Tin nóng ⇢

LUNA liệu có phải là một mô hình Ponzi

Terra có phải là một kiểu mô hình Ponzi khi xét trên phương diện chủ quan, hay là một cuộc phiêu lưu hệ sinh thái của một nhóm những nhà thử nghiệm cấp tiến và đầy táo bạo. Tính bền vững trong mô hình phát triển của Terra là điều chúng ta nên quan tâm và thảo luận.

LUNA, với giá trị thị trường đã tăng như vũ bão trong năm qua, gần đây đã trở thành tâm điểm của ngành một lần nữa. Đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Terra là Do Kwon và KOL Sensei Algod đã khơi mào một cuộc cá cược với câu hỏi triệu đô về việc liệu giá của LUNA có thể đạt trên $88 đô la trong một năm hay không.

Terra, một trong những chuỗi công khai mạnh nhất trong năm qua, có giá trị nghiên cứu và thảo luận rất cao.

Mint Ventures cũng đã phát hành báo cáo nghiên cứu đầu tiên của mình về Terra vào đầu tháng 8 năm 2021, "Terra: The Rise of the Stablecoin Legion – Terra: Sự trổi dậy của stablecoin".

Bài viết này dựa trên sự theo dõi theo sát và suy nghĩ của cá nhân đối với hệ sinh thái Terra cho đến thời điểm hiện tại.

Tóm tắt ý kiến

  • Terra hiện không phải là một sơ đồ Ponzi theo định nghĩa truyền thống, mặc dù có sự phản phất cái bóng của Ponzi.
  • Điểm khác biệt thực sự của Terra trên thị trường nằm ở tính hợp lý của mô hình phát triển chuỗi công khai của nó. Những người ủng hộ tin rằng các khoản tiền gửi với lãi suất cao của Terra giống tương tự với các khoản lãi suất đầy thu hút và có khả năng giữ chân khách hàng trong lĩnh vực Internet. Mặc dù có những tổn thất lớn trong giai đoạn đầu, nhưng xét từ góc độ tổng vòng đời của người dùng, tỷ suất hiện tại là do sự thịnh vượng của hệ sinh thái về lâu dài trong tương lai. Ngược lại, những người phản đối cho rằng mô hình phát triển của Terra, bao gồm trả tiền lãi + các token và stablecoin chuỗi công khai, là rất khó để hình thành nên trạng thái ổn định và sau cùng sẽ chết trong vòng xoáy đầy tiêu cực của sự sụt giảm giá trị LUNA.
  • Một trong những thách thức của Terra là không đủ “economic bandwidth” cho token LUNA, khiến UST dễ bị ảnh hưởng hơn so với DAI.
  • Thách thức thứ hai của Terra là chu kỳ kinh doanh của chuỗi công khai + tăng trưởng stablecoin của nó có thể bị gián đoạn bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài khác nhau. Là một nhà đầu tư vào LUNA và UST, bạn cần hết sức lưu ý những yếu tố này.

Trước khi tranh luận xem Terra có phải là một sơ đồ Ponzi hay không, chúng ta cần thống nhất với nhau về khái niệm: Sơ đồ Ponzi là gì?

Phần 1: Ponzi là gì?

Ponzi là một mô hình tài chính mà tiền từ các nhà đầu tư mới được lấy để chi trả lợi nhuận cho những nhà đầu tư cũ. Tên gọi Ponzi xuất phát từ một vụ lừa đảo đầu tư nổi tiếng do Charles Ponzi, một người nhập cư Mỹ gốc Ý, tạo nên. Ông đã tạo nên một dự án đầu tư huy động vốn để mua tem thư tại châu Âu (với giá thành rất rẻ ở tại thị trường địa phương) và bán lại chúng ở Hoa Kỳ tại mức giá chênh lệch rất đắt. Với lời hứa mang lại lợi nhuận đầu tư cao (40% lợi nhuận trong ba tháng), dự án này đã thu hút hơn 40.000 nhà đầu tư chỉ trong vòng xấp xỉ hơn một năm, và cuối cùng vụ lừa đảo bị bại lộ và Charles Ponzi bị bỏ tù.

