Giới thiệu
Để hiểu cung và cầu trong giao dịch, hãy cùng tham khảo một ví dụ đơn giản sau. Hãy tưởng tượng tôi thường mua một loại gạo nhất định với giá 5 đô la mỗi túi. Tuy nhiên, một ngày nọ, khi đến siêu thị, tôi phát hiện ra giá của túi gạo này đã tăng lên 7 đô la.
Dù tôi có thể trả thêm 2 đô la, nhưng tôi đã quen với việc chi 5 đô la và không muốn trả thêm nếu có thể. Do đó, tôi bắt đầu tìm một loại gạo thay thế giá 5 đô la. Hành vi này rất phổ biến ở người tiêu dùng, và nhiều người khác có thể cũng sẽ làm tương tự trong hoàn cảnh như vậy.
Thời gian trôi qua, công ty sản xuất gạo nhận ra rằng doanh số bán hàng đang giảm sút, buộc họ phải hạ giá để tiêu thụ hàng tồn kho. Cuối cùng, túi gạo trở lại mức giá 5 đô la và người tiêu dùng bắt đầu mua lại loại gạo đó.
Trong ví dụ này, 5 đô la đại diện cho nhu cầu. Nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng cho supply trong giao dịch tài chính, chúng ta ở thị trường crypto thì các công cụ đo lường lực mua BTC hay các altcoin cũng bao hàm trong nguyên tắc trên.
Cung và cầu (Supply và Demand)
Cung và cầu là một khái niệm trong giao dịch và phân tích xu hướng giá, rất nhiều lý giải cách mà thị trường tài chính di chuyển và cách mà người mua và người bán định giá. Trên mọi biểu đồ giá, có những mức giá nhất định mà bạn có thể quan sát thấy sự thay đổi đột ngột giữa người mua và người bán.
Những khu vực đó thường được đặc trưng bởi những thay đổi đột ngột và ngay lập tức, hoặc một sự bứt phá nổ lực. Chúng tôi, với tư cách là những nhà giao dịch, gọi những vùng đó là vùng cung và cầu (supply và demand).
Khái niệm cơ bản là xác định các điểm trên biểu đồ nơi mà giá đã tăng hoặc giảm đáng kể. Vùng cầu được đánh dấu khi giá tăng mạnh và vùng cung được đánh dấu khi thị trường giảm mạnh. Nguyên tắc này dựa trên tâm lý đám đông đằng sau cung và cầu, như được minh họa thông qua ví dụ về túi gạo.
Ví dụ, một nhà giao dịch có thể nhận thấy một cây nến tăng giá đáng kể, nhưng họ có thể đã bỏ lỡ một đợt tăng lớn, khiến họ lo ngại. Do đó, họ không dám mua ngay lúc này vì cho rằng giá đã quá cao. Thay vào đó, họ có thể chờ giá test lại khu vực lúc mà giá bắt đầu tăng mạnh để xác định các cơ hội mua khi họ cho rằng giá hợp lý.
Vì vậy, khu vực này trở thành khu vực có nhu cầu, bởi nhiều nhà giao dịch đang chờ test lại để mua giống như nhà giao dịch trên.
Bốn key để đánh giá vùng thay đổi cung cầu trên biểu đồ
The drop base rally, or ‘DBR’ – Giảm và phát tín hiệu cho việc tăng giá, tạm gọi là tạo đáy
The rally base drop, or ‘RBD’ – Tăng và phát tín hiệu cho việc giảm giá, tạm gọi là tạo đỉnh
The rally base rally, or ‘RBR’ – Tăng và phát tín hiệu cho việc tăng giá tiếp, tạm gọi là xung kích tăng
The drop base drop, or ‘DBD’ – Giảm và phát tín hiệu cho việc giảm giá tiếp, tạm gọi là xung kích giảm
Vùng cầu demand ‘DBR’ thường là dấu hiệu cho thấy đáy của thị trường. Ban đầu, giá có xu hướng giảm cho đến khi nó bắt đầu chạm đáy hoặc chạm đáy, sau đó đảo ngược hướng đi lên.
Tương tự, vùng supply cung ‘RBD’ được hình thành giống như cách hình thành ‘DBR’, nhưng thay vì tạo đáy thị trường, mô hình này tạo ra đỉnh thị trường trước khi đảo ngược sang xu hướng giảm.
Vùng demand cầu ‘RBR’ thường xuất hiện trong một xu hướng tăng. Giá bắt đầu với một chuyển động đi lên, tiếp theo là giai đoạn củng cố hoặc cơ sở, và cuối cùng, tiếp tục di chuyển lên phía trên.
Mặt khác, vùng supply cung ‘DBD’ về cơ bản giống như vùng ‘RBR’ nhưng xảy ra trong một xu hướng giảm. Giá bắt đầu bằng một sự suy giảm, bước vào giai đoạn hợp nhất, và sau đó tiếp tục giảm mạnh.
Việc xác định các vùng cung và cầu này có thể giúp các nhà giao dịch xác định các cơ hội giao dịch tiềm năng.
