Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, Craig Wright gọi Bitcoin là vô dụng và cho hay sẵn sàng bán đi số lượng lớn Bitcoin khi đến thời điểm thích hợp.
Bitcoin đã phải hứng chịu tất cả ánh nhìn hoài nghi kể từ khi ra đời. Bất chấp điều này, nó vẫn thu hút nhiều người đầu tư và duy trì vị thế đứng đầu trong các loại tiền điện tử. Tuy nhiên, với sức cạnh tranh của Ethereum và nhiều loại crypto khác ngày càng nhiều người bắt đầu đặt câu hỏi liệu ứng dụng của Bitcoin là gì và vị thế của Bitcoin có phải chăng không thể lay chuyển?
Buterin đăng tải một bài viết dài để đáp lại những nghi ngờ xung quanh Bitcoin. Ông tin Bitcoin có những lợi thế thực sự về văn hóa và cấu trúc, khiến nó trở thành tài sản đáng được nắm giữ và sử dụng. Sau đây tôi sẽ tổng hợp bài viết của Buterin.
Chúng ta luôn nghe câu nói “Tương lai là của blockchain, không phải bitcoin”. Tất nhiên, tương lai của thế giới sẽ không chỉ nằm ở một loại tiền điện tử mà còn nhiều đồng coin khác nữa tương tự Ethereum (ETH). Đây là tài sản mới, năng động hơn, thu hút lượng lớn người dùng đại chúng. Người dùng mong muốn truy cập nhanh chóng vào hệ thống DeFi và trải nghiệm game hiệu quả trên blockchain.
Tuy nhiên, nếu những điều trên không thể thực hiện thì Bitcoin sẽ tiếp tục dẫn đầu? Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta sống trong một thế giới mà đa số các loại tiền điện tử đều lừa đảo và không có ứng dụng thực tế? Bài viết sẽ bàn luận về những vấn đề này.
Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy hiểm nguy
Nhiều người tin rằng Vladimir Putin là một nhân vật hiền lành và ông chỉ đang bảo vệ nước Nga trước sự lấn tới của phương Tây. Đây là một ví dụ khi có nhiều luồng ý kiến xung quanh một vấn đề, chúng ta cần tự đưa ra ý kiến riêng cho bản thân và kham khảo thêm những người xung quanh.
Blockchain về cơ bản là một công nghệ bảo mật, bảo vệ và giúp chúng ta phát triển trong thế giới tương lai. Blockchain sẽ được sử dụng hàng ngày bởi những người không có tài khoản ngân hàng hoặc không đủ điều kiện tiếp cận ngân hàng, người hành nghề chưa được hợp thức hóa, người tị nạn và nhiều nhóm khác, đây sẽ là phương tiện thanh toán và nơi cất giữ tiền tiết kiệm.
Để đạt được điều này, public blockchain phải hy sinh rất nhiều cho bảo mật:
- Blockchain yêu cầu hàng nghìn xác minh độc lập để mọi giao dịch được chấp nhận.
- Không giống như các hệ thống tập trung nơi giao dịch được xác nhận trong vòng vài trăm mili giây, blockchain yêu cầu người dùng đợi từ 10 giây đến 10 phút để xác nhận.
- Blockchain yêu cầu người dùng hoàn toàn chịu trách nhiệm về xác thực của chính họ: Nếu bạn mất private key, bạn sẽ mất token của mình.
- Blockchain hy sinh quyền riêng tư và yêu cầu công nghệ tốn kém và phức tạp hơn.
Để hoàn thành tốt những điều này cần có hai yếu tố chính: (1) Một nền tảng công nghệ vững mạnh và (2) Một nền văn hóa chấp thuận. Các thuộc tính chính trong công nghệ cần đạt được tính đơn giản hóa và thuần toán học. Thiết kế giao thức có thể sử dụng trong hàng thập kỷ sau, sự kết hợp của công nghệ và dữ liệus chính là một tác phẩm nghệ thuật.