1.1 Mô hình của một sơ đồ Ponzi

Không phải mô hình nào mà gặp thất bại sau khi huy động vốn và khiến các nhà đầu tư mất tiền đều là kế hoạch Ponzi. Ngay cả khi có sự hỗ trợ vốn từ bên ngoài, thất bại của startup vẫn là một sự kiện có khả năng xảy ra rất cao trong kinh doanh.

Hầu hết các kế hoạch Ponzi có thể được phân thành hai loại:

1. Một kế hoạch Ponzi với mục đích lừa đảo

Mục đích có chủ ý này thường được biểu hiện theo kiểu “follow-up action” (hành động tiếp nối hành động). Điểm quan trọng nhất là dự án không đưa số tiền vốn huy động được đầu tư vào vận hành kinh doanh hoặc các hoạt động thực tế như họ đã tuyên bố. Ví dụ, Charles Ponzi không thực sự dùng tiền thu được để mua tem châu Âu, và một dự án lừa đảo nổi tiếng khác có tên Plustoken cũng đã sử dụng BTC và ETH huy động được cho cái gọi là sinh lời dựa trên chênh lệch giá. Vì mô hình lừa đảo Ponzi này bản chất không tập trung vào vận hành doanh nghiệp, nên việc lấy vốn huy động để làm những việc này sẽ chỉ làm tăng chi phí vận hành của dự án mà không tạo ra bất kỳ loại giá trị nào cả.

2. Bắt đầu bằng một kế hoạch kinh doanh nghiêm túc, sau đó nó chuyển sang kiểu lừa đảo Ponzi

Trong những trường hợp như vậy, bên dự án ban đầu sẽ không goi vốn với mục đích lừa đảo, nhưng những trục trặc và thất bại của mô hình kinh doanh đã đẩy họ dần dấn thân vào con đường lừa đảo Ponzi. Ví dụ, các dự án căn hộ cho thuê dài hạn P2P từng rất phổ biến và thường xuyên gặp phải những khó khăn trong những năm gần đây, những người sáng lập và chủ dự án hầu hết đều không có ý định lừa đảo ngay từ đầu, và các khoản tiền cho đầu tư và tiền thuê thu được của dự án thực sự được đầu tư vào hoạt động kinh doanh thực tế. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân bên trong lẫn bên ngoài, chẳng hạn như tính cạnh tranh gay gắt, sai sót trong mô hình kinh doanh và sai lệch trong mô hình hoạt động, phía dự án bắt đầu chủ đích hoặc bị động trở nên lừa đảo, vốn của nhà đầu tư và người dùng trong dài hạn đơn giản là không còn bền vững. Cuối cùng, nếu bên dự án không thể đảo ngược tình thế này và đưa dự án trở lại mô hình kinh doanh lành mạnh, Ponzi khó tránh khỏi số phận đổ bể do không đủ dòng tiền.

Phần 2: Terra có phải là sơ đồ Ponzi không?

Kết luận hiện tại của tác giả là: Hệ sinh thái Terra có phản phất bóng dáng của Ponzi, nhưng tác giả tin rằng còn quá sớm để mô tả nó như một “sơ đồ Ponzi”.

Nhiều ý keiens cho rằng Terra mang nhiều yếu tố của Ponzi vì nó đã thiết lập các hành vi rất đặc trưng cho một mô hình Ponzi: Thu hút vốn đầu tư của công chúng và trả mức lãi suất cao.

2.1 Lãi suất mà Terra trả khi stake UST là bao nhiêu?

Trong hệ sinh thái Terra, lending protocol Anchor, với tư cách như một “ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước”, hứa hẹn về mức lợi suất nhu cầu cực cao từ 19% – 20% nhằm kích thích tăng lượng tiền gửi của cộng đồng (dưới dạng UST). Theo dữ liệu của Coingecko, tổng giá trị UST lưu hành hiện tại là $15 tỷ đô la Mỹ, community pool số vốn chính thức là $2,1 tỷ UST, và UST được gửi vào Anchor là $10,4 tỷ, chiếm 80.6% tổng giá trị thị trường của UST sau khi khấu trừ đi khoảng vốn chính thức. Hầu hết lượng UST này đến từ sự quan tâm cao với Anchor.

