Nhìn lại số liệu giữa các các mắc COVID-19 trên toàn thế giới và so sánh với sự tăng trưởng của giá Bitcoin trong gần hai năm qua, chúng ta dễ nhận thấy có mối tương quan đáng lưu ý.
Dịch còn căng, BTC còn tăng?
COVID-19 và Bitcoin không bùng nổ vào chung một thời điểm. Nhưng nếu tính từ thời điểm tháng 3/2020 – thời điểm WHO công bố đại dịch toàn cầu – thì số ca COVID và giá Bitcoin cùng đi theo một hướng.
- Dù dịch đã xuất hiện trước tháng 12/2020, nhưng lúc đó thế giới chưa hình dung được ảnh hưởng của nó sẽ ra sao. Việc WHO công bố tình trạng đại dịch toàn cầu đã làm gây nên mối lo sợ lớn khiến thị trường tài chính nói chung sụt giảm mạnh. Không chỉ Bitcoin, mà các tài sản khác như vàng và chứng khoán đều sụt giảm nghiêm trọng.
- Tiếp đó, giá của Bitcoin và các tài sản này phục hồi theo mô hình V-shape. Sự phục hồi này đến từ nỗi lo sợ vì tình hình kinh tế ngày càng khó khăn. Nghe có vẻ “ngược đời”, nhưng hãy nhìn những gì đã diễn ra. Chính sách giãn cách xã hội của nhiều chính phủ khiến cho các mô hình kinh doanh truyền thống khó triển khai. Dòng tiền thay vì chảy vào sản xuất thì lại chảy trở lại vào các tài sản như Bitcoin, vàng, chứng khoán.
Một ví dụ rất dễ hiểu như tại Việt Nam, một người dân để dành 50 triệu VND để mở một quán nước. Nhưng vì giãn cách xã hội, người ta sẽ cố tìm cách nào khác để ở nhà mà vẫn kiếm được tiền. Nên sau đó họ đã đăng ký tài khoản sàn chứng khoán/crypto và nạp tiền vào đó với số vốn 50 triệu trên.
Chính phủ liên tục tung ra các gói cứu trợ kinh tế, và lạm phát tăng cao
Nếu quan sát chi tiết hơn một chút về mối tương quan giữa giá Bitcoin và số ca mắc theo ngày, chúng ta thấy có một sự đồng điệu như sau.
- Số ca tăng mắc theo ngày cho chúng ta thấy rõ ràng bốn làn sóng COVID-19 lớn mà thế giới đã trải qua. Các làn sóng này hoàn toàn trùng khớp về thời gian tăng/giảm của giá Bitcoin (như đã thể hiện trong hình trên). Cứ mỗi lần số ca mắc theo ngày tăng thì Bitcoin tăng giá và mỗi lần ca mắc theo ngày giảm thì Bitcoin tạm thời điều chỉnh.
- Và hiện nay, dù không ai mong đợi nhưng thế giới dường như đang bước vào làn sóng thứ năm. Tuy nhiên, cùng với nỗ lực hạn chế ca mắc mới và những nghiên cứu mới nhằm điều trị hiệu quả, nỗi lo sợ sẽ có xu hướng giảm dần. Khi hoạt động sản xuất vận hành trở lại, Bitcoin cũng sẽ khó mà tăng mạnh.
Hai năm qua, nhiều chuyên gia hoài nghi tính hiệu quả của các gói cứu trợ kinh tế. Đến ngày hôm qua, Bộ Lao động Hoa Kỳ công bố tỷ lệ lạm phát Hoa Kỳ tăng cao nhất trong 30 năm đã ảnh hưởng ngay lập tức đến giá Bitcoin và giá vàng. Điều này cho thấy Bitcoin đang chịu tác động chặt chẽ hơn đến những yếu tố kinh tế vĩ mô.
Theo BeInCrypto