Đa số 80% các thành viên MakerDAO đã bỏ phiếu ủng hộ “Kế hoạch Endgame” của Founder Rune Christensen. Một số quan sát viên đã chỉ trích quá trình bỏ phiếu này thiếu sự phi tập trung. Họ cho là 63% số phiếu ủng hộ ảnh hưởng đề xuất của Founder Christensen đến từ chính ông ta.
Vào tháng 5, Christensen đã xuất kế hoạch Endgame, một lộ trình trình bày chi tiết kế hoạch tái cấu trúc MakerDAO của ông để đạt được sự phi tập trung trong 10 năm tới. Người sáng lập đã lên tiếng phản đối mô hình quản trị của Maker kể từ khi Maker Foundation giải thể vào năm 2021.
Ông chỉ trích việc các thành viên cộng đồng thiếu quan tâm đến việc bỏ phiếu các đề xuất quan trọng là yếu tố chính hạn chế khả năng của Maker trong việc quản lý các thỏa thuận tài chính khó khăn. Vì vậy, ông ấy đã đề xuất tách Maker thành một số đơn vị tự duy trì được gọi là “MetaDAOs.“
Mỗi MetaDAO sẽ có token riêng được quản lý bởi một ủy ban tách biệt với hệ thống quản trị của Maker. Đồng nghĩa với việc nền tảng sẽ phân quyền hơn trước. Cấu trúc mới này được thiết kế để vô hiệu hóa sự ảnh hưởng của việc canh tranh lợi ích trong cộng đồng MakerDAO.
Cộng đồng MakerDAO bỏ phiếu cho một số đề xuất
Đầu tháng 10, Christensen đã đưa ra một loạt các đề xuất để tổ chức những cuộc bỏ phiếu cộng đồng. Cuộc bỏ phiếu đã kết thúc vào ngày 24 tháng 10. Các thành viên đã đồng ý đề xuất chuyển 1,6 tỷ USDC sang Coinbase Prime để kiếm lợi nhuận là 1,5% mỗi năm.
Họ cũng đã phê duyệt kế hoạch tách đơn vị tài chính của MakerDAO trong thế giới thực – đơn vị mà chịu trách nhiệm thúc đẩy các khoản đầu tư trong thế giới thực của giao thức vào những thứ như trái phiếu chính phủ hoặc tín phiếu kho bạc.
Tương tự vậy, đơn vị Sự kiện và đơn vị Strategic Happiness cũng đã được thông qua. Từ đó, MakerDAO đã thu được khoảng 500 triệu đô la từ khoản dự trữ 8,83 tỷ đô la trái phiếu doanh nghiệp và chứng khoán kho bạc chính phủ.
Đây chính là một phần của kế hoạch đa dạng hóa tài sản thế chấp hỗ trợ cho đồng stablecoin DAI của Maker, token có tổng vốn hóa thị trường trị giá 6,24 tỷ đô la.
Phụ thuộc quá nhiều vào USDC
Founder Christensen lo lắng về sự phụ thuộc quá nhiều của DAI vào USDC, bởi đây là loại tài sản thế chấp lớn nhất hỗ trợ token DAI, chiếm 38%.
Với vấn đề này, các thành viên MakerDAO đã thông qua một đề xuất khác nhằm chuyển 500 triệu đô la USDC sang quỹ đầu cơ Appaloosa và nhà môi giới tiền mã hóa Monetails. Được thế chấp bằng Bitcoin và Ethereum, USDC sẽ được gửi đến Coinbase dưới dạng một khoản cho vay với lợi suất lên đến 6% mỗi năm.
Các thành viên cũng đã ủng hộ việc tạo ra một kho tiền (treasury) stETH, một loại phái sinh Ethereum, làm hậu thuẫn cho DAI. Đây cũng là một phần của kế hoạch phân tán rủi ro dự trữ DAI.
Nhìn chung, các đề xuất của Christensen đã nhận được sự ủng hộ đông đảo từ cộng đồng MakerDAO. Tuy nhiên, liên minh của nó với các tổ chức tập trung như Coinbase, đã nhướng mày.