Vậy Anchor cần phải chi bao nhiêu hàng năm để duy trì mức thu nhập tiền gửi không kỳ hạn từ 19%? Cùng thực hiện một phép tính đơn giản:

Thu nhập chính của Anchor bao gồm: Lãi cho vay + Phần thưởng PoS cho tài sản thế đảm bảo khoản vay (hiện tại là bLUNA và bETH) + Tiền phạt thanh lý

Các chi phí chính của Anchor bao gồm:

Chúng tôi sử dụng số tiền gửi (deposit), khoản vay (loan) và lãi vay (interest) của Anchor ở hiện tại (17/3/2022) làm tiêu chuẩn để tính toán chi phí ròng (net expense) của Anchor:


Dữ liệu về tiền gửi, khoản vay và lãi suất của protocol Anchor (Nguồn: anchorrprotoco)

Net expenditure – Chi tiêu ròng hàng năm của Anchor: Tổng thu nhập – Tổng chi tiêu = (25,76*11,77%) (1) + (42,73*7,15%) (2) + (10,47*4,8%) (3) – (104,05*19,5%) (4) = -13,7 (tỷ đô la Mỹ)

(1) Loan interest – Lãi suất cho vay Anchor, APR vui lòng xem tại đây

(2) bLUNA staking income –  Thu nhập từ staking bLUNA, xem Terrastaion để biết APR.

(3) bETH staking incom – Thu nhập từ staking bETH, APR vui lòng xem tại.

(4) Deposit interest – Lãi suất tiền gửi Anchor, APR vui lòng xem tại đây.

Cần lưu ý rằng, bản thân Anchor tự cung cấp mức thưởng token ANC cao cho người vay và dự án này về tổng thể đang ở trong tình trạng thua lỗ, để duy trì giá của token ANC, Anchor cũng phải đối mặt với chi phí duy trì giá của những token ANC tăng thêm mà mục đích nhằm giải quyết vấn đề từ áp lực bán token ANC.

Nói cách khác, Anchor cần phải chịu khoảng $1.37 tỷ đô la Mỹ chi phí hàng năm mà không tính đến doanh thu từ việc thanh lý bLUNA, chi phí duy trì giá token ANC và tiền lương của nhân sự.

Rõ ràng, một mình Anchor không thể kham nổi khoản chi phí này.

Chỉ vào tháng 2 năm nay, ngay khi pool dự trữ của Anchor sắp cạn kiệt, quỹ sinh thái LFG (LUNA Foundation Guard) của Terra đã thông báo phân bổ $450 triệu UST cho Anchor để bổ sung pool reserve của mình.

Điều này khẳng định một điểm: Anchor, không giống như các thỏa thuận cho vay khác, về cơ bản là một phần không thể thiếu trong Terra. Các hoạt động kinh doanh hiện tại của nó không phải để theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, mà là một đầu tư hỗ trợ cho việc mở rộng UST với các quỹ do Terra tài trợ chính thức.

2.2 Điểm chính trong cuộc tranh cãi về Terra: Liệu mô hình two-wheel Stablecoin và Public blockchain có thể thành công?

Việc “Terra đang nhận về các khoản tiền gửi với mức lãi cao” dường như không thật sự có giá trị để đánh giá rằng Terra là một trò lừa đảo Ponzi.

Mặc dù quy mô khoản lãi $1.37 tỷ đô la Mỹ là rất lớn, với giá trị thị trường hiện tại của Terra là hơn $30 tỷ, quỹ sinh thái có nguồn dự trữ ngắn hạn ít hơn $3 tỷ đô la Mỹ và sự hỗ trợ của các tổ chức và tập đoàn công khai hoặc bí mật, khoảng chi tiêu này sẽ là ngắn hạn. Và mức độ này không phải là không thể chịu đựng được.

