Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã đệ trình một khung pháp lí lên G20 vào ngày 10/10 để tăng tính minh bạch quốc tế về tiền điện tử.
G20 là tên gọi viết tắt của Nhóm 20 Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Hai mươi nền kinh tế này bao gồm 19 nước (Ả Rập Xê Út, Ấn Độ, Argentina, Brasil, Canada, Đức, Hàn Quốc, Mỹ, Indonesia, México, Nam Phi, Nga, Nhật, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Úc, Anh, Ý) và Liên minh châu Âu. Ngoài 20 thành viên chính thức trên, trong các cuộc họp của G20 còn có sự tham gia của Giám đốc Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF), Chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB), Chủ tịch của Ủy ban tiền tệ và tài chính quốc tế (IMFC) và Chủ tịch Ủy ban phát triển (DC) của IMF và WB.
Họ đã giao nhiệm vụ cho OECD tạo ra một phương pháp để tự động báo cáo thuế crypto giữa các quốc gia.
Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G20 sẽ xem xét Khung báo cáo tài sản tiền điện tử (CARF) dài 100 trang trong cuộc họp tiếp theo của họ, diễn ra vào thứ Tư và thứ Năm tuần này tại Washington , DC. Ngoài ra còn có các sửa đổi được đề xuất đối với Tiêu chuẩn báo cáo chung (CRS) của nhóm.
OECD được thông qua CARF lần đầu tiên vào tháng 8 qua một báo cáo được gọi là “sáng kiến minh bạch” cho tiền điện tử. Nó sẽ xác định tài sản crypto và NFT sau đó đưa ra kế hoạch báo cáo thuế tiền điện tử quốc tế tự động bao gồm cả điều khoản cho giao dịch crypto phát sinh.
Theo một tuyên bố, OECD cho rằng tiền điện tử chưa được CRS và vốn được thiết kế để ngăn chặn hành vi trốn thuế quốc tế. Nó lập luận rằng bởi vì tiền điện tử không được dùng theo tiêu chuẩn ban đầu nên có khả năng chúng đang được sử dụng để trốn thuế khi chưa đạt được các tiến bộ trong việc minh bạch thuế thông qua áp dụng CRS.
Các sửa đổi được đề xuất của OECD đối với CRS cũng bao gồm việc bổ sung và định nghĩa các Đơn vị tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC).
Nhìn chung, việc đề xuất khung pháp lí và các sửa đổi tiêu chuẩn như là một sự khởi đầu của việc kết thúc các vấn nạn crypto và nhiều sự chắp vá từ các quy định quốc tế.
Các nhà lãnh đạo thế giới đang công nhận rằng tiền điện tử là một ngành công nghiệp nghìn tỷ đô la và một số nhà giao dịch bất hợp pháp có thể lạm dụng tính chất mở và đôi khi giả danh tiền điện tử để trốn tránh các lệnh trừng phạt, thuế hoặc tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp khác.
Những động thái của OECD và G20 có thể khiến cuộc sống của ông trùm tiền điện tử Do Kwon của Terra trở nên khó khăn hơn khi đang bị Interpol truy nã hoặc Michael Saylor, người hiện đang bị Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ kiện vì cáo buộc thuế gian lận.