Bây giờ chúng ta đã có ý tưởng cơ bản về những gì cần tìm, hãy xem xét cách các khu vực được đề cập ở trên trông như thế nào trên biểu đồ trực tiếp. Tuy nhiên, do giới hạn của công cụ chart, chúng tôi không thể hiển thị biểu đồ trực tiếp ở đây. Để xem biểu đồ trực tiếp, bạn nên truy cập vào một nền tảng giao dịch phù hợp và theo dõi mã ETHUSDT (đồng Ethereum so với đồng đô la Mỹ) hoặc mã tương tự khác.
Đặc điểm của vùng có lực mạnh (strong zone)
Động lượng của zone
Một trong những quy tắc cơ bản để giao dịch cung và cầu là “Việc di chuyển ra khỏi khu vực càng mạnh thì cơ hội thị trường di chuyển ra khỏi khu vực đó càng cao cho tới khi cuối cùng nó quay trở lại vùng đó”
Thời gian chạy khỏi zone
Có vẻ không hợp lý khi một vùng cũ vẫn chứa các lệnh mua hoặc bán bên trong nó. Hãy xem xét một vùng supply đã tồn tại bốn năm và thị trường chưa quay trở lại vùng đó. Liệu có hợp lý không khi các nhà giao dịch vẫn có lệnh chờ bán xung quanh nó? Ý chúng tôi muốn nói là có vẻ các nhà giao dịch đã quên mất vùng đó rồi.
Sức mạnh của vùng cung hoặc cầu được xác định bằng khoảng thời gian mà thị trường đã rời khỏi vùng đó.
Nếu giá quay lại vùng supply hay demand càng nhanh để test vùng thì khả năng thành công sẽ càng cao.
Thông thường, các khu vực lâu đời hơn không hoạt động thường xuyên thì sẽ không mạnh. Do đó, tốt hơn là chỉ tập trung vào các khu vực mới hơn.
Trong ví dụ trên, vùng demand cuối cùng vẫn còn tương đối mới, nhưng càng xa về sau, nó càng trở nên yếu hơn.
Sự khác biệt giữa Cung & Cầu và Hỗ trợ & Kháng cự
Khái niệm hỗ trợ và kháng cự (support và resistance) dựa trên ý tưởng rằng một đường hoặc khu vực đã được thử nghiệm nhiều lần trong quá khứ và ngăn giá di chuyển vượt ra ngoài nó được coi là đáng kể.
Ngược lại, khi nói đến cung và cầu, chúng ta quan tâm đến việc tìm kiếm các khu vực có chuyển động mạnh, gần đây và chưa được kiểm chứng, hơn là các khu vực đã được thử nghiệm nhiều lần và giữ vững.
Nghĩa là với hỗ trợ và kháng cự thường đã được test qua lại nhiều lần rồi, tuy nhiên cung và cầu thì lại rất mới để sau khi test lại cung cầu nhiều lần nó sẽ biến thành hỗ trợ và kháng cự.
Đôi khi, giống như ví dụ về XRP ở trên, chúng ta có một vùng cầu (màu xanh) xung quanh vùng hỗ trợ (màu đỏ) nhưng điều đó không có nghĩa là chúng giống nhau.
Cách giao dịch Cung và Cầu
Có rất nhiều phương pháp mà người ta có thể sử dụng để nâng cao xác suất của một zone holding firm. Mỗi cá nhân là khác nhau và do đó sẽ hiếm khi nhìn vào các biểu đồ theo cùng một cách.
Một số nhà giao dịch, giống như tôi, thích xác nhận các khu vực này bằng các công cụ kỹ thuật khác, trong khi những người khác chỉ thích giao dịch các khu vực chân phương.
Theo phong cách giao dịch của tôi, tôi chỉ xác định các vùng cung/cầu trên các khung thời gian cao hơn. Khi giá tiếp cận cung/cầu, tôi mở các khung thời gian nhỏ hơn để xác nhận thêm về lực mua/bán của thị trường.
Kết luận
Các nhà giao dịch, đặc biệt là những người nghiệp dư, thường bị thu hút bởi cung và cầu vì họ muốn nắm bắt chính xác các đỉnh hoặc đáy của giá. Tuy nhiên, cung và cầu không phải là hoàn hảo và chắc chắn không phải là Chén Thánh.
Các vùng cung và cầu không phải là một chiến lược độc lập mà hoạt động như một điểm hợp bổ sung cho một thiết lập tiềm năng hiện có trong system trading của chính bạn.
Hãy nhớ rằng: Các khu vực có khung thời gian cao hơn đáng tin cậy hơn. Giao dịch trong lần test lại đầu tiên ở cái zone đó sẽ có xác suất thành công cao nhất.
Tôi đã chia sẻ những suy nghĩ cá nhân của mình về Cung và Cầu, tuy nhiên, công việc của bạn với tư cách là một nhà giao dịch là tìm ra những gì phù hợp với mình.
Hãy cho tôi biết nếu bạn thấy bài đăng này hữu ích và bạn muốn tôi đề cập đến chủ đề nào tiếp theo 🙏
📚 Luôn tuân theo kế hoạch giao dịch của bạn về vị thế, quản lý rủi ro và quản lý giao dịch.
Chúc may mắn!
Tất cả các chiến lược đều tốt; Nếu được quản lý đúng cách!