Sau một thời gian bị hoài nghi, tiền điện tử đã vững chắc bước vào các giải đấu lớn trong lĩnh vực tài chính toàn cầu.
Sự phổ biến của khái niệm tiền điện tử
Bitcoin, Ether và các loại tiền điện tử lớn khác hiện đã trải qua đủ biến động thị trường để được các chuyên gia tài chính trực tiếp xem xét như một loại tài sản đầu tư. Trong khi rất nhiều người coi đây là một tài sản chủ yếu trong danh mục đầu tư của họ, thì phần còn lại của thế giới tài chính phải mất một thời gian để xem xét lại. Giờ đây, chúng ta thấy Bitcoin và Ethereum được đề cập cùng với mọi tài sản chính khác trên các bản tin thời sự hàng ngày thậm chí được đề cập 1 các chính thống và độc lập khi có biến động lớn xảy ra với nó.
Tất nhiên là vì lý do chính đáng mà những tài sản này nên được thảo luận hàng ngày, và không chỉ đơn thuần bàn luận về giá của chúng. Chúng ta biết đến tiền điện tử thông qua những thuật ngữ như quyền truy cập mở, công bằng và phi tập trung, một thế giới mới về cơ hội tài chính và sự đổi mới cho hàng triệu người. Chưa kể đến Defi, web3, và những thứ tương tự. Tuy nhiên, thứ hơn tất cả đã “marketing” cho thị trường tiền điện tử chính là khả năng tăng giá và đem lại lợi nhuận tiểm ẩn của nó. Về lợi nhuận thuần túy, BTC và ETH đều là những cơ hội đầu tư mang lại tỉ suất lợi nhuận trên 80.000% mỗi loại kể từ khi chúng ra mắt. Ngay cả khi kiểm soát sự biến động lớn, những tài sản này là một số khoản đầu tư hoạt động tốt nhất trong lịch sử. Tất nhiên, quy mô mà bạn phân bổ vào thị trường tiềm năng này là bao nhiêu? đây vẫn còn là câu hỏi để tranh luận dựa trên mức độ biến động mà nhà đầu tư có thể chịu được.
Giờ đây, ngày càng nhiều người trong giới tài chính đang bắt đầu nghĩ về tiền điện tử như một loại tài sản hoàn toàn mới nhưng lại đánh đồng chúng với cổ phiếu và trái phiếu trong danh mục của mình. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu vì hầu hết các nhà đầu tư truyền thống thậm chí vẫn chưa hiểu được sự khác biệt cơ bản giữa Bitcoin và Ethereum. Có thể quan điểm này sẽ dần thay đổi theo thời gian, nhưng ở thời điểm hiện tại, không có nhiều sự khác biệt ngay cả với những người hoạch định thể chế.
Các nhà đầu tư trong thế giới tài chính truyền thống thích phân loại các khoản đầu tư theo độ rủi ro và lợi nhuận. Điều này giúp họ lập khung các quyết định về danh mục đầu tư khi quyết định cách phân bổ tài sản của mình. Thường thì họ sẽ phân bổ danh mục đầu tư 60/40 (60% cổ phiếu, 40% trái phiếu), các nhà đầu tư có thể quyết định thêm hoặc bớt các tài sản rủi ro hơn từ cơ sở đó nếu họ mong muốn lợi nhuận kỳ vọng cao hơn hoặc thấp hơn, với sự hiểu biết rằng lợi nhuận cao hơn đi kèm với rủi ro không mong muốn. Biểu đồ dưới đây là một ví dụ về cách phổ biến rủi ro truyền thống sẽ được trình bày.
Do sự biến động lịch sử của BTC, ETH và các loại tiền điện tử khác được đặt mức gần như là cao nhất của phổ rủi ro. Loại tài sản này sẽ giả định rằng tài sản có dòng tiền rất xa, rất xa trong tương lai (nếu có) và sự biến động lớn hơn bất kỳ loại tài sản nào khác. Về vấn đề này, hầu hết các cố vấn tài chính truyền thống vẫn coi tiền điện tử là tài sản có dòng tiền bằng không, nghĩa là chỉ dành cho đầu cơ.
"Ở một phía, chúng tôi có tất cả những gì tôi sẽ gọi là tài sản đầu cơ: công nghệ, đổi mới, sự gián đoạn, tiền điện tử. Ở phía bên kia của cán cân này , bạn thực sự có mọi thứ khác trên thế giới."- Richard Bernstein, Cựu chiến lược gia đầu tư trưởng tại Merrill Lynch & Co
Dòng tiền trong thị trường tiền điện tử
Về dòng tiền, Chỉ riêng mạng Ethereum đã thu về hơn 10 tỷ đô la dòng tiền vào năm 2021, khiến nó có thể so sánh với quy mô của một công ty đa quốc gia lớn. Trong quý 3 năm 2021, doanh thu tăng 500%. Và quý 4 năm 2021 đã tăng hơn 1000% so với cùng kỳ năm trước, với doanh thu tăng từ ~ 230 triệu đô la lên ~ 4,3 tỷ đô la.