Như đã đề cập ở trên, để tạo ra một kế hoạch Ponzi, thứ nhất, mục tiêu ban đầu là lừa đảo và số tiền huy động được về cơ bản không được đầu tư vào dự án kinh doanh mà nó tuyên bố; thứ hai, không có chủ ý, nhưng vẫn tiếp tục đầu tư và quảng bá ngay cả khi mô hình kinh doanh của nó đã rõ ràng là có sai sót nghiêm trọng và để thu hút công chúng đầu tư vào các dự án của nó hoặc trả tiền cho các dịch vụ của nó.

Trước tiên, hãy giả sử rằng Terra Labs và đội ngũ với danh tính thật đứng đằng sau hệ sinh thái Terra không có ý định lừa đảo có chủ ý, điều này khác với các dự án theo mô hình Ponzi liên quan đến mã hóa như Bitconnect. Lý do tại sao giả định này có thể được đưa ra chủ yếu là do:

  • Các thành viên cốt lõi của nhóm sử dụng tên thật.
  • Hệ sinh thái của dự án có sự tăng trưởng và đầu tư rõ rệt.
  • Dự án dựa trên chuỗi công khai và thông tin về tài chính tương đối minh bạch, có thể kiểm tra được (mặc dù tính minh bạch của dữ liệu on-chain của Terra vẫn kém xa Ethereum, hay BNB chain, v.v.)
  • Kể từ khi thành lập, dự án liên tục nhận được sự quan tâm và rót vốn từ các quỹ danh tiếng trên thế giới.

Tất nhiên, những điều kiện trên vẫn chưa hoàn toàn chứng minh rằng đội ngũ Terra không hề có ý định chủ đích trong việc xây dựng mô hình Ponzi, nhưng ít nhất những yếu tố trên làm giảm đi khả năng xảy ra việc này rất nhiều.

Nếu Terra không phải là một sơ đồ Ponzi có chủ ý, thì liệu Terra có đáp ứng được điểm thứ hai của sơ đồ Ponzi: Tiếp tục đầu tư và quảng bá ngay cả khi mô hình kinh doanh của nó đã có sai sót nghiêm trọng và thu hút công chúng đầu tư vào các dự án hoặc trả tiền cho các dịch vụ của nó?

Chúng tôi tin rằng đây là điểm mấu chốt của cuộc tranh cãi hiện nay và mọi người đều có những bất đồng về mô hình phát triển chuỗi công khai của Terra.

Những người ủng hộ tin rằng các khoản tiền gửi với mức lãi suất cao của Terra tương tự như các khoản bổ trợ trợ cấp cho mục đích thu hút và giữ chân khách hàng trong lĩnh vực Internet. Mặc dù có những tổn thất lớn trong giai đoạn đầu, nhưng xét từ góc độ tổng vòng đời của người dùng, khoản tiền này sẽ có tác động từ sự thịnh vượng của hệ sinh thái lâu dài trong tương lai. Những người phản đối cho rằng mô hình phát triển của Terra bao gồm khoảng trợ cấp và token chuỗi công khai và stablecoin khó mà hình thành trạng thái ổn định và cuối cùng sẽ chết trong vòng xoáy đầy tiêu cực của sự sụt giảm giá giá LUNA.

Đây thực sự là điểm cốt lõi của người sáng lập Terra Do Kwon và KOL về mã hóa Sensei Algod trong vụ cá cược triệu đồ rằng liệu giá của LUNA có thể vượt qua $88 đô la trong một năm hay không.

Vậy logic kinh doanh của Terra là gì?