Ngoài những điều trên, Christensen cũng đã công bố kế hoạch loại bỏ sự quản lý và kiểm duyệt của giao thức. Ông có kế hoạch thả nổi đồng DAI, để nó rời khỏi chốt giá đối với đồng đô la trong vòng hai đến ba năm tới.
Trong thời gian chờ đợi, anh ấy sẽ tích cực tích lũy Ethereum (ETH) nhằm tăng bảo mật cho giao thức DeFi.
>> Đọc thêm: Coinbase đang tìm cách mua lại 1,6 tỷ USDC của MakerDAO
Câu hỏi về mức độ ảnh hưởng của Christensen
MakerDAO là một nền tảng cho vay tiền mã hóa được xây dựng trên Ethereum. Khối lượng tài sản đang được khóa trên giao thức trị giá hơn 7,98 tỷ đô la, một dự án đang có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lĩnh vực tài chính phi tập trung (DeFi).
Trong khi đó, kế hoạch “Endgame” của Christensen đã được thông qua bởi cuộc bỏ phiếu quản trị một cách dễ dàng, thì bản thân sự việc này đã bị chỉ trích là thiếu sự phi tập trung.
Sébastien Derivaux, trưởng bộ phận quản lý trách nhiệm pháp lý tài sản tại MakerDAO nói rằng theo một cách nào đó, nhà sáng lập đã có sự ảnh hưởng đến 63% trong số 122 địa chỉ tham gia cuộc thăm dò ý kiến. Ông cũng cho biết rằng Christensen có ảnh hưởng đến hơn 74% trong cuộc bỏ phiếu.
Chỉ một phần rất nhỏ (6%) trong số những người đã bỏ phiếu ủng hộ đã không bị bắt hoặc chịu ảnh hưởng của Christensen.
“Hầu hết các cử tri lớn đã ủy quyền cho người khác. Họ đã được trả tiền tương ứng với số lượng MKR đã ủy quyền,” Derivaux đã tweet. “Vì vậy, công bằng mà nói thì khi người tài trợ lớn nhất của bạn trả hơn 51% số tiền bồi thường dành cho bạn thì bạn hãy lắng nghe. Điều đó, kỳ lạ thay, lại mang đến sự tập trung hóa.”
“Không nhất thiết phải theo cách này vì MKR thể hiện sự phi tập trung trong việc nắm giữ, chỉ cần mọi người không bỏ phiếu cũng không ủy quyền. A16z đã làm được việc đó,” anh nói thêm.
MakerDAO và Endgame
Andreessen Horowitz (a16z), một quỹ đầu tư đang nắm giữ số lượng lớn token MKR, đã bỏ phiếu phản đối Endgame.
A16z cho rằng: “Cấu trúc đơn vị cốt lõi đã phân cấp về mặt pháp lý. Việc cho ra mắt MetaDAO có thể sẽ không thay đổi phân tích này, cũng như không dẫn đến khả năng phục hồi tổ chức hơn từ góc độ pháp lý.”
Hasu, trưởng nhóm chiến lược tại Flashbots và Researcher tại Paradigm, đã bỏ phiếu “không” cho Endgame. Anh giải thích quyết định của mình trên Twiter:
“Kế hoạch Endgame là một đề xuất cực kỳ tồi. Thực sự đáng buồn cho Maker khi cuộc bỏ phiếu này đã được thông qua (bị Rune thông qua một cách đơn phương với những lời chỉ trích mạnh mẽ và chính đáng). Thật tệ hại khi một đề xuất thay đổi đáng kể tầm nhìn, chiến lược, nền kinh tế, thực sự là mọi mặt của giao thức, lại có thể được thông qua với ít hơn 15% sự tham gia bỏ phiếu. Ít nhất thì lẽ ra phải đủ số lượng đại biểu tối thiểu.”
MKR, token của hệ sinh thái MakerDAO đã tăng 1,3% lên 944 đô la tại thời điểm viết bài. Theo CoinGecko, token này đã giảm giá 85% kể từ mức giá cao nhất là 6.292 đô la vào tháng 5/2021.
>> Đọc thêm: “Endgame plan” của MakerDAO gây ảnh hưởng đến Curve