Việc phân phối các dòng tiền này sẽ thay đổi sau khi giao thức chuyển sang Proof of Stake nhưng doanh thu ở cấp giao thức thì không. Sau khi được chuyển sang PoS, các bản phân phối của pool cũng sẽ được chia đều hơn giữa những người tham gia mạng. Ngoài ra, bối cảnh của việc đốt phí Ethereum cho mỗi khối đóng vai trò như một khoản mua lại cho những người nắm giữ hiện tại.
Tương quan của tiền điện tử với các tài sản tài chính khác
Các nhà đầu tư cũng xem xét mối tương quan giữa các tài sản trong danh mục đầu tư của họ. Họ hy vọng sẽ tập hợp các tài sản có tương quan ngược với nhau nhằm đa dạng danh mục đầu tư và giảm thiểu rủi ro. Chúng ta giả định rằng tiền điện tử lại có tương quan cao với các loại tài sản rủi ro nhất. Dưới con mắt của các đầu tư, điều này giảm thiểu bất kỳ lợi ích đa dạng hóa bổ sung nào khi nắm giữ họ. Mặc dù đúng là Bitcoin và Ethereum có thể dễ làm tài sản của bạn bốc hơi, nhưng thực sự thì chúng khác với những tài sản có mức độ rủi ro cao khác.
Cùng so sánh mối tương quan giữa chỉ số tăng trưởng Russell 2000 là chỉ số đại diện cho các cổ phiếu vốn hóa nhỏ có thu nhập tối thiểu hoặc không có (⅓ chỉ số thường có thu nhập âm trong bất kỳ giai đoạn nhất định nào) với BTC và ETH, BTC trung bình có mối tương quan khoảng 35% trong bốn năm qua trong khi ETH trung bình khoảng tương quan 30% trong cùng khoảng thời gian. Mối tương quan nhiều giai đoạn còn là tương quan nghịch trong nhiều giai đoạn khi mà thị trường chứng khoán trở nên sôi động. Đáng chú ý, Ethereum gần đây cho thấy mối tương quan thấp hơn với các cổ phiếu công nghệ có doanh thu thấp / không có doanh thu. Đây là một sự phát triển thú vị trong thị trường tổng thể và có khả năng do dòng tiền đổ vào Ether ngày càng tăng và doanh thu ổn định hơn do giao thức Ethereum tạo ra.
Nếu chúng ta so sánh BTC và ETH với các chỉ số thị trường chính của S&P 500 và NASDAQ (cổ phiếu công nghệ nặng). Ether gần đây đã bắt đầu có xu hướng biến đổi giống với 2 chỉ số trên hơn cả BTC. Nhìn chung, BTC trung bình có mối tương quan khoảng 40% với cả hai chỉ số trong khi ETH có mức tương quan trung bình là 45%.
BTC và ETH có mối tương quan khoảng 25% với chỉ số trái phiếu Lợi suất cao của Hoa Kỳ. Mối tương quan đạt 80% trong nhiều giai đoạn. Các mối tương quan luân phiên trong 30 ngày đối với trái phiếu có lợi suất cao gần như chạm 100% trong các giai đoạn phi rủi ro.
Về mặt trực quan, điều này có ý nghĩa, tài sản tiền điện tử đang giảm dần mức độ rủi ro để hướng tới một tài sản ổn định hơn. BTC có thể được xem như một cổ phiếu giá trị, khi nó đáo hạn thì nó như một tài sản hoặc thậm chí là một trái phiếu có lợi suất cao trong thời gian mà không có tỷ lệ tăng. Hiệu suất gần đây của ETH làm cho nó dễ so sánh hơn với các cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn. Những mối quan hệ này đang mới phát triển và có thể sẽ không tồn tại trong những khoảng thời gian trước đó. Tuy nhiên, hãy tiếp tục phân tích của chúng tôi để xem các nội dung này đã hoạt động như thế nào trong các chu kỳ trước đó so với các loại tài sản chính khác để xem liệu chúng ta có thể thu thập bất kỳ thông tin chi tiết nào khác hay không.
Tương quan của tiền điện tử với sự thay đổi lãi suất
Không có gì ngạc nhiên khi nhìn vào các giai đoạn lãi suất giảm thì hầu hết các tài sản rủi ro đều hoạt động tốt. BTC đã đạt đỉnh cục bộ ngay vào khoảng tháng 12 năm 2013 và sau đó là giai đoạn 2020- 2022 . Có thể dễ thấy vào giai đoạn cuối 2021- đầu 2022 BTC và ETH đã bị bán tháo khi có tín hiệu tăng lãi xuất.