Nói một cách đơn giản, Terra là một hệ sinh thái chuỗi công khai được xây dựng xung quanh các stablecoin. Các mục tiêu kinh doanh của nó có thể được tóm tắt thành hai điểm:

  • Thúc đẩy việc áp dụng quy mô lớn các stablecoin do UST đại diện, thay thế các stablecoin tập trung như USDT và USDC.
  • Thúc đẩy sự thịnh vượng của blockchain công khai Terra và cung cấp nền tảng để phát triển nền kinh tế Web3 cho tài chính mở (open-finance) và các ứng dụng khác.
  • Bất kể đó là stablecoin hay chuỗi công khai, các bên tham gia vào dự án đều có thể hưởng lợi từ sự phát triển của nó và thuế gián thu (rent-seeking/trục lợi), đó là lý do tại sao stablecoin và chuỗi công khai luôn là những phương thức phổ biến nhất cho tinh thần kinh doanh trong lĩnh vực tiền điện tử.
  • Tuy nhiên, không giống như hầu hết các dự án stablecoin riêng biệt và các dự án chuỗi công khai riêng biệt, Terra liên kết sâu sắc các stablecoin của riêng mình với hoạt động kinh doanh chuỗi công khai. Cụ thể, nó được phản ánh trong:
  • Hệ sinh thái chuỗi công khai của Terra cung cấp các viễn cảnh về ứng dụng ban đầu cho các stablecoin và giải quyết vấn đề lớn nhất của stablecoin là cold start.
  • Các stablecoin như UST cần được khai thác bằng cách phá hủy token của Terra là LUNA. Quy mô phát hành của stablecoin càng lớn thì quy mô giảm phát của LUNA càng lớn và tổng cung càng nhỏ. Ngược lại, khi UST được đổi ngược lại thành LUNA, thì nguồn cung của LUNA sẽ tăng lên.
  • Về cơ bản, LUNA là một tài sản thế chấp vô hình cho các stablecoin như UST. Giá trị thị trường của LUNA so với stablecoin càng cao và khối lượng giao dịch càng tốt, tài sản thế chấp càng đủ, rủi ro de-anchor của stablecoin càng thấp và chi phí duy trì sự đồng thuận càng lớn.

Dựa trên 3 điểm trên, chúng ta có thể kết luận rằng UST là động cơ của Luna, và Luna là bộ ổn định của UST. Khi cả hai tương tác và xu hướng thị trường tốt, sẽ dễ hình thành vòng xoáy vô cùng tốt, ngược lại, rất dễ rơi vào vòng xoáy tử thần.

2.2.1 Lỗ hổng của Luna: Không đủ băng thông kinh tế (Economic bandwidth)

Sự mạnh mẽ của Luna, được xem như chất ổn định của hệ thống stablecoin Terra, được xác định bởi "băng thông kinh tế" của nó.

Băng thông kinh tế là một khái niệm được đề xuất bởi người sáng lập Bankless Ryan Sean Adams. Khái niệm này nhấn mạnh rằng chìa khóa cho sự cạnh tranh của các chuỗi công khai không phải là "TPS", mà là băng thông kinh tế. Băng thông kinh tế được xác định bởi giá trị thị trường đang lưu hành, khối lượng giao dịch và mức độ phi tập trung của token chuỗi công khai. Khả năng để gánh vác một hệ sinh thái kinh tế lớn hơn chạy trên nó.

LUNA đã đứng đầu trong các tài sản tiền điện tử về tổng giá trị thị trường và khối lượng giao dịch, và khối lượng giao dịch gần đây của nó thậm chí còn vượt qua BNB, vốn có gấp đôi giá trị thị trường.

Vậy, băng thông kinh tế nói trên so với quy mô phát hành 15 tỷ USD UST của Terra như thế nào?

Chúng ta có thể so sánh DAI, hiện chỉ đứng sau UST về quy mô phát hành, với UST.

Chúng tôi nhận thấy rằng về tỷ lệ stablecoin trên tài sản thế chấp, mặc dù tỷ lệ 0.463 của UST thấp hơn 16,4% so với 0.627 của DAI, nhưng dường như tỷ lệ LTV (Loan-to-value ratio) thấp hơn và an toàn hơn, nhưng kết hợp với khái niệm băng thông kinh tế mà chúng tôi đã đề cập ở trên, băng thông kinh tế tài sản đảm bảo chính của UST tốt hơn nhiều so với tài sản đảm bảo của UST.