Yếu tố thứ hai là văn hóa, đây phải là một nền văn hóa có khả năng tự bảo vệ, không phụ thuộc vào tác nhân chính phủ và doanh nghiệp độc quyền cũng như các tác nhân xấu trong không gian tiền điện tử.
Những người dùng của Ethereum có thể tận hưởng niềm vui vào cuối ngày khi họ biết ETH dùng để làm gì và giải quyết được gì.
Nhiều người sẽ thắc mắc tại sao Vitalik có những cuộc gặp gỡ nhiều chuyên gia về kinh tế và chính trị trên toàn cầu. Liệu rằng nó có mang đến lợi ích cho hệ sinh thái Ethereum hay không. Nhưng có ý kiến cho rằng Vitalik là người thích đi du lịch khắp thế giới để củng cố địa vị, thích gặp gỡ những người quan trọng và cảm thấy được tôn trọng.
Nhiều người theo quan điểm "blockchain, không phải bitcoin" tin rằng cryptocurrency là ứng dụng đầu tiên của blockchain, nhưng tiềm năng thực sự của blockchain nằm ở những khía cạnh khác lớn hơn nhiều. Hãy xem qua một số điều đáng chú ý trong Ethereum WhitePaper:
- Phát hành token
- Những vấn đề tài chính phát sinh
- Stablecoin
- Hệ thống đánh giá và định danh
- Lưu trữ tệp phi tập trung
- Tổ chức tự trị phi tập trung (DAO)
- Game P2P
- Dự đoán thị trường
Nhiều ứng dụng trong các danh mục này đã được khởi chạy và có một lượng người dùng nhất định. Điều đó cho thấy người sử dụng tiền điện tử thực sự coi trọng việc trao quyền cho cộng đồng. Những người thành công thường tích trữ của cải và thực hiện thanh toán, theo một báo cáo không chính thức có khoảng 3% dân số Argentina, 6% người Nigeria và 12% người Ukraine sở hữu tiền điện tử. Gần đây nhất là sự kiện quyên góp tiền điện tử cho chính phủ Ukraine với số tiền hơn 100 triệu USD bao gồm nhiều khoản đóng góp của các tổ chức phi chính phủ.
Tập trung vào lợi nhuận
Sau đây là một quan niệm sai lầm phổ biến về lý do tại sao Bitcoin không hỗ trợ các hợp đồng thông minh (smart contract). Bitcoin coi trọng sự đơn giản, đặc biệt là độ phức tạp kỹ thuật thấp, để giảm nguy cơ xảy ra sai sót. Do đó, Bitcoin không muốn thêm các chức năng phức tạp hơn cũng như opcode để hỗ trợ các hợp đồng thông minh phức tạp tương tự Ethereum. Đây là một quan niệm sai lầm.
Trên thực tế, có nhiều cách để làm phong phú thêm cho Bitcoin và người dùng có thể tìm được nhiều đề bằng cách gõ từ khóa "contract" trong kho lưu trữ. Lý do không bổ sung thêm hợp đồng không phải là vì các nhà phát triển Bitcoin thấy giá trị của nó đã đủ, mà họ không chấp nhận một giao thức quá phức tạp. Thay vào đó, đội ngũ phát minh Bitcoin lo ngại rủi ro hệ sinh thái sẽ trở nên cầu toàn hóa khi lượng người dùng tăng cao.
Tình huống khó khăn của Ethereum với công cụ khai thác (miner extractable value – MEV) là một ví dụ thực tiễn. Trong Ethereum, việc thiết lập ứng dụng để người tiếp theo được nhận thưởng sau khi tương tác với hợp đồng khá dễ dàng. Từ đó, các traders và miners phải tranh giành nó, làm tăng đáng kể nguy cơ tập trung mạng và đòi hỏi các kế hoạch giải pháp phức tạp. Rất khó để Bitcoin có thể xây dựng các ứng dụng rủi ro có hệ thống như vậy, phần lớn là do Bitcoin thiếu sự phong phú và tập trung tính đơn giản.
