Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ) đã phát hành một bản báo cáo theo đúng lệnh sắc lệnh được ban hành bởi tổng thống Joe Biden nhằm phát triển thị trường tài sản kỹ thuật số có trách nhiệm.
Các nhà đầu tư đang phải tự mình "chịu trận"
Trong bản báo cáo trên, DOJ tập trung chủ yếu vào những loại tội phạm lợi dụng thị trường tiền số. Trong bối cảnh nước Mỹ hiện vẫn chưa thông qua những điều luật quan trọng để bảo vệ người dùng, kẻ gian đã lợi dụng tính chất của tiền điện tử nhằm rửa tiền, nhắm mục tiêu vào các nhà đầu từ để kiếm lợi từ họ cùng những mục đích sử dụng khác.
Sắc lệnh ban hành vào ngày 9 tháng 3 năm 2022 ghi nhận mức tăng đáng kể trong mức độ sử dụng tài sản kỹ thuật số trên thị trường tài chính toàn cầu. Nhưng đồng thời, người dùng cũng đang chịu nhiều rủi ro như rửa tiền, khủng bố tài chính, gian lận và trốn tránh hình phạt.
Bộ Tư pháp kêu gọi các đối tác thực thi pháp luật toàn cầu cùng nhau đồng lòng,"mở rộng các nỗ lực hoạt động và xây dựng năng lực hợp tác với đối tác quốc tế, tăng cường chia sẻ thông tin, phối hợp ngăn chặn hành vi bất hợp pháp; và giảm xung đột giữa các khu vực tài phán".
Hoa Kỳ muốn giảm chi phí thanh toán kỹ thuật số
Theo bản báo cáo, Hoa Kỳ muốn hỗ trợ đổi mới tài chính có trách nhiệm nhằm giảm chi phí giao dịch quỹ trong nước và xuyên biên giới. Hiện những cơ quan chủ chốt đang tích cực tham gia vào các vấn đề tài sản kỹ thuật số thông qua IOSCO. Đội ngũ đang đóng góp vào quy trình làm việc trên stablecoin, tài sản tiền điện tử “chưa được hỗ trợ” và DeFi. Như vậy, ta có thể giảm rủi ro chênh lệch giá theo khu vực pháp lý và phân chia thị trường.
Cơ quan chức năng nhấn mạnh rằng chính phủ đang nỗ lực chống lại tội phạm tiền điện tử. Cơ quan thực thi pháp luật đã làm việc với OFAC để ngăn chặn các hoạt động "rải" mã độc như vụ việc nhóm hacker Bắc Triều Tiên tấn công Eterbase, sàn tiền điện tử trụ sở Slovakia và đánh cắp số tiền ảo trị giá 5,4 triệu USD.