Đã có một sự kỳ vọng to lớn khi cuối cùng thì Jerome Powell, Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đưa ra quan điểm của chính phủ nước này về tiền kỹ thuật số và vai trò tiềm năng của CBDC đối với các thanh toán nội địa và quốc tế.
Trong bài phát biểu hôm 19/10, ông tập trung vào lợi ích và những rủi ro tiềm tàng mà các loại tiền kỹ thuật số có thể mang đến. Cùng với đó là những tác động của chúng đối với chính sách. Điều này diễn ra sau khi Facebook dự kiến ra mắt dự án Libra, hệ thống thanh toán dựa trên blockchain chưa được cấp phép của mình mà Powell xem đó như một ‘hồi chuông cảnh tình”.
Một trong những lo lắng của một số người là liệu sự xuất hiện của một đồng tiền kỹ thuật số quốc gia sẽ trở thành một phương tiện chấm dứt quyền riêng tư bằng cách trao cho các ngân hàng khả năng giám sát cùng với các đồng tiền pháp lý, hoặc đơn thuần nó chỉ thực hiện chức năng như một phần mở rộng của tiền pháp định.
Powell khẳng định lo lắng thứ 2 này là hoàn toàn thực tế. Nếu bất cứ tiền kỹ thuật số nào được đưa vào lưu thông thì nó được xem như phần bổ sung và không có nghĩa sẽ thay thế tiền tệ truyền thống.
Một lo lắng khác là liệu Nhân dân tệ kỹ thuật số của Trung Quốc có đe dọa giá trị USD như một đồng tiền dự trữ thống trị của thế giới hay không, cũng như là tác động đối với Euro. Mối quan ngại này không phải là không chính đáng, bởi vì những tác động đến nền kinh tế quốc tế của việc chuyển đổi ở mức độ này có thể làm thay đổi vị thế dự trữ hiện tại.
Với một số rủi ro có thể thấy trước được của CBDC, Powell cho rằng các chính phủ cần bảo vệ CBDC khỏi các đối tượng đe dọa tới không gian mạng. Do hệ thống tiền tệ số theo bản chất của mình sẽ cần được thiết kế để chống lại các cuộc tấn công mạng và các mối đe dọa gian lận, cùng với khả năng giả mạo.
Powell cũng nhấn mạnh thêm, bảo mật cũng là một lo lắng, cũng như những suy nghĩ về làm thế nào mà sự hiện diện của một đồng tiền kỹ thuật số có thể làm thay đổi chính sách hiện tại và khả năng làm xáo trộn sự ổn định tiền tệ. Một CBDC không chỉ cung cấp một lớp bảo mật, mà cũng còn có khả năng ngăn ngừa hoạt động phi pháp.
Trong khi sự hiện thực hóa của ý tưởng này đang gia tăng nhanh chóng cùng với sự kỳ vọng to lớn, và khi hầu hết các dự án vẫn đang ở trong giai đoạn đầu phát triển, các thể chế ngân hàng trung ương đã theo đuổi dự án này một cách quyết liệt trong những năm qua. Kể từ khi Facebook công bố ý định phát triển Libra riêng của mình.
Ý tưởng của Libra là cách mạng hóa các phương thức thanh toán số, với khả năng đưa nền tảng thanh toán mới này đến với 2,7 tỷ người sử dụng tích cực, với 1,7 tỷ người ở nhiều quốc gia khác nhau. Đó sẽ là một sự bổ khuyết tại những nơi thiếu sự hiện của ngân hàng hoặc dịch vụ không đầy đủ.
Khi các chính phủ, ngân hàng và các nhà quản lý biết được về quyết tâm của Facebook, họ đã bày tỏ sự lo sợ là Libra có thể phá vỡ hệ thống tài chính truyền thống.
Do các giao dịch số tăng lên đáng kể trong khoảng thời gian đại dịch, các chính phủ thực sự đã lo sợ sẽ mất quyền kiểm soát đối với CBDC của mình. Nếu như những đồng tiền được tư nhân hóa như Libra trở thành một tiêu chuổn trong ngành mà mọi người sẽ sử dụng và thay thế CBDC.
Benoit Coeure, một cựu thành viên của ECB đã ban hành một cảnh báo vào năm ngoái, cho biết các loại tiền kỹ thuật số như Libra có thể thách thức vị thế thống trị của USD.
Theo BeInCrypto