Lỗi hệ thống cũng có thể xảy ra mà không liên quan đến kỹ thuật. Do Bitcoin chỉ là một loại tiền tệ, Bitcoin yêu cầu tương đối ít nhà phát triển, Bitcoin chỉ là một loại tiền tệ giúp giảm bớt áp lực cho họ trong việc tiếp tục bổ sung các tính năng mới để theo kịp đối thủ.
Một loại tiền tệ không thể kích hoạt một hệ sinh thái gồm các ứng dụng phi tập trung phức tạp và có rủi ro cao nếu thiếu sự mở rộng. Bitcoin là một tài sản trú ẩn, nếu Ethereum tiếp tục phương pháp tiếp cận tập trung vào layer-2 thì có thể được bảo vệ phần nào bằng cách tách biệt khỏi hệ sinh thái ứng dụng mà nó cho phép.
Dự án thành công sớm chưa chắc đã tốt
Nhiều ngành và lĩnh vực cũng có xu hướng tương tự. Đầu tiên, một số công nghệ mới và thú vị được phát minh hoặc cải tiến bằng những bước tiến nhảy vọt. Ban đầu, khi công nghệ còn sơ khai, hầu như không ai coi nó như một khoản đầu tư. Tính rủi ro quá cao và cũng thiếu cơ sở thu hút nhà đầu tư. Vì vậy, những người đầu tiên tham gia sẽ là những người tin tưởng dự án, đam mê công nghệ và thấy được tiềm năng trong tương lai.
Họ bắt đầu lùng sục hệ sinh thái để tìm cách kiếm tiền và rất nhiều vốn đầu tư mạo hiểm (VC) mong muốn có được nguồn đầu tư hỗ trợ của chính mình. Trong một số trường hợp, những kẻ lừa đảo tạo ra các blockchain không có giá trị xã hội để kêu gọi đầu tư. Ranh giới này rất khó nhận thấy được.
Ngành công nghiệp blockchain đang dần thay thế giá trị triết học và lý tưởng bằng các giá trị lợi nhuận ngắn hạn và chỉ báo nổi bật về quy mô tiền khai thác ngày càng tăng. Những cộng đồng blockchain nào coi trọng quyền tự chủ, quyền riêng tư và sự phân quyền, đồng thời hy sinh nhiều để đạt được điều đó? Cộng đồng blockchain nào chỉ muốn tăng vốn hóa thị trường của họ và kiếm tiền cho những người sáng lập và nhà đầu tư? Biểu đồ trên đã chỉ rõ.
Những điều trên giải thích tại sao vị thế mở đường của Bitcoin mang lại lợi thế mà khó loại tiền điện tử nào có được trong nhiều năm qua. Tuy nhiên nhiều người không muốn Bitcoin thống trị mãi.
Nếu bạn muốn duy trì bản sắc khác riêng, bạn cần một nền văn hóa thực sự mạnh mẽ, tích cực chống lại sự đồng hóa bởi những nền văn hóa thống trị thế giới.
Như đã đề cập ở trên, blockchain là một phong trào phản văn hóa nhất định nhằm tạo ra và bảo tồn một cái gì đó khác với loại hình chính thống. Blockchain là một trong số ít những thứ có thể phổ biến toàn cầu ngay cả khi thế giới bị chia cắt thành nhiều khối kinh tế-xã hội riêng biệt. Trong thời đại mà ngày càng nhiều người sử dụng quyền kiểm duyệt để có thể kiểm soát đối thủ một cách nhanh chóng, blockchain kiên định tiếp tục mở rộng quyền tự do.
Đáp lại những kẻ mạnh cố ép buộc bạn đi theo hướng chính thống, bạn phải giữ vững những giá trị riêng của mình. Bởi lẽ một khi đã thỏa hiệp một lần thì sẽ có những lần sau. Cộng đồng blockchain cũng phải chống lại các tác nhân xấu nội bộ, bao gồm những điều sau đây:
- Những kẻ lừa đảo dựa vào các dự án vô giá trị để trục lợi nhất là tính phi tập trung của blockchain.