Theo lý thuyết thì khi tỷ giá đô la mỹ hoặc lãi xuất tăng, thì tài sản rủi ro sẽ bị ảnh hưởng dựa trên dữ liệu lịch sử. Trong thời gian bán tháo, BTC và ETH dường như vẫn tìm thấy mình vững chắc trong danh mục của một số nhà đầu tư. Nhìn chung thì các chu kỳ tăng lãi suất thường khiến thị trường tài chính nói chung không chỉ tiền điện tử rơi vào tình trạng suy thoái tạm thời, điều này có thể được quan sát bằng biểu đồ dưới đây của Bank of America.
Nguồn: Bank of America
Tương quan của tiền điện tử đối với sự thay đổi của lạm phát
Ở trên, chúng ta đã thấy rằng lạm phát, có ảnh hưởng đến lãi suất thực tế, có ý nghĩa quan trọng đối với giá của tài sản. Kể từ khi ra đời Bitcoin và Ethereum đã trải qua một thời kì rất dài với mức lạm phát dưới 3%. Cho đến cuối năm 2021 thì lạm phát có vẻ không có sự biến động lớn trong suốt một thời gia dài. Năm 2022 có thể xem là thử thách về sốc lạm phát đầu tiên đối với thị trường non trẻ này. Dưới đây là biểu đồ về chỉ số Lạm phát giá tiêu dùng (CPI).
Mặc dù theo dữ liệu lịch sử BTC và ETH chúng ta không thể đưa ra được mô hình nào miêu tả mối tương quan giữa lạm phát và tiền điện tử nhưng trong vài tháng qua, khi lạm phát thay đổi đột ngột thì điều này ít nhiều vẫn có ảnh hưởng đến thị trường này. Nhiều người cho rằng nó là tài sản chống lại lạm phát thay thế cho những tài sản tài chính khác tuy nhiên số khác thì lại nói không. Cần thêm nhiều thời gian nữa để có thể có câu trả lời cho vấn đề này
Thị trường Bull và Bear
Thị trường Bull
Bitcoin và Ethereum đều bắt đầu trong một đợt tăng giá lịch sử của thị trường. Xu hướng thị trường tổng thể hiện nay vẫn là tăng với những con số ấn tượng kể từ khi Bitcoin ra mắt vào năm 2009. Dưới đây là cách BTC và ETH thể hiện sự vượt trội về khả năng sinh lời so với các sản phẩm tài chính khác kể từ đợt tăng giá đầu tiên của BTC vào năm 2012 và sau đó là đợt tăng giá trong thời gian dịch COVID bắt đầu từ đầu Năm 2020.
Còn đối với thị trường giảm giá thì sao?
Bear Market
Dưới đây là biểu đồ thể hiện những mốc mà thị trường chứng khoán (được xác định bởi S&P 500) điều chỉnh lớn hơn 10% kể từ khi Bitcoin ra đời. Chúng ta có thể thấy được tương quan giữa tiền điện tử và chứng khoán.
Chúng ta có thể thấy từ phân tích trước của mình rằng các mối tương quan có thể đang thay đổi nhưng trong các đợt bán tháo thị trường trước đó, BTC và ETH trông rất giống chỉ số tăng trưởng Russell 2000. Mặc dù so với những chỉ số lâu đời như Nasdaq và S&P 500 thì biên độ giảm có vẻ lớn hơn nhưng ta có thể thấy được biên độ giảm dần cho thấy sự ổn định đang dần dần xuất hiện ở BTC và ETH.
Active address (những địa chỉ hoạt động trên mạng lưới)
Các địa chỉ hoạt động của Bitcoin đã giảm vào đầu năm 2018, nhưng sau đó là sự tăng trưởng mạnh mẽ. Ethereum là một bức tranh thậm chí còn ấn tượng hơn. Ngoài giai đoạn tăng trưởng địa chỉ ổn định vào mùa hè năm 2021, nó chưa bao giờ có bất kỳ giai đoạn nào mà có sự điều chỉnh về mặt số địa chỉ hoạt động.
Trải qua thời gian, mặc dù vẫn là một thị trường non trẻ nhưng Ethereum và Bitcoin đều trải qua thời kỳ suy thoái cùng với các thị trường lớn, hoạt động của nhà phát triển và lớp người dùng trung thành.
Kết luận
Mặc dù có những khía cạnh BTC và ETH hoạt động rất giống đối với các tài sản rủi ro tuy nhiên thì trong thời điểm mà lãi suất duy trì ổn định thì tiền điện tử đặc biệt là BTC và ETH lại thể hiện được những ưu điểm mà tài sản rủi ro không hề có. Trong thời kỳ giảm giá vừa qua, các nhà xây dựng mạng lưới vẫn tiếp tục xây dựng và hoạt động mạng vẫn mạnh mẽ. Điều này có thể sẽ làm tăng tính ứng dụng và dòng tiền tổng thể trong tương lai, chu kì giảm sẽ thu hẹp. Đây là điều mà chúng ta mong đợi có thể thấy được ở tiền điện tử.