Trong số các tài sản thế chấp của DAI, ETH chiếm hơn 40%, tiếp theo là USDC, chiếm hơn 34,4% và sau đó là WBTC.

Từ bảng trên, Luna đã đứng đầu về tổng giá trị thị trường và độ sâu giao dịch, và vừa qua độ sâu giao dịch của nó thậm chí còn vượt qua BNB, vốn có giá trị gấp đôi giá trị thị trường.

Vậy, băng thông kinh tế nói trên so với quy mô phát hành $15 tỷ USD giá trị UST của Terra như thế nào?

Chúng ta có thể so sánh DAI, hiện chỉ đứng sau UST về quy mô phát hành, với UST:


Thành phần cấu thành tài sản thế chấp của DAI (Nguồn: Daistats)

Tài sản toàn diện của DAI bao gồm các stablecoin như ETH + WBTC + USDC có băng thông kinh tế (tổng giá trị thị trường tài sản và độ sâu giao dịch) cao hơn nhiều so với LUNA. Từ góc độ này, tính bảo mật của UST thực sự kém hơn so với DAI.

Tuy nhiên, vấn đề với DAI là tài sản được kiểm soát bởi các tổ chức tập trung chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tài sản thế chấp của nó. Cho dù đó là wrapped asset của USDC hay WBTC của BTC, chúng đều được đảm bảo và kiểm soát bởi các tổ chức tập trung. Đối mặt với sự giám sát, tồn tại nhiều lỗ hổng rõ ràng hơn.

Tuy nhiên, nếu loại trừ các yếu tố về quy định và chỉ xem xét khả năng không ổn định của stablecoin dưới những biến động lớn của thị trường, UST hiện kém hơn đáng kể so với DAI. Lý do cơ bản là băng thông kinh tế của Luna không đủ.

2.2.2. Cải thiện nền kinh tế: stablecoin + chu kỳ kinh doanh

Vì vậy, làm thế nào Luna có thể tăng băng thông kinh tế của nó? 

Terra và token Luna của nó, giống như hầu hết các chain, xác định tổng vốn hóa thị trường và chiều sâu giao dịch của nó qua chiu rộng và sâu của cơ chế đồng thuận, các yếu tô được xây dựng dựa trên các số liệu sau: 

Số liệu: TVL, số  địa chỉ đang hoạt động trên mạng, số giao dịch và giá trị giao dich, số lượng dự án web3 và số lượng nhà phát triển, những dữ liệu khách quan này xây dựng nền móng cơ bản của Terra, có thể so sánh với các chain khác.

Chất lượng: ví dụ: với sự phát triển của hệ sinh thái Comos, các stablecoin của Terra có nhiều khả năng được áp dụng trong hệ sinh thái lớn; ví dụ, UST tham gia vào  Aave, dẫn đến nhiều cơ hội hơn,… 

Để phổ biến UST và tăng mức độ tiếp nhận, Terra đã xây dựng mô hình kinh doanh tự củng cố dựa trên mô hình stablecoin + chain, theo thứ tự sau: 

1. Trước hết, tạo như cầu về DeFi và các khoản trợ cấp được cung cấp (do Anchor đại diện), điều này định hình nhu cầu về stablecoin 

2. Lực cầu thúc đẩy việc mint UST và nhiều người dùng bắt đầu biết đến.

3. Làm đẹp dữ liệu của sinh thái: tvl, số user, số giao dịch và số lượng dự án tham gia trong sinh thái 

4. Việc tăng các chỉ số làm tăng sức hấp dẫn của Luna 

5. Thúc đẩy hợp tác với nhiều dự án.

6. Làm tăng độ rộng giao dịch của Luna (số lượng nhà đầu tư và khu vực) và độ sâu giao dịch từ đó đẩy giá lên 

7. Team phát triển rút tiền ra khi burn Luna.

8. Tiếp tục trợ cấp bằng tiền vừa rút để thúc đẩy chu trình trên.

Trong chu trình này, tiêu phí chính của mô hình kinh doanh này là lãi suất trả cho bên Anchor (A), và doanh thu chính là lượng UST được mint ra (B), miễn là thu nhập của B đủ để hỗ trợ A, chu trình có thể tiếp tục, giúp Terra hướng tới hai mục tiêu kinh doanh chính của mình:

