Một trong những vấn đề mang tính sống còn đối với Bitcoin là lời giải của bài toán “N vs NP”. Và các nhà khoa học máy tính tiên đoán rằng máy tính lượng tử có thể phá vỡ các hàm băm dễ dàng. Tuy nhiên, nghiên cứu mới gần đây được đăng trên Newscientist nói rằng: Còn lâu điều đó mới có thể xảy ra!
Lý thuyết và thực tiễn vẫn còn xa
Như bạn đã biết, mạng lưới Bitcoin được giữ an toàn bởi các máy tính được gọi là các Miners (thợ mỏ) sử dụng thuật toán mật mã gọi là SHA-256. SHA-256 vốn được tạo ra bởi Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ.
Về mặt lý thuyết, một thế hệ máy tính mới với sức mạnh tính toán vượt trội hơn có thể giải mã các hàm băm SHA-256 và muốn tạo ra bao nhiêu Bitcoin tùy thích. Nếu điều này xảy ra, nó không chỉ là một sự kiện “thiên nga đen” mới mà còn là mối đe dọa cho ngành bảo mật nói chung.
Gần đây, giáo sư Mark Webber thuộc tại Đại học Sussex (Vương quốc Anh) và các đồng nghiệp của ông đã nghiên cứu về độ lớn của một máy tính lượng tử cần có để “hack” được Bitcoin. Độ lớn này được đo lường bằng lượng qubit, hoặc bit lượng tử, tương đương với các bit máy tính thông thường.
- Nghiên cứu tiết lộ rằng, để có thể bẻ khóa mật mã các giao dịch Bitcoin trong 10 phút cần máy tính lượng tử 1.9 tỷ qubits. Và để bẻ khóa giao dịch trong một giờ đồng hồ thì ta cần đến 317 triệu qubits. (đối với máy tính thời gian càng ngắn nó càng phải xử lý càng mạnh hơn).
- Trong khi đó, máy tính lượng tử hiện đại nhất của IBM hiện nay chỉ có 127 qubits. Vì vậy để hack được giao dịch Bitcoin thì cần có máy tính lượng tử khác gấp cả triệu lần sức mạnh hiện nay.
Với công nghệ, khó để nói trước được điều gì
Với kết luận của nghiên cứu này thì các holders không cần phải quá lo lắng đến mối đe dọa của máy tính lượng tử hiện nay. Nghiên cứu cũng gợi ý, trong một thập kỷ tới thì rất khó để con người có thể tạo ra được một máy tính lượng tử nào có sức mạnh ghê gớm như thế.
Theo BeInCrypto