Tết Nguyên đán 2023 sẽ diễn ra vào Chủ nhật, ngày 22/1, đánh dấu sự bắt đầu của kỳ nghỉ lễ quốc gia kéo dài một tuần ở nhiều nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Nó thường đi kèm với sự biến động giá Bitcoin cao trên thị trường.
Đây được gọi là “tuần lễ vàng” và là ngày lễ quốc gia lớn nhất ở Việt Nam và Trung Quốc. Mỗi năm đi kèm với một trong 12 con giáp, và năm 2023 sẽ là “Quý Mão”. Cả Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến sẽ đóng cửa từ thứ Hai đến thứ Sáu (23 – 27/1). Điều này sẽ tác động đến thị trường chứng khoán do một khối lượng giao dịch lớn sẽ bị lấy đi khỏi thị trường toàn cầu. Theo đó, làm tăng tính biến động vì tài sản có thể dễ dàng bị thao túng hơn. Hơn nữa, những ngày giáp Tết thường xảy ra tình trạng chốt lời do người dân thường cần tiền mặt để mua quà.
Giá Bitcoin tăng giá trong dịp Tết Nguyên đán 2022
Trước đó, Tết Nguyên Đán năm 2022 (Năm Nhâm Dần) bắt đầu vào Thứ Ba, ngày 01/2 (biểu tượng màu xanh lục). Do đó, tuần từ ngày 01 – 08/2 là tuần lễ vàng (được tô đậm). Giá Bitcoin (BTC) đã tăng đáng kể trong thời gian này nhưng sau đó đã giảm mạnh, xoá sạch các khoản lợi nhuận trước đó.
Tuy nhiên, sự phát triển thú vị nhất trong thời gian này là sự gia tăng mạnh mẽ về mức độ biến động giá. Cụ thể, chỉ số này đã đạt mức cao nhất trong gần sáu tháng vào ngày 08/2 (vòng tròn màu xanh lá cây), ngày cuối cùng của tuần lễ vàng.
Như đã nêu trước đó, khối lượng giao dịch thấp (mũi tên đen) trong tuần này có thể là một lý do khiến sự biến động tăng. Vì giá Bitcoin đã giảm sau đó nên chúng ta không thể nói rằng “tuần lễ vàng” có ảnh hưởng lâu dài đến giá của tài sản kỹ thuật số. Tuy nhiên, sự biến động gia tăng mang lại nhiều cơ hội cho giao dịch trong ngày.
Tết 2021: Khối lượng giao dịch thấp nhưng mức biến động trung bình
Tết Nguyên Đán năm 2021 (Kỷ Sửu) bắt đầu vào thứ 6, ngày 12/2 (biểu tượng màu xanh lục). Giá BTC đã tăng trong bảy ngày tiếp theo và đạt đỉnh hai ngày sau tuần lễ vàng (được đánh dấu), cụ thể hơn là vào ngày 21/2. Giống như năm 2022, giá đã sụt giảm và mất tất cả các mức tăng sau đó. Tuần lễ vàng có đặc điểm là khối lượng giao dịch rất thấp (biểu tượng màu đen), và tăng lên trong đợt giảm tiếp theo (biểu tượng màu đỏ).
Điều thú vị là độ biến động của năm 2021 không cao như năm 2022. Trên thực tế, nó thấp hơn một chút so với mức trung bình (vòng tròn màu đỏ). Một lý do tiềm ẩn cho điều này có thể là có sự biến động cực độ trước năm mới, do đó sự biến động tương đối không thể tăng lên. Điều này được xác nhận khi xem xét độ biến động theo giá trị tuyệt đối (vòng tròn màu xanh lá cây), ở mức kỳ cao là 3,100.
Tóm lại, những tuần diễn ra Tết Nguyên Đán trong lịch sử thường có khối lượng giao dịch rất thấp và mức độ biến động từ trung bình đến cao. Lý do chính cho điều này có thể là do các sàn giao dịch chứng khoán Trung Quốc đóng cửa, dẫn đến khối lượng giao dịch thấp khiến giá di chuyển dễ dàng hơn. Và trong cả dịp Tết năm 2021 và 2022, giá Bitcoin đều tăng lên đáng kể rồi giảm mạnh sau đó.
Theo BeInCrypto