  • Thúc đẩy việc áp dụng quy mô lớn các stablecoin được đại diện bằng USD, thay thế các stablecoin tập trung như USDT và USDC
  • Thúc đẩy sự thịnh vượng của blockchain terra và cung cấp nền tảng cho tài chính mở và các ứng dụng khác để phát triển Web3 Hai mục tiêu này càng được hoàn thành tốt, chi phí duy trì chu kỳ càng thấp. Các biểu hiện: lượng stablecoin bắt đầu tăng lên, phạm vi chấp nhận mở rộng và nhiều dự án và nhà phát triển Web3 gốc đổ vào Terra để tự phát xây dựng nhiều ứng dụng hơn và thu hút nhiều người dùng hơn.

2.2.3 Phản ứng của Terra: Ra mắt Quỹ Bảo hộ để tăng tài sản dự trữ không phải của Luna 

Terra hiện tại có hai vấn đề: 

  • Luna tương đối dễ bị ảnh hưởng bởi tổng giá trị thị trường hiện tại là 15 tỷ và lượng UST đang tăng lên 
  • Cả stablecoin và hệ sinh thái Terra đều dựa vào chu kỳ kinh doanh của nó là "trợ cấp stablecoin – tăng cường sự đồng thuận – tăng giá – rút tiền mặt / chốt lãi – tiếp tục trợ cấp", nhưng chu kỳ này có thể bị gián đoạn bởi các tình huống bất ngờ khác nhau.

Terra đã biết về các vấn đề trên và đã bắt đầu một loạt các biện pháp, chẳng hạn như: 

1. Thành lập Luna Guard Foundatiopn (LFG):

Được tài trợ bởi quỹ chính thức của Terran, và cả từ các tổ chức bên ngoài như Jump Crypto, Three Arrows Capital, Republic Capital, GSR, Tribe Capital, DeFiance Capital với Số tiền tài trợ là 1 tỷ đô la. Theo tin tức được LFG công bố vào ngày 15 tháng 3 năm nay, tổng tài sản của nó trong pool dự trữ hiện có bao gồm 2,2 tỷ đô la tài sản không phải Luna và 8 triệu Luna, với tổng giá trị ước tính khoảng 3 tỷ đô la. Mục tiêu chính của LFG là mở rộng hệ sinh thái Luna và duy trì mức giá cho các stablecoin như UST. Chúng ta có thể hiểu quỹ sinh thái như là một tài khoản riêng linh hoạt hơn và Terra có thể sử dụng nó để giải quyết các vấn đề kinh doanh khác nhau. 

2. Bắt đầu thêm các loại tài sản đa dạng hơn vào các stablecoin để giảm bớt tình trạng kinh tế nông của Luna

Terra đã bắt đầu bổ sung các tài sản khác ngoài Luna vào pool dự trữ, chẳng hạn như khoản tài trợ 1 tỷ đô la mà LFG nhận được vào tháng 2 năm nay, sẽ được phân bổ bằng BTC. Sau đó, vào ngày 5 tháng 3, LFG thông báo rằng họ sẽ burn 5 triệu Luna trong pool dự trữ và mint thành UST giá 4,50 đô la để mua BTC làm dự trữ. Chỉ 10 ngày sau, LFG cho biết đã bỏ phiếu burn 4 triệu Luna khác để mua các tài sản dự trữ ngoại sinh. Ngoài LFG, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Terra, Do Kwon đã nói rằng họ sẽ tiếp tục tăng lượng nắm giữ BTC, biến Terra trở thành một trong những trung tâm nắm giữ BTC lớn nhất.  Ngày 14 tháng 3 này Terra sẽ nhận hơn 10 tỷ USD bằng BTC làm dự trữ cho UST. ngày 17 tháng 3, Cointelegraph đã xác minh với Do Kwon về việc sử dụng phần dự trữ BTC này, Do Kwon nói rằng nó sẽ được sử dụng cho "việc mua lại UST trong ngắn hạn và mua dự trữ các tài sản đa dạng hơn. Rõ ràng việc đưa BTC làm dự trữ và quy đổi của UST sẽ làm giảm bớt tình trạng kinh tế nông của Luna."

