái của WeChat là một hành động phòng ngừa để giúp công ty không gặp khó khăn với các nhà quản lý.
Ông nói: “Các nhà quản lý Trung Quốc không thích đầu cơ dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả NFT.”
Bản thân WeChat là một ứng dụng trực thuộc Tencent Holdings. Với số lượng người dùng hoạt động hàng tháng đạt 1.3 tỷ người dùng. Do vậy, lệnh cấm chắc chắn sẽ có tác động đến lượng giao dịch NFT.
Kể từ tháng 4 năm ngoái, các tổ chức tài chính của Trung Quốc đã được yêu cầu không sử dụng NFT trong chứng khoán, bảo hiểm, tổ chức cho vay và kim loại quý.
Các tổ chức ngân hàng cũng được khuyến cáo không tạo điều kiện cho các giao dịch thương mại liên quan đến NFT. Hành động này dường như là một phần trong nỗ lực hạn chế giao dịch tài sản kỹ thuật số của chính phủ Trung Quốc. Mặt khác, công ty môi giới Guosheng Securities chỉ ra rằng Trung Quốc có khả năng sẽ giới thiệu một nền tảng giao dịch thứ cấp tập trung cho NFT.
Trung Quốc và NFT
Trung Quốc coi NFT có tiềm năng trở thành một phương tiện gây quỹ, cả hợp pháp và bất hợp pháp. Do đó, người ta lo ngại rằng các “ngân hàng ngầm” hoặc dịch vụ cho vay nặng lãi sẽ xuất hiện, cũng như các hoạt động ngân hàng núp bóng.
Sự nghiêm khắc của chính phủ Trung Quốc cũng áp dụng đối với tài sản tiền điện tử, như đưa ra lệnh cấm Bitcoin và các loại tiền ảo khác làm phương tiện giao dịch. Không chỉ vậy, việc tổ chức các sự kiện ICO, cũng như các hoạt động khai thác tiền điện tử, cũng hoàn toàn không được phép tại quốc gia này.
Mặt khác, Trung Quốc cũng có bộ sưu tập kỹ thuật số của riêng mình tách biệt với thị trường NFT toàn cầu. Bộ sưu tập được phát hành trên một số blockchain nhất định có ứng dụng được chính quyền địa phương cho phép. Bộ sưu tập kỹ thuật số có thể được mua bằng Nhân dân tệ. Tuy nhiên, không được phép bán lại các bộ sưu tập đó trên thị trường thứ cấp.
Trong khi chính phủ thắt chặt các quy tắc liên quan đến việc sử dụng NFT, một số công ty khổng lồ từ Trung Quốc đã thực sự bắt đầu kinh doanh NFT ở thị trường nước ngoài. Ví dụ: Bilibili có kế hoạch phát hành 10,000 bộ sưu tập hình đại diện độc đáo thông qua CryptoNatty. TikTok, một nền tảng chia sẻ video thuộc sở hữu của ByteDance cũng đã phát hành bộ sưu tập NFT vào tháng 10 năm ngoái.
Theo BeInCrypto