- Một số tổ chức muốn dùng quyền lực của mình để tiếp quản sự phát triển của các blockchain và thúc đẩy các thay đổi về giao thức cho phép tập trung hóa.
Những kẻ xấu cố gắng hòa nhập vào cộng đồng của bạn, về mặt tâm lý nó khó có thể chỉ trích những đối tượng này vì họ có thể đã trở thành một người quen của bạn. Do đó, bất kỳ nền văn hóa nào coi trọng mối quan hệ đều sẽ dễ dàng từ bỏ khi đối mặt với thách thức, khiến những kẻ lừa đảo có thể tự do vét sạch ví của những người mới.
Có một công cụ gắn kết mạnh mẽ có thể giúp cộng đồng duy trì nội bộ xung quanh các giá trị riêng biệt của mình và tránh sa lầy, đó là niềm tin và tinh thần phục vụ sứ mệnh cốt lõi, ngay cả khi không kết nối trực tiếp.
Giới truyền thông đã hoài nghi trước cuộc thảo luận về phong trào Bitcoin, nhưng điều này sẽ có lợi khi các công ty công nghệ có vị thế cao tham gia giải quyết vấn đề. Phong trào này nhắc nhở những người đầu tư Bitcoin rằng các phương tiện truyền thông chính thống về cơ bản thể hiện đạo đức giả, cố bôi nhọ tiền điện tử chủ yếu dùng để rửa tiền và khủng bố.
Trở thành người theo chủ nghĩa Bitcoin hàng đầu
Các phương tiện truyền thông thường chế nhạo chủ nghĩa này là một giáo phái cánh hữu nguy hiểm, độc hại và là một con hổ giấy sẽ biến mất khi các loại tiền điện tử khác xuất hiện. Tuy nhiên, Bitcoin độc tôn không được lập luận dựa vào hiệu ứng mạng. Một khi tiền điện tử đủ lớn, có đủ tính thanh khoản để hoạt động, các bộ xử lý thanh toán tiền điện tử đa dạng có thể thêm Bitcoin vào bộ sưu tập của mình. Nên khái niệm sai lầm khi tuyên bố Bitcoin nổi lên nhờ hiệu ứng mạng, lỗi thời và có thể sụp đổ bất kỳ lúc nào.
Các loại tiền điện tử như Bitcoin, với những lợi thế về văn hóa và cấu trúc, hoàn toàn có thể trở thành loại tài sản đáng để nắm giữ và sử dụng. Bitcoin là một ví dụ điển hình, dù chắc chắn không phải là duy nhất. Tất nhiên, các loại tiền điện tử khác vẫn tồn tại và những người ủng hộ Bitcoin luôn sẵn lòng hỗ trợ và sử dụng không chỉ vì lợi ích của đồng tiền này, mà còn thể hiện một nhận thức rất thực tế rằng hầu hết các tài sản tiền điện tử khác đều có nguy cơ lừa đảo cao. Văn hóa không khoan nhượng là không thể tránh khỏi, đồng thời bảo vệ người mới và đảm bảo họ sở hữu một khoảng tiết kiệm như mong muốn.
Việc lừa một người mới tránh khoản đầu tư có kết quả tốt vẫn còn hơn là để họ phá sản bởi một kẻ nói dối. Khiến hàng triệu người khó chịu bằng cách theo đuổi niềm tin của mình vẫn tốt hơn là cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người để rồi kết cục không có gì. Hãy dũng cảm chiến đấu cho các giá trị của bạn và đi đến cuối cùng.
Tổng kết
Theo nhận định của tôi, cả Bitcoin và Ethereum đều là tài sản đáng để nắm giữ dài hạn. Bitcoin đã khẳng định vị thế của mình trong suốt những năm qua, còn Ethereum đang là hệ sinh thái mạnh mẽ nhất với số lượng giao thức hoạt động nhiều nhất.