Ngân hàng Trung ương Nga đang tích cực làm việc để tạo ra một hệ sinh thái của đồng rúp kỹ thuật số. Đồng thời, cơ quan nhấn mạnh vào lệnh cấm nghiêm khắc nhất đối với Bitcoin và các loại tiền điện tử khác.
Đồng tiền kỹ thuật số nguyên mẫu của Ngân hàng Trung ương Nga (CBDC) đã sẵn sàng. Nhưng mãi đến năm 2023, cơ quan quản lý dự kiến sẽ thực hiện công khai các giao dịch thử nghiệm đầu tiên. Hiện tại, đồng rúp kỹ thuật số đang được thử nghiệm bởi một nhóm các ngân hàng được cơ quan quản lý lựa chọn, bao gồm: Sberbank; Tinkoff Bank và VTB.
Tại sao Ngân hàng Trung ương cần đồng rúp kỹ thuật số?
Đồng rúp kỹ thuật số là phiên bản hiện đại của đồng rúp giấy và được sử dụng trên internet. Theo Olga Skorobogatova, Phó Chủ tịch thứ nhất Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga, chúng sẽ chỉ khác nhau về hình thức. Nếu như tiền vật lý là một tờ giấy trong ví thì tiền kỹ thuật số là một đoạn mã trên máy tính. Theo Giám đốc tài chính và người đứng đầu hoạt động giao dịch tại ICB Fund, Chen Limin giải thích:
“Cryptoruble là một phiên bản hoàn toàn không dùng tiền mặt của đồng rúp”
Nhưng nhìn chung, giá trị của hai loại tiền tệ này cũng tương tự nhau. Phiên bản kỹ thuật số của tiền tệ quốc gia sẽ cung cấp cho cơ quan quản lý các đòn bẩy và công cụ mới để tác động đến hệ thống tài chính. Chúng cũng có khả năng kiểm soát dòng tiền. Lập trường này trước đó đã được thể hiện bởi các đại diện của lĩnh vực ngân hàng Nga.
Các chuyên gia dự đoán về vai trò của đồng rúp kỹ thuật số
Trước đây, người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Elvira Nabiullina cho biết, đồng rúp kỹ thuật số sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán xuyên biên giới trong bối cảnh nền kinh tế thế giới số hóa. Mặc khác, chúng sẽ giảm chi phí giao dịch cho người dùng và giúp tối ưu hóa hệ thống tài chính.
Các chuyên gia tin rằng tiền kỹ thuật số cần thiết khi cơ quan quản lý đủ trách nhiệm giám sát tổng thể. Thông qua internet, tiền tệ này sẽ hiệu quả hơn trong chi tiêu công quỹ. Một công cụ như vậy sẽ giúp giảm thiểu tham nhũng và gian lận tiền công. Tất cả các giao dịch giữa người dùng sẽ được thực hiện trực tiếp và dưới sự kiểm soát của Ngân hàng Trung ương.
Các cơ quan tài chính có thể giam sát dòng tiền và mục đích sử dụng tiền
Trong một cuộc phỏng vấn cho BeInCrypto, ứng viên Khoa học Kinh tế, người đứng đầu chương trình Kinh tế Kỹ thuật số tại Đại học IMEB RUDN, Sofia Glavina, cho biết việc sử dụng công nghệ sổ cái phân tán có thể làm giảm thành phần tham nhũng trong nước. Ngoài ra, Chen Limin từ Quỹ ICB cho rằng loại tiền tệ này sẽ tăng cường khả năng quản lý của chính phủ, cô phát biểu rằng:
“Tất cả điều này được giới thiệu chủ yếu nhằm mục đích tăng cường kiểm soát: Tất cả các chuyển khoản sẽ được chuyển đến ngân hàng trung ương trong nháy mắt; cơ quan quản lý sẽ có thể tự mình chặn bất kỳ chuyển khoản nào mà không mất thời gian cho các yêu cầu đến ngân hàng; cũng như bất kỳ tài khoản nào cũng có thể bị đóng băng nếu họ muốn, ”
Theo chiến lược gia của Exante, Janis Kivkulis, cũng tán thành tiền tệ của CBDC giúp tăng cường kiểm soát. Chuyên gia này cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Vedomosti.
“Thế giới đang chuyển từ một phương tiện thanh toán toàn cầu thực sự – vàng sang coin.[…] Giờ đây, chúng tôi có tiền nhưng không dùng tiền mặt, (tiền điện tử) vốn đã rất dễ theo dõi. Và các loại tiền kỹ thuật số mở ra toàn bộ chuỗi giao dịch cho người kiểm soát ”
Tại sao Bitcoin không phù hợp với các mục đích của Ngân hàng Trung ương?
Về lý thuyết, Ngân hàng Trung ương là một cơ quan trung gian giám sát tiền tệ. Nhưng ngược lại, Bitcoin là một hệ sinh thái thanh toán phi tập trung, nghĩa là không có sự can thiệp của chính phủ. Do đó, mục đích và vai trò của Ngân hàng trung ương và Bitcoin khá đối nghịch.
Một lý do khác, tiền điện tử tư nhân không mang lại lợi nhuận cho nhà nước. Ngược lại, nhà nước muốn thu thuế và kiểm soát các dòng tài chính bằng đồng tiền quốc gia (fiat). Bitcoin và các Altcoin tư nhân khác lại không phục vụ được yêu cầu trên.
Cuối cùng, tiền điện tử có tính thanh khoản cao và dễ gây trượt giá. Yếu tố này khiến nhiều người có tâm lý không ổn định đối với tiền điện tử. Ngoại trừ stablecoin, Bitcoin và Altcoin không thuận tiện để trở thành một phương tiện thanh toán. Lập luận này được rút ra từ tình hình thanh toán Bitcoin tại El Salvador.
Nga sẽ không gây áp lực như Trung Quốc
Vào tháng 1 năm 2022, Ngân hàng Trung ương đã bày tỏ quan điểm nghiêm ngặt nhất đối với tiền điện tử. Cơ này này kêu gọi cấm hoàn toàn việc lưu hành của chúng ở Nga. Bộ Tài chính, cũng như một số ban ngành và tổ chức ngành khác, đã phản đối quy định trừng phạt này.
Thâm chí, các cơ quan tại Nga đề xuất phiên bản luật của riêng họ. Theo báo cáo đó, tiền điện tử cần được ngang bằng với tiền tệ vật lý. Trong buối cảnh Nga bị nhiều quốc gia cô lập và chịu lệnh trừng phạt quốc tế. Tiền điện tử được xem là giải pháp giúp Nga giảm áp lực từ lệnh trừng phạt.
Trong một kịch bản lạc quan, tiền điện tử sẽ được hợp pháp hóa như một tài sản đầu tư. Hiện tại, tiền điện tử được xem là tài sản và phải chịu thuế tài sản. Theo Limin của ICB Fund, các nhà chức trách có thể thúc đẩy mọi người đầu tư vào cổ phiếu. Chính phủ Nga cũng dễ kiểm soát việc chuyển tiền ra nước ngoài thông qua tài sản kỹ thuật số.
Theo BeInCrypto