Tin nóng ⇢

Robinhood và GameStop đã dạy chúng ta điều gì

Bất kì ai cũng có thể dùng ứng dụng Robinhood để mua Bitcoin, Dogecoin hay cổ phiếu. Ben Mezrich tác giả cuối “Tỷ phú Bitcoin” ví điều này như một con dao hai lưỡi. 

Đã gần tám tháng kể từ đợt short queeze (bán non) cổ phiếu của GameStop vào tháng 1 năm 2021 nhưng ảnh hưởng của sự kiện này vẫn còn kéo dài.

Vào ngày 28 tháng 1 Robinhood đã tạm dừng giao dịch cổ phiếu GameStop (giao dịch dưới ký hiệu GME) và phải đối mặt với số tiền phạt và những thiệt hại do ngừng các giao dịch cổ phiếu Meme và tiền điện tử như Dogecoin — mặc dù hoạt động kinh doanh tiền điện tử của công ty vẫn tiếp tục phát triển.

Trong một cuộc phỏng vấn tuần này trên podcast Decrypt Daily, Ben Mezrich mô tả Robinhood như một con dao hai lưỡi đối với các nhà đầu tư trẻ.

Robinhood đã tạo ra một ứng dụng vô cùng thú vị. Nó đã gamify (ứng dụng các tính năng của game) Phố Wall đến mức khiến nó trở nên dễ dàng như một trò chơi điện tử. Không mất phí và không cần nhiều kiến thức, bạn vẫn có thể  mua và bán cổ phiếu,” Mezrich nói. “Mặt trái của điều này… là những người bình thường có thể sẽ mất rất nhiều tiền nếu họ không nhìn trước được những điều có thể xảy ra.”
 

Mezrich coi Robinhood là sự cân bằng tuyệt vời, đưa công cụ của Phố Wall đến Main Street. Nhưng điều đó không có nghĩa là những người hàng xóm bên cạnh có sự bảo vệ giống như những người buôn bán trong tòa tháp. Các nhà đầu tư Phố Wall đang làm việc với một lượng lớn tiền của người khác – và có các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu rủi ro; họ có khả năng để đối mặt với rủi ro. Không như những người vốn đã giàu có “Một người bình thường bỏ 1.000 đô la vào cổ phiếu và khi giá giảm xuống họ sẽ không lấy lại được số tiền đó. Họ cũng không có căn biệt thự nào để trở về thay vào đó họ mất số tiền dự định dùng để trả tiền thuê nhà”
 

Robinhood đã rất chú trọng đến mục tiêu là các nhà giao dịch trẻ tuổi, những người có thể thiếu kinh nghiệm để hiểu toàn bộ những rủi ro. (Trớ trêu thay, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 lại bắt nguồn từ việc những người có kinh nghiệm không hiểu những rủi ro, hoặc phớt lờ chúng).

Đầu năm nay, công ty đã nộp phạt 70 triệu USD cho Cơ quan quản lý tài chính. Trong số các vi phạm có bao gồm hành vi liên tục “thông báo thông tin sai lệch và gây hiểu lầm”  của Robinhood cho người tiêu dùng. Để lên án Robinhood, FINRA đặc biệt nhắc đến cái chết của Alex Kearns, một sinh viên đại học 20 tuổi đã tự tử vào năm 2020 sau khi nghĩ rằng mình đã mất hơn $700.000 khi giao dịch trên nền tảng này. 

Mezrich nhận xét: “Nền tảng này giống như miền Tây hoang dã vậy, không có bất kỳ quy định nào vì vậy bạn sẽ thường thấy những người bình thường bị thiệt hại hơn là những nhà đầu cơ”. Dù vậy Mezrich cũng công nhận mặt tích cực của Robinhood khi nó giúp mọi người đều có thể trở thành một phần của nền kinh tế.

 

Có thể bạn quan tâm