Tất nhiên, với tư cách là người tham gia và nhà đầu tư vào hệ sinh thái Terra, đồng thời là người nắm giữ UST, bạn cũng có thể cần chú ý: 

Ngoài cung cấp dự trữ cho Anchor, liệu việc thành lập LFG có thể đối phó hiệu quả với nhiều biến cố khác không? 

BTC phù hợp như thế nào với việc lưu trữ và quy đổi UST ? Ví nắm giữ này có được công khai không?

Phần 3: Tổng kết

Theo tôi, Terra không phải là một kế hoạch có chủ ý theo mô hình Ponzi, mà là một cuộc phiêu lưu sinh thái của một nhóm những người thực nghiệm cấp tiến và táo bạo. Tính bền vững trong mô hình phát triển của Terra là điều chúng ta nên quan tâm và thảo luận.

Terra mở ra một chu kỳ kinh doanh "Trợ giá stablecoin" với mô hình tiền tệ ổn định cùng chuỗi công khai mới. Trong thị trường giá tăng, chu kỳ này hoạt động tốt, khiến nó trở thành tài sản mã hóa lớn thứ 7 trên thế giới chỉ trong một năm và stablecoin UST của nó cũng vượt qua DAI để trở thành stablecoin phi tập trung lớn nhất theo giá trị thị trường.

Nhưng mặc dù vậy, so với tài sản thế chấp của DAI, tổng giá trị thị trường, độ sâu giao dịch và băng thông kinh tế tương ứng với mức độ phi tập trung của LUNA vẫn chưa đủ, điều này đặc biệt nguy hiểm và dễ bị tổn thương trong một thị trường giá xuống thiếu thanh khoản và độ nhạy cảm thị trường thấp.

Do đó, các nhà đầu tư vào LUNA và UST, ngoài tình hình giá chung của thị trường tiền điện tử, cũng nên tập trung vào những thay đổi trong mức tài sản dự trữ UST và tài sản đổi lại. Hiện tại, đội ngũ của Terra đã bắt đầu kết hợp BTC và các tài sản tiền điện tử khác có băng thông kinh tế cao hơn vào kho dự trữ Stablecoin, nhưng chi tiết triển khai vẫn chưa được tiết lộ.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần chú ý đến các hoạt động giám sát đối với hệ sinh thái Terra, và việc giới thiệu chu kỳ kinh doanh của Terra cho người dùng thực và các nhà phát triển. Nếu các vấn đề trên không được xử lý đúng cách, Terra vẫn có thể đối mặt với sự gián đoạn của chu kỳ kinh doanh hiện tại và đi vào vòng xoáy tiêu cực khi đối mặt với những biến động thị trường lớn hoặc các tình huống bất ngờ khác, và cuối cùng bị bao phủ bởi một "đám mây mật mã học kiểu mới".

Cho dù Terra cuối cùng có tiến xa hơn và thiết lập thành công mô hình sinh thái định hướng two-wheel "stablecoin kết hợp chuỗi công khai" hay bị mắc kẹt và thất bại trong cuộc phiêu lưu của mình, thì nó cung cấp một mẫu quan sát rất tốt cho các nhà đầu tư và doanh nhân trong thị trường tiền điện tử.

Khi một trong những thành viên trong nhóm đang thảo luận về LUNA, tôi thấy một người bạn trong nhóm nói: "Fake it, until you make it – Hãy giả mạo nó, cho đến khi bạn tạo ra nó".
 

Có thể bạn quan tâm

Mục lục